Cả khoa "thi môn... Dập dịch COVID-19”

0:00 / 0:00
0:00
Cả khoa "thi môn... Dập dịch COVID-19”
SVVN - “Môn thi” này là cách gọi của BS Nguyễn Thế Dũng, nguyên Giám đốc Sở Y tế TP. HCM, hiện là Trưởng Bộ môn Nhiễm và Bộ môn Vi sinh học - Ký sinh học Khoa Y, ĐHQG TP. HCM, để nói về các sinh viên và đồng nghiệp của mình đang “thi hết môn” ở các Khu công nghiệp, nhà máy...

Có mặt trong nhóm tham gia hỗ trợ tiêm chủng tại Khu Công nghiệp Tân Tạo, ThS. BS Trần Huy Dũng – Phó GĐ Trung tâm nghiên cứu Di truyền và Sức khỏe sinh sản của Khoa Y, ĐHQG TP. HCM, điều phối chính cho chiến dịch hỗ trợ của Khoa nhắn về: "Quý thầy cô trong danh sách tình nguyện hãy chuẩn bị sẵn cho đợt tiếp theo vào ngày mai. Cùng giúp sức nhé! Đến thực địa mới thấy, HCDC làm không xuể các anh chị em ơi!”.

Đội hình đầu tiên với 10 sinh viên Khoa Y ra quân cùng với Trung tâm Y tế Thủ Đức, hỗ trợ các công việc lấy mẫu diện rộng tại Khu Công nghệ cao TP. Thủ Đức. Vài ngày sau, Khoa lại có thêm gần 50 sinh viên làm nhiệm vụ tại TP. Thủ Đức lên gần 50 sinh viên. Các đội hình còn lại với số lượng dự kiến 100 sinh viên, giảng viên là các y, bác sĩ tham gia công tác hỗ trợ chống dịch, hỗ trợ giám sát y tế tại các chốt, khai thác thông tin dịch tễ, nhập liệu và quản lý dữ liệu ca bệnh... Khối lượng công việc hỗ trợ tiêm chủng được phân bổ dựa trên chuyên môn và khả năng hỗ trợ của các thành viên như: Khám sàng lọc trước tiêm chủng, hướng dẫn tiêm chủng, lấy dấu sinh hiệu trước tiêm, thực hiện kỹ thuật tiêm, theo dõi sau tiêm.

Cả khoa "thi môn... Dập dịch COVID-19” ảnh 1

Sinh viên Khoa Y ĐHQG TP. HCM hỗ trợ lấy mẫu xét nghiệm tại KCN Linh Trung 1.

Đội hình phản ứng nhanh Khoa với gần 40 cán bộ, sinh viên đã ra quân chi viện cho chiến dịch tiêm chủng 800.000 liều vắc xin của Sở Y tế TP. HCM, với 3 nhóm hỗ trợ tại KCN Tân Tạo, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và KCN Tân Bình.

ThS Trần Đình Sơn – Trưởng phòng Công tác sinh viên cho biết, sinh viên và giảng viên của Khoa toàn “tham chiến” ở các địa điểm tập trung nhiều công nhân, địa bàn rộng như Khu Công nghiệp Tân Tạo, Tân Bình, Khu công nghệ cao. Có hôm, đội tình nguyện tham gia lấy mẫu tại hai Khu chế xuất Linh Trung 1 và Linh Trung 2, với 25.000 công nhân. Các sinh viên cùng các bác sĩ trong lực lượng phòng, chống dịch hoàn tất 1.500 mẫu xét nghiệm cho công nhân viên công ty Sprinta tại Khu chế xuất Linh Trung 2, lại tất tả đi lấy mẫu tại các doanh nghiệp khác tại đây. Có đêm, các bạn lấy mẫu đến 1h sáng mới xong, sáng ra lại phân loại và xếp theo mã code. Hỗ trợ khách tại chợ Tam Bình khai báo y tế, nhập liệu và cho lấy mẫu xét nghiệm nhanh SARS-CoV-2.

Cả khoa "thi môn... Dập dịch COVID-19” ảnh 2
Sinh viên Khoa Y hỗ trợ nhập liệu cho HCDC khi đã về khuya.

Khi KTX ĐHQG TP. HCM được trưng dụng làm khu cách ly, gần 30 cán bộ, sinh viên Khoa Y lại có mặt để hỗ trợ thu xếp vật dụng để bàn giao phòng. Có những giảng viên như BS Trần Bảo Như - Bộ môn Nhiễm lại tham gia điều trị cho những F0 là nhân viên của BV Nhiệt đới.

Những ngày TP. HCM oằn mình vì dịch, sinh viên Khoa Y phải gác lại chuyện học hành, thi cử, những lo lắng cho khóa luận tốt nghiệp để tất bật theo guồng quay của những công việc mà tưởng chừng chỉ có những cán bộ y tế mới làm được.

"Hành trình tiếp sức" của Khoa ra đời để ngày ngày các thầy cô lại gói ghém những phần bánh, nước, sữa... do cán bộ Khoa Y và những nhà hảo tâm gửi đến tận tay các sinh viên. Có hôm, giữa trời nắng chang chang, ThS Nguyễn Đình Sơn phóng xe máy đi nhận bánh từ nhà hảo tâm rồi cặm cụi chở đến tận các điểm cho sinh viên. “Mình làm được gì cho các em thì sẽ luôn hết mình, cho dù có vượt bao nhiêu cây số cũng không thể nào bằng các em đã chẳng ngại hiểm nguy rình rậm để xông pha chống dịch”, ThS Sơn nói.

