Hãy cùng khám phá những chia sẻ chân thực từ người trong cuộc về con đường đầy thách thức nhưng cũng đầy vinh quang này.
Từ đam mê lập trình đến giấc mơ trở thành Quản lý dự án CNTT quốc tế: Tại sao không?
Hiện tại, anh Nguyễn Trí Trung đang là giám đốc dự án xây dựng hệ thống thuế IVAS cho chính phủ Bangladesh. Với sự tham gia tài trợ của Ngân hàng thế giới World Bank, dự án IVAS chính là “sân chơi toàn cầu” khi sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chính cùng sự phối hợp của đối tác như đội triển khai hệ thống CNTT Việt Nam, chính phủ Bangladesh, các chuyên gia tư vấn đến từ New Zealand, Canada, Mỹ, Anh... và đặc biệt là đội kiểm định chất lượng của Tập đoàn kiểm toán toàn cầu Deloitte. Có thể nói, dự án IVAS hội tụ nhân sự tài năng từ khắp nơi cùng yêu cầu chuyên môn đạt chuẩn quốc tế.
Với đam mê lập trình, từng bước nỗ lực học tập và hoàn thiện bản thân để sẵn sàng bước vào thị trường lao động toàn cầu, anh Trung đã cho thấy sinh viên Việt Nam đủ năng lực và trí tuệ để trở thành giám đốc dự án CNTT tầm cỡ quốc tế. Nói về con đường mình đã chọn, anh Trung vui vẻ chia sẻ: “Hành trình ra thế giới không chỉ là chinh phục những thử thách mới, mà còn là khẳng định bản lĩnh và tài năng của sinh viên Việt Nam trên bản đồ quốc tế. Các bạn trẻ Việt Nam cần định hướng học tập mang tính quốc tế hóa, chuẩn bị kiến thức và kĩ năng sống, và đặc biệt là tư duy mở để tiếp nhận những cái mới trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay".
Trải qua gần 13 năm làm việc trong thị trường lao động Công nghệ thông tin trong nước đến quốc tế, từ vị trí nhân viên lập trình đến giám đốc dự án, anh Trung đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm xương máu. Ngay sau đây, chúng ta cùng khám phá những “bí kíp" để thế hệ trẻ Việt Nam chinh phục thị trường lao động toàn cầu.
Công thức chọn ngành chọn trường chính là “Đam mê + Quốc tế"
Chọn ngành học là một quyết định quan trọng, và yếu tố đam mê nên được đặt lên hàng đầu. Khi bạn đam mê một lĩnh vực nào đó, việc học tập và nghiên cứu không chỉ trở nên thú vị hơn mà còn giúp bạn vượt qua những thử thách và khó khăn dễ dàng. Vì vậy, chọn ngành học dựa trên đam mê sẽ giúp bạn gặt hái nhiều thành công trong tương lai.
Đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam đang toàn cầu hoá mạnh mẽ, môi trường học có tính quốc tế cao tạo điều kiện để sinh viên tiếp cận với kiến thức và công nghệ trên thế giới. Từ đó, sinh viên có cái nhìn toàn diện về ngành học và trang bị kỹ năng làm việc trong môi trường đa văn hóa. Chọn một trường có tính quốc tế thì sinh viên sẽ sẵn sàng hội nhập và cạnh tranh trên thị trường lao động toàn cầu, từ đó tạo ra bước đệm vững chắc cho sự nghiệp tương lai.
Nói về chính mình, anh Trung đã say mê lập trình cho nên khi tìm kiếm một môi trường học tập phù hợp, Aptech thu hút anh tò mò và tìm hiểu sâu. Chương trình giảng dạy của Aptech theo khung chuẩn quốc tế, cập nhật xu hướng công nghệ mới nhất và đặc biệt là cơ hội kết nối toàn cầu. Aptech không chỉ cung cấp kiến thức chuyên môn vững vàng mà còn trang bị cho sinh viên những kỹ năng làm việc quốc tế, từ giao tiếp, làm việc nhóm đến quản lý dự án. Đây chính là lý do khiến anh lựa chọn Aptech, nơi anh tin rằng mình sẽ có nền tảng tốt nhất để theo đuổi đam mê và vươn ra thị trường lao động quốc tế.
Học lập trình tại Aptech liệu có thể được làm việc cho các công ty CNTT trên thế giới?
Ngày nay, rất nhiều bạn trẻ bị rơi vào bẫy “bằng cấp". Trên thực tế, bằng cấp chỉ là một trong những yếu tố để đánh giá trong quá trình tuyển dụng của các công ty. Đặc biệt là trong lĩnh vực CNTT, mỗi ứng viên đều được đánh giá toàn diện dựa trên nhiều yếu tố như: Trình độ, kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm,...
Với vai trò là quản lý dự án phải trực tiếp phỏng vấn nhân sự từ nhiều quốc gia trên thế giới, anh Trung thẳng thắn chia sẻ: “Tuyển dụng là quá trình đánh giá cả về kiến thức, kĩ năng và trình độ của người lao động. Cho nên, bằng cấp không quyết định bạn được tuyển dụng hay không. Điều quan trọng là bạn cần thể hiện được kiến thức và kỹ năng đã học trong các tình huống phỏng vấn, kinh nghiệm chính là việc ứng dụng kiến thức đó như khi bạn làm đồ án.”
Ngay từ khi còn là sinh viên Aptech, anh Trung đã thành công được tuyển dụng vào tập đoàn CNTT hàng đầu Việt Nam. Và điều anh thấy tâm đắc và biết ơn nhất chính là quyết định trở thành sinh viên Aptech. Anh Trung đã được tiếp cận chương trình học theo chuẩn quốc tế cho nên tư duy logic tốt, dễ dàng tiếp cận và học tập kiến thức mới như các khóa học chuyên môn trên coursera/udemy, các chứng chỉ nghiệp vụ của Google,... Đến bây giờ, khi nhìn lại hành trình của bản thân, anh Trung vẫn luôn tự hào là cựu sinh viên Aptech Việt Nam. Do đó, nếu bạn tốt nghiệp Aptech thì bạn đã có tấm vé bước vào thị trường lao động quốc tế.
Để tìm hiểu về Aptech, vui lòng truy cập tại đây.
Với hơn 30 năm kinh nghiệm, Tập đoàn Aptech là công ty tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh đào tạo nghề với quy mô lớn trên toàn cầu. Aptech đã có mặt tại 40 quốc gia với hơn 800 trung tâm đào tạo và phát triển kỹ năng. Thành lập năm 1986, Tập đoàn Aptech đã đầu tư hiệu quả vào nhiều lĩnh vực khác nhau, từ đào tạo CNTT, hoạt hình, VFX & đa phương tiện, truyền thông & giải trí, bán lẻ & hàng không, sắc đẹp & sức khỏe, ngân hàng & tài chính, phân khúc mầm non cùng nhiều lĩnh vực khác. Tập đoàn Aptech đã góp phần quan trọng trong việc đào tạo các sinh viên, chuyên gia, cũng như đóng góp vào sự thành công của nhiều trường đại học và doanh nghiệp thông qua hai lĩnh vực kinh doanh chính: Đào tạo cá nhân và Đào tạo doanh nghiệp.