Chàng trai sáng tạo với bộ ảnh “Đói bụng, Sài Gòn ơi!”

0:00 / 0:00
0:00
Chàng trai sáng tạo với bộ ảnh “Đói bụng, Sài Gòn ơi!”
SVVN - “Đói bụng, Sài Gòn ơi!” là dự án tranh vẽ do Nguyễn Sơn Tùng (sinh năm 1992) phụ trách vị trí giám đốc sáng tạo, giám đốc mỹ thuật kết hợp cùng họa sĩ minh họa Mèo Mập Ú. Bộ tranh mang đến thông điệp ý nghĩa mùa dịch sẽ qua đi, gợi nhắc đến những bữa cơm nhà, những hàng quán nhộn nhịp của Sài Gòn.  

Nguyễn Sơn Tùng từng theo học ngành Illustration tại Niigata College Art and Design tại thành phố Niigata, Nhật Bản. Anh là tác giả của nhiều bộ ảnh thú vị gây sốt trong cộng động mạng như “Lost in Tokyo”, “Dép tổ ong đi khắp thế giới” và “What if they were in real life”. Vừa qua, Sơn Tùng tiếp tục gây sốt với bộ tranh vẽ “Đói bụng, Sài Gòn ơi!”, với thông điệp nhân văn muốn gửi đến cộng đồng.

Chàng trai sáng tạo với bộ ảnh “Đói bụng, Sài Gòn ơi!” ảnh 1

Nguyễn Sơn Tùng là tác giả của nhiều bộ ảnh được giới trẻ yêu thích.

Ý tưởng từ đâu để anh thực hiện bộ tranh vẽ “Đói bụng, Sài Gòn ơi!”?

Bộ tranh này vốn đã là ý tưởng được tôi sketch và từng đưa lên mạng cách đây 5 năm, lúc đó còn là một du học sinh. Nó đơn giản là những nét vẽ trắng đen về nỗi nhớ những món ăn, góc hàng quán của quê nhà. Rồi vô tình trong đợt dịch, cũng có thời gian, tôi xem lại và nhớ đến nó.

Thời gian dịch bệnh diễn ra, tôi cũng hay nói chuyện với một người em là bác sĩ ở tuyến đầu đang chống dịch, hiểu được các bạn thèm cái không khí gia đình, được về nhà ăn bữa cơm như thế nào.

Rồi cảm thấy cảm xúc trong đợt dịch này có phần tương tự với bộ tranh ngày đó, tôi quyết định làm lại với một màu sắc tươi mới hơn, cùng với sự hỗ trợ của bạn hoạ sĩ minh hoạ Mèo Mập Ú. Tôi hy vọng đó sẽ là động lực để cùng nhau vượt qua đại dịch này.

Chàng trai sáng tạo với bộ ảnh “Đói bụng, Sài Gòn ơi!” ảnh 2

Họa sĩ Mèo Mập hỗ trợ Sơn Tùng hoàn tất bộ ảnh.

Ra mắt dự án này giữa thời điểm dịch bệnh, anh muốn truyền tải ý nghĩa như thế nào?

Những ngày này, không chỉ bản thân tôi mà tất cả mọi người đều đang trong trạng thái mệt mỏi vì giãn cách xã hội, liên tục ở yên một chỗ. Bộ tranh cũng là cách tôi giữ cái “nhiệt” của bản thân, là động lực để làm việc, lan toả và ít ra là giúp được điều gì đó cho cộng đồng.

Nhỏ xíu thôi nhưng ít ra tôi thấy mình đang sống. Với những người đang ở tuyến đầu chống dịch, họ cũng có cảm giác như chúng ta, cũng nhớ nhà và mong được gặp gia đình, ăn uống những món mình thích, nhìn thành phố, đất nước mình khoẻ mạnh. Tôi mong bộ tranh là món quà gửi đến các bạn, cũng mong từ đó nỗi nhớ một thành phố nhộn nhịp sẽ sớm trở lại.

Chàng trai sáng tạo với bộ ảnh “Đói bụng, Sài Gòn ơi!” ảnh 3

Mỗi dự án nghệ thuật đều chứa câu chuyện riêng của người sáng tạo. Với “Đói bụng, Sài Gòn ơi!”, có phải nó gợi nhắc lại một câu chuyện từ chính anh?

Như tôi có chia sẻ, dự án bắt đầu từ thời tôi còn ở Nhật. Nó như làm “sống” lại bộ tranh vẽ. “Đói bụng, Sài Gòn ơi!” là cái tên tôi nảy ra khi nghĩ về câu làm nũng những ngày còn bé, khi ở cạnh bà.

