Biến gỗ thừa thành vật dụng thân thiện với môi trường

0:00 / 0:00
0:00
Biến gỗ thừa thành vật dụng thân thiện với môi trường
SVVN - Mỗi khi nhìn thấy những miếng gỗ thừa bị đốt để đem vứt rác cho nhẹ, anh Nguyễn Tiến Chung (sống tại Hà Nội) lại cảm thấy tiếc nuối, xót xa. Anh ước mình có thể nhìn thấy chúng sớm hơn để mang về tái chế.  

Giúp trẻ hình thành ý thức bảo vệ môi trường

Việc tái chế gỗ thành đồ gia dụng và đồ chơi cho con được anh Chung duy trì thực hiện lâu nay. Gia đình anh đã lên kế hoạch cho dự án gỗ tái chế “VGO” cách đây hơn hai năm, nhưng công việc vận tải du lịch của anh quá bận nên dự án chưa được triển khai.

Cuối tháng Ba năm ngoái, dịch COVID-19 bùng phát đã ảnh hưởng nặng nề đến công việc của anh. Lúc này, anh Chung nghĩ rằng mình không thể ngồi yên chờ đợi công việc phục hồi, mà nên suy nghĩ tích cực rồi khởi động dự án mà cả nhà rất mong chờ. Anh Chung “bật mí”, cái tên “VGO” của dự án là do con trai lớn đặt và cậu bé rất thích thiết kế đồ chơi bằng gỗ.

Biến gỗ thừa thành vật dụng thân thiện với môi trường ảnh 1

Anh Chung đặt hết tâm huyết trong từng sản phẩm của mình.

Gần hai năm qua, xưởng của anh đã tận dụng gỗ đóng hàng, gỗ thừa, gỗ loại từ các xưởng gỗ lớn để cho ra đời khoảng 2.000 sản phẩm thân thiện với môi trường. Anh cho biết, số lượng sản phẩm chưa nhiều vì nhân sự còn thiếu, chủ yếu có vài bên thân thiết đặt hàng số lượng lớn như hộp đựng kính, chậu trồng cây, búp bê gỗ… Không chỉ được mọi người ủng hộ bằng việc mua hàng, anh còn nhận được nguồn nguyên liệu từ một vị khách yêu mến dự án thiết thực này.

Ngoài đồ gia dụng, anh Chung dành nhiều tâm huyết cho những sản phẩm đồ chơi giáo dục trẻ em. Anh bày tỏ: “Việc sử dụng gỗ tự nhiên tái chế thành đồ chơi, hay giáo cụ dành cho trẻ em sẽ giúp trẻ biết trân trọng tự nhiên, cảm nhận được năng lượng tích cực để hình thành ý thức bảo vệ môi trường ngay từ nhỏ”.

Biến gỗ thừa thành vật dụng thân thiện với môi trường ảnh 2

Anh Chung thấy vui và nhẹ nhõm khi tạo ra các sản phẩm hữu dụng từ gỗ thừa.

Lúc bắt đầu dự án, anh chỉ quen làm thủ công với cưa tay, giấy ráp, đục, búa… chứ không quen dùng máy móc. “Với những sản phẩm đầu tiên, chúng mình hoàn toàn dùng cưa tay và dao để gọt gỗ, tạo khối tròn nên mất nhiều thời gian. Sau đó, mình mới tìm tòi, học cách sử dụng các loại máy như máy tiện, máy cưa, máy xẻ… và hầu hết đều mua lại máy cũ”, anh chia sẻ.

“Mỗi sản phẩm là duy nhất”

Trong dự án “VGO”, anh Chung sẽ trực tiếp làm ra sản phẩm và một số người khác phụ trách việc đưa ý tưởng. Anh Chung hiểu biết về chất liệu gỗ nên sẽ cung cấp thông tin về độ cứng, độ đàn hồi, độ xơ… của gỗ để những người còn lại có thể thiết kế sản phẩm phù hợp với đặc tính mỗi loại gỗ cũng như máy móc hiện có.

