Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình 'truyền cảm hứng' cho sinh viên ĐHQG TP. HCM

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - PGS. TS Nguyễn Hòa Bình - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao và đoàn công tác vừa đến thăm và làm việc với trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐHQG TP. HCM). Tại đây, ông đã có bài nói chuyện chuyên đề về pháp luật Njà nước Việt Nam với gần 1.000 giảng viên, sinh viên các trường ĐHQG TP. HCM.

Mở đầu buổi nói chuyện, chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình chia sẻ, ông rất vui mừng khi lần đầu tiên về thăm, làm việc với ĐHQG TP. HCM, gặp gỡ thầy và trò trường ĐH Kinh tế - Luật trong không khí kỉ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao đã chia sẻ hai nội dung chính: Giới thiệu Nghị quyết Trung ương về Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Những thách thức trong quá trình xây dựng pháp luật Việt Nam.

Sau đó, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao đã có những trao đổi, giao lưu với giảng viên, sinh viên trường ĐH Kinh tế - Luật và nhận được nhiều câu hỏi từ chính giảng viên, sinh viên tham gia chương trình. Theo ông Nguyễn Hòa Bình, đó là những câu hỏi có tính chuyên môn cao, rất hay, thể hiện tính trách nhiệm của các bạn sinh viên.

Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình 'truyền cảm hứng' cho sinh viên ĐHQG TP. HCM ảnh 1

PGS. TS Nguyễn Hòa Bình - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao chia sẻ cùng sinh viên khối ĐHQG TP. HCM. (Ảnh: ĐHQG TP. HCM)

Trả lời câu hỏi của Giám đốc ĐHQG TP. HCM về chương trình đào tạo ngành Luật phải đổi mới như thế nào để giải quyết các bài toán của thực tiễn, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao cho rằng, trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐHQG TP. HCM) đã đào tạo tốt rồi nhưng muốn tốt hơn nữa thì cần bám sát thực tế cuộc sống. “Khoa học pháp lý, khoa học xét xử, tư pháp không phải là khoa học cơ bản mà là khoa học thực hành, vì vậy cần phải gắn liền với thực tế. Gắn với thực tế cuộc sống để đào tạo, nghiên cứu thì chất lượng đào tạo của chúng ta sẽ tăng lên”, PGS. TS Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh.

Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình 'truyền cảm hứng' cho sinh viên ĐHQG TP. HCM ảnh 2

Giám đốc ĐHQG TP. HCM Vũ Hải Quân chia sẻ tại chương trình. (Ảnh: ĐHQG TP. HCM)

Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao đặt hàng các nhà khoa học đóng góp, nghiên cứu và cho ý kiến để cải cách tư pháp Việt Nam trong tương lai. Ông hy vọng sẽ nhận được nhiều đề cử án lệ từ ĐHQG TP. HCM.

Trong khuôn khổ buổi làm việc, trường ĐH Kinh tế - Luật và Học viện Tòa án đã ký kết hợp tác về đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình 'truyền cảm hứng' cho sinh viên ĐHQG TP. HCM ảnh 3

Trường ĐH Kinh tế - Luật và Học viện Tòa án kí kết thỏa thuận hợp tác. (Ảnh: ĐHQG TP. HCM)

Theo thỏa thuận hợp tác, hai bên cam kết giới thiệu cho nhau các chuyên gia, giảng viên có năng lực về chuyên môn, kỹ năng, phương pháp và đủ điều kiện giảng dạy các chương trình đào tạo đại học và sau đại học. Hai bên sẽ phối hợp tổ chức các hội thảo, tọa đàm trao đổi kinh nghiệm về xây dựng chương trình đào tạo, giáo trình, tài liệu và phương pháp đào tạo. Hai bên còn giới thiệu, tổ chức cho giảng viên, học viên, sinh viên của mình đến tham quan, thực tập, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với giảng viên, học viên, sinh viên của bên kia trong quá trình đào tạo.

Ngoài ra, hai bên còn hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học pháp lý, đặc biệt là hoạt động công bố quốc tế, phản biện xã hội, tổ chức các hội thảo quốc gia, quốc tế, triển khai các đề tài, nhiệm vụ khoa học các cấp trong lĩnh vực pháp luật và các nội dung hợp tác khác theo chức năng và nhiệm vụ của hai bên.

Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình 'truyền cảm hứng' cho sinh viên ĐHQG TP. HCM ảnh 4

Trước đó, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao đã tham quan và trồng cây lưu niệm trong khuôn viên trường ĐH Kinh tế - Luật. (Ảnh: ĐHQG TP. HCM)

Nội dung bài nói chuyện của Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình là rất quan trọng. Bởi vì nó gợi mở cho các thầy cô, nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên những vấn đề lý luận, thực tiễn đặt ra trong công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam.

(PGS. TS Vũ Hải Quân - Giám đốc ĐHQG TP. HCM)

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Từ 24 - 28/4, Bộ GD - ĐT sẽ cho thí sinh là học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi trực tuyến

Từ 24 - 28/4, Bộ GD - ĐT sẽ cho thí sinh là học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi trực tuyến

SVVN - Bộ GD-ĐT vừa ban hành kế hoạch số 299/KH-BGDĐT về việc tổ chức Hội nghị tập huấn quy chế và nghiệp vụ tổ chức Kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2024. Từ 24/4 đến 28/4, Bộ sẽ tổ chức cho thí sinh là học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi trực tuyến trên Hệ thống quản lý thi. Thí sinh sẽ đăng ký dự thi chính thức từ 2/5 đến 17h ngày 10/5.
Chuyên gia mách nước để vượt qua áp lực thi cử

Chuyên gia mách nước để vượt qua áp lực thi cử

SVVN - “Giá trị con người không nằm ở điểm số, nhưng nó giúp con đường đi sau này dễ dàng hơn, nếu các bạn có mục tiêu và hoạch định được con đường đi của mình”, ThS Tâm lý Trần Thị Thanh Trà - giảng viên trường ĐH Mở TP. HCM chia sẻ tại chương trình "Hỗ trợ tâm lý học đường - đưa chuyên gia đến với trường học", sáng 8/4, tại trường THPT Nguyễn Chí Thanh (Q. Tân Bình, TP. HCM).