Những khi thức khuya làm bài, học bài, đói bụng là lại hét toáng lên: “Bà ơi! Con đói bụng!”. Y rằng, sẽ có hẳn một tô cơm chiên thật to, bà bắt ăn cho bằng hết mới được làm bài tiếp. Sài Gòn bây giờ cũng vậy, đang vào những đêm “nghỉ ngơi”. Thôi thì lại "làm nũng", "gọi Sài Gòn dậy" bằng bộ tranh này, vì “đói bụng” quá rồi.

Chàng trai sáng tạo với bộ ảnh “Đói bụng, Sài Gòn ơi!” ảnh 4

Ẩm thực là đề tài không mới trong sáng tạo. Vậy bộ tranh này của Sơn Tùng có gì khác biệt so với các dự án cùng đề tài?

Tôi không vẽ quá chi tiết các món ăn. Điều tôi vẽ là những góc hàng quán, góc bếp, bữa cơm gia đình. Nơi chúng ta đang rất nhớ, ở đó không chỉ là vị giác, ở đó còn là những kỷ niệm ttừng trải qua cùng nhau với Sài Gòn.

Như quán hủ tiếu gõ tôi thường ăn với em trai (hiện đang sống ở Tokyo), hay những góc hàng quán mang kỷ niệm khác của chúng tôi. Góc bếp của bà mỗi tối tôi đói. Tôi nghĩ, đó cũng là thứ nhiều người trong chúng ta đang rất nhớ ở thành phố từng được gọi là không bao giờ ngủ này.

Chàng trai sáng tạo với bộ ảnh “Đói bụng, Sài Gòn ơi!” ảnh 5

Trong các bức vẽ lần này, có hình ảnh mâm cơm gia đình. Giữa một thành thị bận rộn, có phần cô đơn như Sài Gòn, bữa cơm gia đình có vẻ xa xỉ, anh có nghĩ như thế?

Đúng là xa xỉ, nhưng không phải với tôi mà với gia đình của tôi. Nhiều khi ông bà, ba mẹ chỉ muốn ngồi ăn với tôi cũng khó. Sau khi du học trở về, tôi ngập đầu trong công việc, cả đợt dịch cũng mắc kẹt. Nhiều khi ông của tôi cũng nhắn bảo chỉ về ăn cùng ông bữa cơm mà mình cũng không làm được.

Tính ra thấy mình hư, mình có lỗi lắm. Có lẽ đợt dịch này cũng là dịp nếu ai được ở cạnh gia đình, thì dành thời gian cho những người bên cạnh nhiều hơn. Vì cứ lủi thủi một mình suốt những ngày qua, giờ tôi thèm cái không khí ấm áp của gia đình lắm.

Chàng trai sáng tạo với bộ ảnh “Đói bụng, Sài Gòn ơi!” ảnh 6

Là một người làm sáng tạo nhưng tình hình dịch bệnh phải ở nhà nhiều ngày, anh tìm kiếm cảm hứng sáng tạo như thế nào để mỗi dự án lại mang đến điều mới mẻ cho mọi người?

Tôi chọn đọc lại sách, xem những bộ phim mình đã dự định xem nhưng không có thời gian. Cập nhật tin tức và luôn cố gắng để đầu óc mình không rơi vào trạng thái lười biếng.

Thực sự, tôi không thấy áp lực mỗi khi ra mắt dự án mới. Với tôi, sáng tạo là thoả mãn bản thân. Nhiều người nghiện cà phê, là nghiện cái cảm giác nó mang lại. Còn tôi thì nghiện sáng tạo, thèm cái cảm giác phấn khích khi hoàn thành một điều gì đó xinh xắn, hay ho. Nó tạo cho tôi sự hưng phấn, nên luôn cố gắng thực hiện nó mỗi ngày như một cách bản thân “giải trí”. Không bằng ảnh, thì bằng cách vẽ, bằng ý tưởng.

Chàng trai sáng tạo với bộ ảnh “Đói bụng, Sài Gòn ơi!” ảnh 7

Sau “Đói bụng, Sài Gòn ơi!”, anh có dự định gì?

Tôi vẫn còn đang nghĩ thêm các ý tưởng để phát triển “Đói bụng, Sài Gòn ơi!”. Ngoài ra, tôi đang ấp ủ cho mình một cuốn sách ảnh riêng về những tháng ngày rong ruổi ở Nhật, rồi mơ mộng về những chuyến đi sau dịch, những dự án ở Đà Lạt, Hà Nội. Tôi đang rất dồi dào ý tưởng sáng tạo, chỉ chờ dịch ổn định là bắt tay thực hiện ngay. Các bạn cùng chờ thêm, ủng hộ tôi nhé!

