Chàng trai khuyết tật vượt nghịch cảnh vươn tới giấc mơ đại học từ bãi giữa sông Hồng

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Sinh ra ở xóm phao tại bãi giữa sông Hồng, hành trình đến giảng đường đại học quốc tế của Giang Văn Tân là minh chứng cho sức mạnh của sự kiên cường. Tân vừa được xướng tên là một trong tám tân sinh viên nhận Học bổng Chắp cánh ước mơ của Đại học RMIT Việt Nam năm 2024. Đây là sáng kiến giúp thay đổi cuộc đời của nhiều bạn trẻ trong một thập kỷ qua.

Tuy sống trong cái nghèo và chứng cứng cơ do căn bệnh bại não bẩm sinh, Tân vẫn không ngừng mơ về một tương lai tươi sáng hơn. Nhờ sự hỗ trợ kiên định của gia đình và cộng đồng mà chàng trai trẻ có thể bước vào một chương mới trong cuộc đời, chạm tới giấc mơ đại học và sống một cuộc đời có thể tận tâm cống hiến cho những người có hoàn cảnh như anh.

Giấc mơ đại học mà Tân ấp ủ bao năm đã bị trì hoãn một thời gian do khó khăn tài chính cũng như tình trạng sức khỏe bị ảnh hưởng bởi căn bệnh bại não (CP).

Chàng trai khuyết tật vượt nghịch cảnh vươn tới giấc mơ đại học từ bãi giữa sông Hồng ảnh 1

Giang Văn Tân nhận Học bổng Chắp cánh ước mơ Đại học RMIT Việt Nam.

CP ảnh hưởng tới khả năng vận động, buộc Tân phải dùng xe lăn. Những con đường ở bãi giữa sông Hồng khiến việc đi lại của anh càng khó khăn hơn. Tân bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với tình thương vô bờ bến mà bố mẹ dành cho anh.

“Bố mẹ luôn là đôi chân của tôi. Suốt 12 năm ròng, bất kể nắng mưa, bố mẹ luôn cõng tôi trên vai qua những con đường gập ghềnh, bụi bặm để đến trường. Sự hy sinh mà bố mẹ dành cho tôi không gì có thể sánh được và chính là nguồn động lực vô cùng to lớn giúp tôi không ngừng tiếp bước trên hành trình chinh phục nền giáo dục tốt hơn”.

Tân đi học muộn hơn các bạn đồng trang lứa. Song với trí tuệ bẩm sinh cùng động lực phấn đấu mạnh mẽ, Tân đã nhanh chóng tỏa sáng. Anh học hành tiến bộ rất nhanh, đặc biệt ở các môn khoa học tự nhiên và xã hội, văn học cũng như lịch sử. Học lực nổi trội giúp Tân dành được nhiều giải thưởng, trong đó có giải Ba kỳ thi Học viên giỏi các môn văn hóa lớp 12, chương trình Giáo dục thường xuyên cấp THPT, Thành phố Hà Nội.

Nhưng hành trình của anh không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Năm lớp 9, Tân phải tạm nghỉ do vấn đề sức khỏe. “Tôi nghĩ cánh cửa đến với giáo dục của mình đã khép lại”, Tân nói. Với sự động viên của gia đình cũng như Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh (Blue Dragon), Tân đến trường trở lại với nhận thức rõ ràng về vai trò hết sức quan trọng của giáo dục trong việc cải thiện cuộc sống của bản thân cũng như gia đình.

Đam mê của Tân dành cho công nghệ thông tin (CNTT) được khơi gợi từ năm 7 tuổi, khi Tân tình cờ gặp một nhân viên phụ trách CNTT cho Blue Dragon. Chia sẻ của chú nhân viên đã khiến Tân trăn trở và tràn đầy hứng khởi theo đuổi hành trình học nghề và tự học thêm về CNTT sau đó.

