Ba Giáo sư trẻ nhất năm 2022 đều thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa xét công nhận đạt chức danh GS, PGS năm 2022. Theo đó, số ứng viên đạt đủ phiếu tín nhiệm chức danh Giáo sư là 34 ứng viên. Trong đó, ba người trẻ nhất đều sinh năm 1979 (43 tuổi).

Ứng viên trẻ nhất đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư là ông Lê Văn Cảnh (sinh ngày 11/11/1979, tại Quảng Nam), chuyên ngành Cơ học. Ông Cảnh hiện là Phó Hiệu trưởng trường ĐH Quốc tế (ĐHQG TP. HCM).

Các hướng nghiên cứu chủ yếu của ông trong ngành Cơ học là Phương pháp số (FEM, SFEM, meshfree methods, XFEM), phân tích dẻo các kết cấu xây dựng (limit and shakedown analysis) và mô phỏng đa tỷ lệ (multi-scale modelling techniques), tính toán đồng nhất vật liệu compostie (computational homogenization).

Về kết quả nghiên cứu khoa học, ông Lê Văn Cảnh đã hoàn thành 2 đề tài cấp Quốc gia (Bộ), 3 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước. Bên cạnh đó, ông công bố 75 bài báo và báo cáo khoa học, trong đó 34 bài báo trên tạp chí quốc tế uy tín.

Ba Giáo sư trẻ nhất năm 2022 đều thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên ảnh 1

Chân dung 3 Giáo sư trẻ nhất năm 2022, vừa được Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa xét công nhận.

Ứng viên Chu Mạnh Hoàng sinh ngày 13/7/1979, ngành Vật lý, quê ở Diễn Châu, Nghệ An, hiện công tác trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Ông đã hoàn thành 2 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước; 132 bài báo khoa học, trong đó 38 bài báo khoa học trên tạp chí quốc tế có uy tín; được cấp 12 bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích và xuất bản 3 cuốn sách. Các hướng nghiên cứu chủ yếu của ông là về vi hệ thống cơ - quang - điện tử, quang học micro/nano, cảm biến quang.

Ông Nguyễn Ngọc Minh (sinh ngày 5/1/1979) công tác tại trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG Hà Nội) là ứng viên ngành Khoa học Trái Đất.

Ứng viên Nguyễn Ngọc Minh đã hoàn thành 8 đề tài khoa học, trong đó 4 đề tài cấp nhà nước, 1 đề tài cấp ĐHQG Hà Nội và 3 đề tài cơ sở (cấp trường ĐH Khoa học Tự nhiên). Ông có 80 bài báo khoa học và có chứng nhận hợp lệ 2 bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích về sản xuất than hoạt tính từ sinh khối cây guột và màng tinh thể tùy biến kích thước vi mao quản ứng dụng trong sản xuất phân bón chậm tan thông minh.

Ngoài ra, ông Nguyễn Ngọc Minh đã xuất bản 5 sách/giáo trình phục vụ giảng dạy đại học, sau đại học (trong đó một sách chuyên khảo và 4 giáo trình) và tham gia biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam – Quyển 9, chuyên ngành Nông nghiệp, Thủy lợi.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Trải nghiệm không gian thực hành, nghiên cứu khoa học 'triệu đô' tại Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH)

Trải nghiệm không gian thực hành, nghiên cứu khoa học 'triệu đô' tại Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH)

SVVN - Trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) có hệ thống các phòng thí nghiệm, thực hành "triệu đô" dành cho sinh viên. Cùng chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong tới trải nghiệm không gian được ví là "thiên đường" nghiên cứu dành cho sinh viên.
Điểm chuẩn ngành Truyền thông Đa phương tiện, trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP. HCM) vẫn thuộc tốp cao nhất

Điểm chuẩn ngành Truyền thông Đa phương tiện, trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP. HCM) vẫn thuộc tốp cao nhất

SVVN - Hội đồng tuyển sinh trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP. HCM) đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển có điều kiện các phương thức xét tuyển sớm đại học chính quy năm 2024. Đứng đầu trong số này là Truyền thông Đa phương tiện, có điểm chuẩn bằng phương thức xét điểm Đánh giá năng lực, với 963 điểm.