Chàng trai sáng tạo với bộ ảnh “Đói bụng, Sài Gòn ơi!” ảnh 8
Chàng trai sáng tạo với bộ ảnh “Đói bụng, Sài Gòn ơi!” ảnh 9
MỚI - NÓNG
Tân binh HALEY kết hợp với MANBO của 'Rap Việt' khắc họa góc nhìn mới mẻ về nỗi buồn trong tình yêu của gen Z
Tân binh HALEY kết hợp với MANBO của 'Rap Việt' khắc họa góc nhìn mới mẻ về nỗi buồn trong tình yêu của gen Z
SVVN - HALEY chính thức ra mắt ca khúc mang tên 'Em buồn anh'. Sự trở lại lần này của tân binh gen Z đánh dấu cho bước phát triển tiếp theo sau khoảng thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng, kể từ sản phẩm debut, tháng 9/2024. Ca khúc một lần nữa khẳng định được thế mạnh sáng tác và sản xuất âm nhạc của HALEY.
Điểm qua dàn 'mỹ nhân' trong 'bom tấn' của Lý Hải: Từ 'ngôi sao trăm tỷ' đến 'nàng thơ' phim nghệ thuật Việt
Điểm qua dàn 'mỹ nhân' trong 'bom tấn' của Lý Hải: Từ 'ngôi sao trăm tỷ' đến 'nàng thơ' phim nghệ thuật Việt
SVVN - 'Lật mặt 8: Vòng tay nắng' của Lý Hải được kỳ vọng tiếp nối thành công vang dội của loạt phim này, trong đó ,được quan tâm hàng đầu là dàn diễn viên nữ xinh đẹp, tài năng. Những 'bóng hồng' của phim trải dài đủ thế hệ, với những thành tích và thực lực diễn xuất đa dạng, hứa hẹn mang đến một 'bữa tiệc' mãn nhãn và nhiệt huyết trên màn ảnh rộng.
Phát triển mạng lưới nhóm nghiên cứu mạnh
Phát triển mạng lưới nhóm nghiên cứu mạnh
SVVN - Trong khuôn khổ Diễn đàn ‘Tiếng nói tuổi trẻ - Hành động của Đoàn’, TS Khúc Thế Anh - Giảng viên Viện Ngân hàng Tài chính (ĐH Kinh tế Quốc dân) đã chia sẻ về việc phát triển mạng lưới nhóm nghiên cứu mạnh trong giảng viên trẻ và sinh viên nhằm hưởng ứng thực hiện các mục tiêu theo tinh thần Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Có thể bạn quan tâm

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025: Cơ hội và trải nghiệm ‘đặc thù’ của sinh viên Học viện Ngoại giao

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025: Cơ hội và trải nghiệm ‘đặc thù’ của sinh viên Học viện Ngoại giao

SVVN - Vinh dự là đơn vị tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025 (AFF 2025), Học viện Ngoại giao có ưu thế với nhiều sinh viên trẻ đầy năng động, nhiệt huyết và có kỹ năng công tác ngoại giao tốt. Chính vì vậy, đây vừa là một nguồn nhân lực tiềm năng hỗ trợ Diễn đàn diễn ra suôn sẻ, vừa là cơ hội để các bạn sinh viên Ngoại giao được đóng góp cho hoạt động đối ngoại của đất nước.
Hành trình chinh phục đỉnh cao Olympic Hóa học quốc tế của nam sinh Bắc Ninh

Hành trình chinh phục đỉnh cao Olympic Hóa học quốc tế của nam sinh Bắc Ninh

SVVN - Nguyễn Hữu Tiến Hưng, chàng trai từng đam mê tiếng Anh, rồi bén duyên với Hóa học, đã xuất sắc giành Huy chương Vàng Olympic Hóa học quốc tế 2024. Không chỉ đạt điểm số cao nhất đoàn Việt Nam, cậu còn ghi dấu ấn với hành trình học tập đầy nghị lực, tinh thần tự học bền bỉ và khát vọng chinh phục đỉnh cao tri thức.
Thân Thế Công – từ cậu bé 'nghiện' game đến nhà Vô địch Olympic Vật lý quốc tế

Thân Thế Công – từ cậu bé 'nghiện' game đến nhà Vô địch Olympic Vật lý quốc tế

SVVN - Liệu có ai nghĩ rằng, một cậu bé từng nghiện game, từng bị bố mẹ bán đi máy tính vì ham chơi, lại có thể trở thành nhà vô địch Olympic Vật lý Quốc tế? Câu chuyện của Thân Thế Công, chàng trai giành Huy chương Vàng Olympic Vật lý Quốc tế 2024, chắc chắn sẽ truyền cảm hứng mạnh mẽ cho thế hệ sinh viên hôm nay.