“Làm việc với máy tính có thể giúp cháu đứng trên đôi chân bình đẳng như những người khác và có khi còn giúp cháu đi nhanh hơn” là những lời của chú nhân viên đó mà Tân vẫn nhớ như in.

Đồng Giám đốc điều hành của Blue Dragon, ông Đỗ Duy Vị dành lời khen ngợi cho đức tính kiên cường, trí thông minh và năng lực lãnh đạo của Tân, những điều mà theo ông giúp Tân đủ chuẩn cho Học bổng Chắp cánh ước mơ mà RMIT Việt Nam trao tặng.

Ông Vị chia sẻ: “Tân đã vượt qua muôn vàn thách thức trong suốt cuộc đời. Anh ấy là một trong những người thông minh nhất mà tôi từng gặp. Tân học các kỹ năng liên quan đến máy tính một cách tự nhiên trong một khóa học về kế toán cùng với các môn học khác ở trường. Sau đó anh đã tự học để cải thiện năng lực bản thân trong nhiều năm sau đó”.

“Tân là người dẫn dắt đội nhóm thực thụ trong thời gian đồng hành cùng Blue Dragon. Tân sáng dạ, lạc quan và là người luôn giúp đỡ những đứa trẻ mới vào gia đình Blue Dragon. Anh quyết tâm cho những đứa trẻ khác thấy rằng chúng có thể đạt được những điều tuyệt vời bất kể xuất thân là gì. Nhờ đó, Tân được trao giải Gương sáng trong chương trình Tết thường niên của Blue Dragon vào năm 2022”.

Dù đỗ vào một số trường đại học sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, Tân không thể đi học do điều kiện tài chính không cho phép. Thay vào đó, anh đã vào Trung tâm Nghị lực sống để học cách sống tự lập cũng như trau dồi một số kỹ năng có ích. Năng khiếu về công nghệ của Tân đã được trung tâm chú ý và tuyển anh vào làm cộng tác viên dán nhãn dữ liệu.

Tân biết đến Học bổng Chắp cánh ước mơ RMIT Việt Nam từ khi tốt nghiệp phổ thông nhưng anh vẫn dành ra ba năm để tự học và tham gia các hoạt động cộng đồng để dám chắc rằng mình thật sự thích CNTT, đồng thời để chứng tỏ cam kết tận tâm tận lực vì cộng đồng khuyết tật và những người mắc CP.

Được Blue Dragon tiến cử, việc nộp đơn ứng tuyển học bổng RMIT là một bước tiến hết sức quan trọng với Tân.

“Sau nhiều năm chuẩn bị, tôi quyết định nắm lấy cơ hội”, Tân chia sẻ.

Việc được trao tặng học bổng để vào học ngành CNTT tại RMIT Việt Nam đánh dấu khát vọng mà Tân nuôi dưỡng trong nhiều năm dài đã thành hiện thực.

“Tôi vẫn không thể tin đây là sự thật”, Tân chia sẻ, giọng vẫn đong đầy cảm xúc. “Khi nghe tin về học bổng, cả bố mẹ và tôi đều òa khóc trong hạnh phúc”.

Để đến được ngày này là hành trình không hề dễ dàng với Tân khi toàn bộ tài sản có giá trị của anh, bao gồm cả chiếc máy tính xách tay mà Blue Dragon tặng, đều bị cuốn trôi theo siêu bão Yagi. Tân và gia đình hiện đang sống tạm ở nhà do tổ chức Blue Dragon thuê. Đến với buổi phỏng vấn học bổng, chàng trai trẻ giàu nghị lực đã mặc một trong hai bộ đồ tử tế còn sót lại từ cơn càn quét của thiên tai.

Chàng trai khuyết tật vượt nghịch cảnh vươn tới giấc mơ đại học từ bãi giữa sông Hồng ảnh 2

Tân cùng mẹ và cô Skye Maconachie, đồng Giám đốc điều hành của Blue Dragon.

Trong hành trang bước vào hành trình học vấn tại RMIT Việt Nam, khởi đầu bằng một năm học tiếng Anh, Tân mang trên mình những mục tiêu và dự định rõ ràng.

“Tôi muốn trở thành một kỹ sư phần mềm”, Tân nói. “Nhưng hơn thế nữa, tôi muốn dùng kiến thức để hỗ trợ lại cho cộng đồng CP”.

Dự tính của anh không gói gọn trong những mục tiêu cá nhân vì với Tân, “sự hỗ trợ tài chính như suất học bổng tôi được trao thật sự có thể thay đổi cuộc đời nên tôi muốn khơi gợi tia hy vọng ấy trong những bạn trẻ khác”.

Chuyến thăm trường RMIT lần đầu tiên đã vượt xa những gì anh hình dung.

“Tôi vừa cảm thấy phấn chấn, vừa hồi hộp”, Tân chia sẻ. “Nhưng trên hết, tôi thật sự cảm động với những hỗ trợ hiện có mà nhà trường triển khai dành cho sinh viên có nhu cầu học tập đặc biệt như tôi. Điều đó khiến tôi cảm thấy được chào đón và thấy mình là người có năng lực”.

Hành trình của Tân với RMIT Việt Nam còn một chặng dài phía trước. Với quyết tâm và sự cảm thông, chàng trai trẻ sẵn sàng góp sức cho lĩnh vực CNTT cũng như cho cuộc sống của những ai đang đối mặt với những thách thức như anh từng trải qua. Câu chuyện của Tân là nguồn cảm hứng nhắc chúng ta nhớ rằng với sự kiên trì, hỗ trợ và cơ hội, không có ước mơ nào là quá lớn vượt tầm với. Chàng trai từ xóm phao đang nuôi khát vọng lớn lao và chắc chắn rằng tác động mà anh đem đến sẽ lan rộng, vượt xa khỏi bờ sông Hồng.

MỚI - NÓNG
Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ sở Đoàn trong nâng cao kỹ năng an toàn trên không gian mạng
Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ sở Đoàn trong nâng cao kỹ năng an toàn trên không gian mạng
SVVN - Ngày 12/11, Quận Đoàn quận Tân Bình phối hợp với Đoàn Học viện Hàng không Việt Nam, Đoàn Thanh niên Bộ Tư lệnh 86, Đoàn Thanh niên Đoàn Luật sư TP. HCM, Đoàn trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐHQG TP. HCM) tổ chức Hội nghị tuyên truyền Luật An ninh mạng và nâng cao kỹ năng An toàn trên không gian mạng, năm 2024.
ĐHQG TP. HCM công bố cấu trúc bài thi Đánh giá năng lực được áp dụng từ năm 2025
ĐHQG TP. HCM công bố cấu trúc bài thi Đánh giá năng lực được áp dụng từ năm 2025
SVVN - Ngày 12/11, GS. TS Nguyễn Thị Thanh Mai - Phó Giám đốc ĐHQG TP. HCM đã ký quyết định ban hành cấu trúc bài thi Đánh giá năng lực (ĐGNL) của ĐHQG TP. HCM,  được áp dụng từ năm 2025. Cấu trúc và nội dung cho năm 2025 có nhiều nét tương đồng với các đề thi chuẩn hóa quốc tế như Scholastic Assessment Test (SAT) của Hoa Kỳ, Psychometric Entrance Test (PET) của Israel và General Aptitude Test (GAT) của Thái Lan…

Có thể bạn quan tâm

Tuyển quân 2025: Bộ Quốc phòng chú trọng chất lượng, ưu tiên công dân tốt nghiệp đại học, cao đẳng

Tuyển quân 2025: Bộ Quốc phòng chú trọng chất lượng, ưu tiên công dân tốt nghiệp đại học, cao đẳng

