Xây dựng niềm tin tới độc giả trong kỷ nguyên 4.0

Xây dựng niềm tin tới độc giả trong kỷ nguyên 4.0
SVVN - Chiều ngày 10/6, tại trụ sở T.Ư Đoàn, đã diễn ra tọa đàm: Đạo đức nghề báo, do Công đoàn và Đoàn thanh niên cơ quan T.Ư Đoàn tổ chức. Đây là hoạt động thiết thực hướng tới kỷ niệm 94 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2019).

Buổi toạ đàm có sự tham gia trao đổi của nhà báo Lê Quốc Minh, Phó Tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam;  nhà báo Lê Xuân Sơn, Tổng biên tập Báo Tiền phong; nhà báo Đặng Thị Phương Thảo, Phó Tổng biên tập Báo Thanh Niên và đông đảo các cán bộ phóng viên thuộc các cơ quan báo chí, xuất bản T.Ư Đoàn.

Xây dựng niềm tin tới độc giả trong kỷ nguyên 4.0

Nhà báo Lê Quốc Minh, Phó Yổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam;  nhà báo Lê Xuân Sơn, Tổng biên tập Báo Tiền phong; nhà báo Đặng Thị Phương Thảo, Phó Tổng biên tập Báo Thanh Niên tham gia buổi toạ đàm.

Tọa đàm được tổ chức nhân kỷ niệm 94 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, nhằm tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên các đơn vị khối báo chí, xuất bản thuộc cơ quan T.Ư Đoàn.

Tôn trọng sự thật, tạo niềm tin với độc giả

Tại toạ đàm anh Lê Quốc Minh đã cung cấp những thông tin về niềm tin của công chúng với báo chí. Theo anh  Minh hiện nay việc đăng những thông tin rẻ tiền gây tò mò; thiếu thông tin tích cực sẽ làm độc giả bị ngộ độc thông tin và sẽ “ngắt kết nối”. Đồng thời đạo đức của một bộ phận phóng viên có nhiều vấn đề, thậm chí có hoạt động tống tiền doanh nghiệp, cơ quan công quyền và người dân, đó là nỗi đau trong giới báo chí. Tuy nhiên, anh Minh cho rằng, báo chí chính thống đang lấy được niềm tin của độc giả vì họ cần những thông tin chính xác. Vì vậy đây là trách nhiệm chính của các nhà báo.

Xây dựng niềm tin tới độc giả trong kỷ nguyên 4.0

Nhà báo Lê Quốc Minh, Phó Tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam chỉa sẻ thông tin tại toạ đàm.

Để xây dựng niềm tin với bạn đọc, theo nhà báo Lê Quốc Minh, báo chí hiện đại cần: Chuyên nghiệp, công bằng, đa chiều và luôn thẩm định. “Câu thần chú của người làm báo là: “Thẩm định, thẩm định và thẩm định”. Bất cứ đọc một thông tin nào chúng ta đều phải thẩm định chặt chẽ”, nhà báo Lê Quốc Minh nhấn mạnh. 

Báo chí hiện nay sử dụng trí tuệ nhân tạo rất nhiều, thách thức rất lớn vì liên quan đến đầu tư rất lớn về công nghệ, biến giọng nói thành văn bản và ngược lại, dịch thuật tự động. Báo chí hiện nay cần hợp tác trong đưa tin.

Mục đích của báo chí là làm cho xã hội tốt hơn chứ không phải để hạ bệ, triệt hại ai. Vì vậy mỗi nhà báo cần có trách nhiệm với xã hội, sáng tạo và nắm vững công nghệ. Trách nhiệm của nhà báo là phụng sự xã hội, sứ mạng nhà báo là làm xã hội tốt hơn chứ không phải kiếm lời cho bản thân.

Nhà báo vẫn sống được bằng nghề chân chính

Bày tỏ quan điểm trước hiện tượng “phóng viên đếm tầng”, nhà báo Đặng Thị Phương Thảo cho rằng, trước những hiện tượng như vậy thì doanh nghiệp cần ứng xử văn minh là làm đúng theo pháp luật, chứ không tiếp tay cho nhà báo xấu xí.

“Nếu doanh nghiệp làm đúng và cầu thị thì không có thế lực truyền thông đen tối nào ảnh hưởng đến doanh nghiệp”, chị Thảo khẳng định. Nhà báo Phương Thảo nhấn mạnh thêm, Ban Biên tập Báo Thanh Niên luôn làm gương và khuyến khích các phóng viên giữ sự nhân hậu, tử tế trong ngòi bút của mình.

Xây dựng niềm tin tới độc giả trong kỷ nguyên 4.0

Nhà báo Phương Thảo nhấn mạnh thêm, Ban Biên tập Báo Thanh Niên luôn làm gương và khuyến khích các phóng viên giữ sự nhân hậu, tử tế trong ngòi bút của mình.

Nhà báo Lê Xuân Sơn cũng dẫn ra một số dẫn chứng cho thấy, hiện nay, báo chí đang đánh mất niềm tin từ xã hội, bởi có một bộ phận phóng viên làm nghề chưa chuẩn mực. Tuy nhiên, Tổng biên tập Báo Tiền Phong khẳng định: “Dù thay đổi thế nào thì rốt cuộc, mục tiêu cuối cùng là “sự thật phải được tôn trọng” và mỗi nhà báo “đừng để cho mình bị lưu manh hóa”.

Nhà báo Lê Xuân Sơn cũng cho biết thêm, Báo Tiền Phong luôn khuyến khích phóng viên có những bài viết tích cực, gương “người tốt, việc tốt”, để cân bằng “mặt tối, mặt sáng” trên mặt báo. Tuy nhiên, theo nhà báo Lê Xuân Sơn, để có một bài viết về gương người tốt, việc tốt thực sự thu hút bạn đọc, đòi hỏi mỗi phóng viên phải dày công, trong đó, cách kể chuyện rất quan trọng.

Xây dựng niềm tin tới độc giả trong kỷ nguyên 4.0

Nhà báo Lê Xuân Sơn cũng cho biết thêm, Báo Tiền Phong luôn khuyến khích phóng viên có những bài viết tích cực, gương “người tốt, việc tốt”, để cân bằng “mặt tối, mặt sáng” trên mặt báo.

Đặc biệt, ông Sơn cho rằng: “Điều rất đáng tự hào ở các cơ quan báo chí thuộc T.Ư Đoàn là luôn giữ được cho mình đạo đức báo chí. Đây là do nỗ lực chung, từ Ban Bí thư T.Ư Đoàn, đến lãnh đạo các báo và mỗi người phóng viên. Chúng ta vẫn còn sống được bằng nghề chân chính".

Ông Sơn cũng khẳng định: “Bao giờ mà tôi phải giao cho phóng viên rằng phải kiếm được bao nhiêu tiền quảng cáo, phát hành được bao nhiêu tờ báo, thì tôi sẽ từ chức”.

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm