Bỏ phố về quê trồng cam sành

Bỏ phố về quê trồng cam sành
SVVN - Đang có công việc ổn định, lương cao tại TP. HCM, Lâm Hùng (cựu sinh viên trường ĐH Văn Lang) quyết định về quê ở Trà Vinh để lập nghiệp trên mảnh đất của ba mẹ, với nghề trồng Cam sành và dịch vụ du lịch sinh thái miệt vườn.

Bỏ xoài, trồng cam

“Năm 2013, mình đang làm việc ổn định tại TP. HCM. Qua sách báo, mình thấy ở Hậu Giang đang nổi lên mô hình trồng cam sành, nên mình quyết định đến tận nơi để tham quan, học hỏi. Nhiều hộ dân nơi đây lúc trước rất nghèo, làm ruộng quanh năm không đủ ăn nhưng từ khi chuyển qua trồng cam sành thì nhiều người đã đổi đời thành tỷ phú, con cái có tiền đi du học. Từ một xã nghèo, nay vùng này đã thoát nghèo nhờ cây cam sành. Nhận thấy đất đai và thổ nhưỡng của vùng quê mình sinh sống có thể cũng phù hợp với cây cam sành nên mình đã quyết định về quê lập nghiệp”, Hùng kể.

Còn một nguyên nhân nữa là nhà Hùng vốn trồng xoài nhưng cây xoài lợi ích kinh tế không cao, ba lại lớn tuổi không tiện leo trèo nên Hùng càng muốn mang cây cam từ Cầu Kè (Hậu Giang) về trồng. Ngày khởi công, cưa máy rầm rộ mấy ngày trời. Mấy ngày sau, xe cuốc nổ râm ran, làng xóm tụ lại như hội, người ta xì xầm đủ thứ, kẻ nói vào người nói ra xen lẫn sự cười chê. Rồi người ta đồn khắp cả vùng rằng, nhà ông Út (ba Hùng) có mười mấy công (10 công = 1 ha) xoài đang cho trái, vậy mà cắt hết để trồng cam, ai cũng cho đó là sai lầm, dại dột.

Sau 2 năm đầu chật vật, vườn cam bắt đầu vào vụ cho trái đầu tiên, ba Hùng mừng lắm. Hùng thấy ông như trẻ ra vài tuổi. Ngày bán cam, cầm trăm triệu đồng trong tay, ba Hùng rơm rớm nước mắt, nói sống gần quá nửa đời người, ông mới sở hữu số tiền lớn đến như vậy. Những người ngày đó cười chê nhà Hùng thì giờ quay lại kết thân để mong được chia sẻ kiến thức trồng cam. “Thấy cây cam có hướng phát triển, mình quyết định mở rộng diện tích thêm nữa, nay đã được 30 công, giờ thì cũng gọi là tạm ổn. Mình tạm xếp lại tấm bằng cử nhân để chuyên tâm khởi nghiệp. Công việc tuy cực nhưng mình yêu thích và quyết tâm theo đuổi đến cùng”, Hùng cho biết.

Bỏ phố về quê trồng cam sành

Khách nước ngoài ghé thăm vườn cam của Lâm Hùng.

Kết hợp kinh tế vườn với dịch vụ du lịch

Hùng từng tốt nghiệp khoa Du lịch, ngành Quản trị Kinh doanh khách sạn, trường ĐH Văn Lang. Lúc đi làm, Hùng quen biết với các công ty làm dịch vụ “homestay” nên anh nghĩ, quê mình nhiều cây trái, sông nước hữu tình... hẳn sẽ rất thích hợp để phát triển loại hình du lịch này. Chưa kể, vùng đất nơi Hùng ở là nơi cộng cư của ba dân tộc Kinh, Khmer, Hoa, với những nét văn hóa riêng độc đáo, cũng sẽ là một điểm cộng thú vị cho những ai mê khám phá. Đây chính là yếu tố khiến Hùng tin chắc rằng, mô hình “homestay” có thể áp dụng thành công ở quê nhà, trong tương lai gần.

Hùng luôn quan niệm, làm nông nghiệp, liên quan đến sức khỏe người tiêu dùng thì phải đặt chữ “tâm” lên trên hết. Những nỗ lực của Hùng theo phương châm ấy dần tạo được niềm tin của khách hàng, những người quan tâm đến nông sản sạch. Dự định sắp tới của Hùng là mở rộng quy mô kinh doanh, quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng cả nước. Hùng cũng đang ấp ủ mở một trang trại trồng rau sạch, đủ để cung cấp cho người dân trong vùng và khởi động dự án “homestay”.

Cầm cuốc nhưng không quên cầm bút

Hùng bắt đầu viết văn từ năm 2013. Tác phẩm đầu tiên của Hùng là Ký ức tuổi thơ. Lúc đầu, Hùng chỉ nghĩ: Viết cho khuây khỏa. Không ngờ, tác phẩm được mọi người đón nhận và ủng hộ nên Hùng mạnh dạn viết thêm. Đến nay, Hùng là tác giả của hơn 150 tác phẩm văn, thơ, với đề tài chủ yếu xoay quanh cuộc sống nơi đồng quê, đặc sản sông nước quê nhà và những kỷ niệm tuổi thơ mà anh gắn bó.

Hùng còn là “admin” của một số trang mạng như Người Trà Vinh,Trà Vinh Today và là đồng quản trị viên của Hội Đồng hương Trà Vinh, với gần 20.000 thành viên và hơn 30.000 lượt theo dõi. Mong muốn của Hùng là giới thiệu đến bạn bè gần xa hình ảnh con người và vùng đất Trà Vinh bình dị, mến khách. Ngoài ra, Hùng còn tham gia Quán Chiêu Văn, với các thành viên là những cây viết cả chuyên nghiệp lẫn không chuyên, từ Nam chí Bắc. Hùng có 3 tác phẩm góp mặt trong  hai cuốn sách của Quán Chiêu Văn do NXB Văn Học phát hành, dịp cuối tháng 4/2019. Đồng thời, anh cũng sẽ cho ra mắt cuốn sách đầu tay Hương cau quê nội, với khoảng 50 tản văn, tùy bút.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tại sao học sinh TP. HCM chưa mặn mà với các cao đẳng, trung cấp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp?

Tại sao học sinh TP. HCM chưa mặn mà với các cao đẳng, trung cấp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp?

SVVN - Trong chương trình "Dân hỏi, chính quyền trả lời", tháng 9/2023, với chủ đề “Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm”, do HĐND TP. HCM vừa tổ chức mới đây, ông Nguyễn Văn Hiếu - Giám đốc Sở GD - ĐT TP. HCM cho biết, thực tế hiện nay, nhiều học sinh và phụ huynh vẫn cho rằng học nghề là con đường của những người học kém, không thể vào đại học.
Thí sinh không hoàn thành xác nhận nhập học trực tuyến sẽ không được công nhận kết quả trúng tuyển

Thí sinh không hoàn thành xác nhận nhập học trực tuyến sẽ không được công nhận kết quả trúng tuyển

SVVN - Theo quy định của Bộ GD - ĐT, từ ngày 24/8 đến 17h ngày 8/9/2023, tất cả thí sinh trúng tuyển đại học phải hoàn thành xác nhận nhập học trực tuyến đợt 1 trên hệ thống. Những thí sinh không hoàn thành xác nhận trực tuyến sẽ không được công nhận kết quả trúng tuyển ở các trường.
Tân sinh viên hứng khởi bước vào môi trường mới

Tân sinh viên hứng khởi bước vào môi trường mới

SVVN - Từ sáng 5/9, không khí đón tân sinh viên ở nhiều trường đại học tại TP. HCM đã bắt đầu náo nhiệt. Đông đảo tân sinh viên và phụ huynh đã có mặt tại trường từ sớm để hoàn thành thủ tục, với niềm hân hoan nhưng cũng còn không ít sự lo lắng.
Nhộn nhịp đón tân sinh viên nhập học

Nhộn nhịp đón tân sinh viên nhập học

SVVN - Tranh thủ những ngày nghỉ lễ, nhiều tân sinh viên đã gấp rút về các trường đại học ở TP. HCM để làm thủ tục nhập học và tìm kiếm phòng trọ cho mình. Nhiều trường cũng đã sẵn sàng các phương án để đón tân sinh viên nhập học.