Cả khoa "thi môn... Dập dịch COVID-19” ảnh 3

BS Nguyễn Thị Yến - giảng viên Khoa Y khám sàng lọc cho người dân trước khi tiêm vắc xin.

Ai không “ra trận” được thì làm bánh, pha nước để gửi đến các bạn sinh viên như chị Đinh Hoàng Khánh, nhân viên Phòng Quản trị thiết bị. Hoặc có khi chỉ là những lời động viên viết vội. “Trong khi tớ đang ngồi viết những dòng này tại nhà, thì chính các bạn các anh chị đang cố gắng chống trọi với cái nắng của Sài Gòn, cái nguy hiểm của dịch bệnh để thực hiện những nhiệm vụ cao cả tuyệt vời. Cảm ơn những người con tuyệt với của Khoa Y đã làm cho tớ tự hào đến thế”, Nguyễn Thị Lan (lớp Dược 2018) động viên các bạn.

Từng làm Giám đốc Sở Y tế, quá quen với những công việc của ngành y, BS Nguyễn Thế Dũng cũng không khỏi cảm động trước sự nhiệt tình của những sinh viên và giảng viên. Ông viết: “Hiện nay, tụi con đang thi môn “Dập dịch COVID-19" do xã hội đề ra, hết sức gay go, qua kỳ thi này, mỗi đứa chắc chắn trưởng thành hơn, thấu hiểu vai trò và trách nhiệm của mình hơn. Tụi con đã đậu học phần y đức trong kỳ thi này bằng chính hành động cụ thể của mình, với kết quả tốt hơn nhiều lần bài mà quý thầy cô đã dạy ở giảng đường”.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Viết sách kỹ năng khó hay dễ?

Viết sách kỹ năng khó hay dễ?

SVVN - Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh - Trưởng ban Sinh viên, báo Tiền Phong - được mời chia sẻ trên kênh VTV1 Đài truyền hình Việt Nam về chủ đề sách kỹ năng ở Việt Nam. Anh cũng là chuyên gia tư vấn xuất bản sách uy tín từ gần 10 năm nay. Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam xin trích đăng một số nội dung trả lời của nhà báo Nguyễn Tuấn Anh tại buổi ghi hình chương trình.
Du học song ngành tại Mỹ, nam sinh Việt chia sẻ những trải nghiệm tuổi trẻ đặc biệt nhất

Du học song ngành tại Mỹ, nam sinh Việt chia sẻ những trải nghiệm tuổi trẻ đặc biệt nhất

SVVN - Hứa Nhật Thạnh (năm thứ tư, học song ngành Toán học/ Khoa học Máy tính và Khoa học Chính trị, trường ĐH Columbia, Mỹ) ngoài thành tích học tập ấn tượng, Nhật Thạnh từng là thực tập sinh tại ngân hàng đầu tư hàng đầu phố Wall, đồng thời tích cực tham gia các dự án xã hội nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Nữ sinh tóc xanh Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) đỗ học bổng toàn phần thạc sĩ châu Âu

Nữ sinh tóc xanh Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) đỗ học bổng toàn phần thạc sĩ châu Âu

SVVN - Với mái tóc ngắn nhuộm nổi bật, Hoài Thu là cô gái ngành kỹ thuật đam mê học hỏi, khám phá và không ngừng tiến bộ. Chỉ trong ba năm đại học, nữ sinh USTH hoàn thành 180 tín chỉ, học thêm tiếng Pháp, đạt nhiều giải thưởng lớn nhỏ, đi trao đổi và thực tập tại Ý, trước khi giành học bổng thạc sĩ Erasmus Mundus.
500 đội viên, đoàn viên đồng diễn, xếp hình cờ hoa mừng 'Tết Độc lập' tại Nam Định

500 đội viên, đoàn viên đồng diễn, xếp hình cờ hoa mừng 'Tết Độc lập' tại Nam Định

SVVN - Đồng diễn, xếp chữ, xếp cờ hoa chào mừng Ngày Quốc khánh 2/9 là hoạt động truyền thống hằng năm của các bạn học sinh tại Hải Hậu, Nam Định - một trong những địa phương 'ăn Tết Độc lập' lớn nhất cả nước với nhiều hoạt động thể thao, văn hoá, văn nghệ quần chúng sôi nổi cả tháng.
Thế hệ trẻ và Ngày Quốc khánh

Thế hệ trẻ và Ngày Quốc khánh

SVVN - Ngày Quốc khánh 2/9 từ lâu đã trở thành một biểu tượng lịch sử quan trọng của dân tộc Việt Nam, gắn liền với lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh kiên cường và đoàn kết dân tộc. Đây là ngày để tưởng nhớ sự kiện trọng đại của đất nước khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Qua góc nhìn của thế hệ trẻ ngày nay, ngày lễ vừa là cột mốc lịch sử, vừa là dịp để họ khám phá, thể hiện tình yêu quê hương theo cách riêng.