Nhiều miếng gỗ khi mang về cần thời gian “sơ chế”, một số sản phẩm khác không khó nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ, trau chuốt trong từng chi tiết. Gỗ thừa thường có nhiều hình dạng, thậm chí có những miếng bị nứt, cong, vênh… nhưng anh Chung vẫn tận dụng được. Anh cho biết, điểm khó nhất là sử dụng máy móc với các miếng gỗ này, vì nếu làm không đúng cách sẽ rất nguy hiểm.

Biến gỗ thừa thành vật dụng thân thiện với môi trường ảnh 3

Một số sản phẩm tái chế do anh Chung tạo ra.

Đặc thù công việc là tái chế nên anh Chung và mọi người phải tự làm toàn bộ, hiếm khi nhờ được bên ngoài gia công, ngoại trừ gỗ pallet. Hiện tại, dự án chưa có điều kiện thuê xưởng ở khu vực cách xa khu dân cư mà đang thực hiện tại tầng bốn nhà anh Chung. Vì vậy, anh chỉ có thể làm việc trong giờ hành chính để tiếng máy ồn không ảnh hưởng đến nhà dân xung quanh.

Anh cũng gặp thách thức trong khâu marketing, nhằm đưa sản phẩm ra thị trường, cạnh tranh với các sản phẩm làm hàng loạt được nhập khẩu từ Trung Quốc.

Biến gỗ thừa thành vật dụng thân thiện với môi trường ảnh 4
Biến gỗ thừa thành vật dụng thân thiện với môi trường ảnh 5

Sau tất cả khó khăn, anh Chung cảm thấy rất vui và nhẹ nhõm khi tự mình tạo ra các sản phẩm hữu dụng từ gỗ thừa. Anh nhấn mạnh, dự án “VGO” luôn tận dụng hết sức để tạo ra sản phẩm mẫu mã đa dạng, phù hợp với mọi loại gỗ có hình dạng, màu sắc khác nhau. “Nếu mỗi sản phẩm là duy nhất với những mắt gỗ, vân gỗ riêng, không sản phẩm nào giống hệt nhau thì người dùng sẽ vui thích hơn và cảm nhận được nét đẹp đặc biệt của tự nhiên. Từ đó, họ sẽ ủng hộ việc bảo vệ môi trường, tránh lãng phí tài nguyên”, anh nói thêm.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Vẻ đẹp ngọt ngào qua bộ ảnh 'Kỉ yếu kiểu Mỹ' của cô nàng có ước mơ đặt chân vào trường Nhân Văn

Vẻ đẹp ngọt ngào qua bộ ảnh 'Kỉ yếu kiểu Mỹ' của cô nàng có ước mơ đặt chân vào trường Nhân Văn

SVVN - Tăng Khánh Huyền sở hữu nhan sắc ngọt ngào, xinh đẹp của một cô gái thuộc thế hệ Gen Z. 2K5 đến từ Đà Lạt mong ước được trở thành sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh. Mới đây, Khánh Huyền vừa chụp bộ ảnh theo trend kỉ yếu Mỹ. Bộ ảnh đầy cá tính và mang dấu ấn kỉ niệm cho những ngày tháng là học sinh cuối cùng của Huyền.
Những dấu ấn của Đại hội đại biểu Hội Sinh viên Việt Nam Đại học Bách khoa lần thứ XXII

Những dấu ấn của Đại hội đại biểu Hội Sinh viên Việt Nam Đại học Bách khoa lần thứ XXII

SVVN - Ngày 21/5, Đại hội đại biểu Hội Sinh viên Việt Nam Đại học Bách khoa Hà Nội lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2023 - 2025 đã diễn ra với khẩu hiệu “Tuổi trẻ Đại học Bách khoa Hà Nội: bản lĩnh – tiên phong – sáng tạo – hội nhập – phát triển”. Anh Nguyễn Tuấn Hùng được đại hội hiệp thương bầu chọn là Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam Đại học Bách khoa Hà Nội nhiệm kỳ mới.