SVVN - Bộ Quốc phòng vừa ban hành hướng dẫn, chính thức khởi động công tác tuyển quân 2025. Với quy trình chặt chẽ và tiêu chuẩn sức khỏe nghiêm ngặt, sẽ chỉ có một đợt tuyển quân duy nhất vào tháng Hai. Đặc biệt, Bộ Quốc phòng tập trung tuyển chọn công dân đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng để nâng cao chất lượng đội ngũ quân nhân, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Người truyền lửa cho thế hệ trẻ tại trường ĐH Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

Người truyền lửa cho thế hệ trẻ tại trường ĐH Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

SVVN - Cô Đỗ Thị Lam - Giảng viên khoa Âm nhạc, trường ĐH Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa là một trong những giáo viên trẻ tiêu biểu được tuyên dương trong chương trình 'Nhà giáo trẻ tiêu biểu' 2024. Đam mê âm nhạc và nỗ lực cống hiến trong công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và hoạt động xã hội, cô Lam là tấm gương sáng, truyền cảm hứng mạnh mẽ cho thế hệ trẻ trong hành trình học tập và phát triển nghề nghiệp.
Người thầy vùng cao và hành trình gieo mầm ước mơ giữa gian khó

Người thầy vùng cao và hành trình gieo mầm ước mơ giữa gian khó

SVVN - Về với vùng cao tỉnh Thái Nguyên, nơi điều kiện học tập còn lắm gian nan, thầy giáo Mai Ngọc Tú đã dành gần hai thập kỷ tận tụy cống hiến, thắp lên hy vọng và ươm mầm tương lai cho bao thế hệ học trò nghèo. Vượt qua muôn vàn khó khăn, câu chuyện của thầy là minh chứng sống động cho tình yêu nghề và nhiệt huyết.
‘Thầy giáo quân hàm xanh’ mang ánh sáng tri thức đến vùng biên viễn Mường Lát

‘Thầy giáo quân hàm xanh’ mang ánh sáng tri thức đến vùng biên viễn Mường Lát

SVVN - Với tâm huyết đem tri thức đến đồng bào dân tộc Mông nơi vùng biên giới heo hút, Thiếu tá Hơ Văn Di (nhân viên vận động quần chúng Đồn Biên phòng Trung Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa) đã miệt mài 'cõng chữ lên non' suốt nhiều năm qua. Đêm xuống, khi ánh đèn bừng sáng tại lớp học xóa mù chữ ở bản Pa Búa, cũng là lúc ‘người thầy quân hàm xanh’ bắt đầu hành trình giúp bà con nơi đây thoát khỏi bóng tối mù chữ, mở ra cánh cửa tri thức và một tương lai tươi sáng.
Hành trình giảng dạy đầy cảm hứng của cô giáo người dân tộc Tày

Hành trình giảng dạy đầy cảm hứng của cô giáo người dân tộc Tày

SVVN - Cô giáo Ninh Thị Ngọc Sen, giáo viên người dân tộc Tày tại Bắc Giang, đã trở thành biểu tượng của nghị lực và đam mê trong giáo dục. Suốt 11 năm giảng dạy tại trường THPT Sơn Động số 1, cô không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn khơi dậy khát vọng vươn lên trong học sinh. Đặc biệt, cô là một trong 60 giáo viên được tuyên dương trong chương trình 'Chia sẻ cùng thầy cô 2024', ghi nhận những cống hiến và tâm huyết của cô trong sự nghiệp trồng người.
Nữ giáo viên vùng cao 18 năm gieo con chữ trên nẻo đường khó khăn

Nữ giáo viên vùng cao 18 năm gieo con chữ trên nẻo đường khó khăn

SVVN - Suốt 18 năm gắn bó với nghề, cô Trần Thị Thùy Liên, giáo viên tại trường Tiểu học và THCS Viễn Sơn (huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái), đã không ngừng nỗ lực vượt qua bao khó khăn để đưa con chữ đến với học sinh ở vùng cao. Năm nay 41 tuổi, cô vẫn miệt mài giảng dạy tại một điểm trường ở thôn đặc biệt khó khăn, nơi mà hành trình đến với tri thức của các em chưa bao giờ là điều dễ dàng.