Cháo Mật Dụng - Những trái tim "giữ lửa"

SVVN - “Mang yêu thương, chia sẻ là hạnh phúc”. Mỗi cuối tuần, hoạt động nấu và phát cháo từ thiện vẫn đều đặn diễn ra suốt 8 năm với tinh thần muốn lan tỏa lòng nhân ái qua hoạt động thiện nguyện đầy ý nghĩa.

8h tối thứ Bảy là thời gian nghỉ ngơi của mỗi người sau một tuần làm việc. 3h sáng Chủ Nhật là thời gian nhiều người vẫn đang say giấc. Còn với các thành viên của CLB Hope – nhóm Cháo Mật Dụng, đó là thời gian các bạn dùng trái tim nồng ấm của tuổi trẻ, thắp lên ngọn lửa bập bùng để có được những suất cháo thơm ngon, ấm áp gửi đến bệnh nhân đang điều trị và người nhà tại bệnh viện Phổi Trung ương.

Cháo Mật Dụng - Những trái tim "giữ lửa" ảnh 1

Những nồi cháo "giữ lửa".

“ Vì cho đi là không mong nhận lại”

Nhóm Cháo Mật Dụng là một phân nhánh của  Câu lạc bộ tình nguyện Hope Hà Nội, được thành lập vào 21/10/2012 bởi anh Trần Trung Khải (thường gọi là Táo Xanh). Đến nay, đã trải qua 8 năm hoạt động.

Xuất phát từ tấm lòng hướng thiện, muốn gửi gắm tình cảm yêu thương đến những người đang gặp khó khăn, sẻ chia, giúp vơi đi phần nào những khó khăn ấy trong cuộc sống. Cụ thể, họ đã mang những suất cháo gửi tới một số bệnh nhân và người nhà tại bệnh viện Phổi Trung ương. Hơn thế nữa, nhóm được thành lập với mong muốn kéo sát mọi người, đặc biệt là sinh viên, lại gần với nhau hơn. Để mọi người có thêm nhiều bạn bè mới, cùng chia sẻ những câu chuyện với nhau, cùng nhau tạo nên kỷ niệm đẹp. Hướng mọi người đi đến cái thiện trong cuộc sống, làm việc với tâm hồn chân - thiện – mĩ, “ cho đi là không mong nhận lại”, tạo nên những giá trị tốt đẹp cho xã hội.

Cháo Mật Dụng - Những trái tim "giữ lửa" ảnh 2

Một số thành viên trong nhóm cháo Mật Dụng.

Từ những ngày đầu thành lập đến nay cũng đã  gần 8 năm. Hoạt động nấu cháo của nhóm vẫn diễn ra đều đặn vào 8h tối thứ Bảy đến 7h sáng Chủ Nhật hàng tuần tại chùa Mật Dụng, số 444 đường Thụy Khuê,  quận Tây Hồ và phát cháo tại bệnh viện Phổi Trung Ương, số 463 đường Hoàng Hoa Thám, quận Tây Hồ, Hà Nội.

Số lượng tình nguyện viên tham gia ổn định, thường duy trì từ 8 đến 12 bạn mỗi tuần. Các thành viên đến từ nhiều trường đại học khác nhau trên địa bàn Hà Nội: Học viện Kỹ thuật Quân sự, ĐH Ngoại thương, ĐH Sư phạm Hà Nội,,… và nhiều trường đại học khác. Để nấu được những nồi cháo thơm ngon, các bạn tình nguyện viên phải cùng nhau làm rất nhiều công việc từ chẻ củi, nhóm bếp đến thái gọi củ quả, trông nồi cháo... hầu hết các công việc trên đều được làm từ 3h sáng Chủ Nhật và phải hoàn thành trước 5h30 sáng để kịp di chuyển đi phát cháo tại bệnh viện. Công việc khá vất vả nhưng với sự nhiệt huyết, mong muốn được cống hiến, niềm hạnh phúc khi được giúp đỡ mọi người nên những vất vả đó cũng vơi đi phần nào. 

Cháo Mật Dụng - Những trái tim "giữ lửa" ảnh 3

Các thành viên trong nhóm tình nguyện đều phải thực hiện công việc từ 3h sáng để kịp có những suất cháo tặng bệnh nhân tại Bệnh viện Phối Trung ương.

Mỗi sáng Chủ Nhật nhóm phát gần 700 suất cháo nên lượng nguyên liệu để nấu cháo khá nhiều. Một lần nấu cần 11 kg gạo, 5 kg thịt băm, 6 kg khoai tây và bí đỏ. Mỗi tháng chi phí để mua nguyên liệu nấu cháo khoảng 2,5 triệu đồng (tùy theo giá thịt lợn mà chi phí có thể cao hơn). Những vật dụng khác có thể được tài trợ riêng từ các cá nhân.

Hiện tại, nguồn tài trợ chính cho đội là Chùa Mật Dụng, cô Tuyết, cô Tâm Anh, cô Hương (hỗ trợ gạo, rau củ và cả tiền mặt). Các cô còn hỗ trợ nhóm đi phát cháo tại bệnh viện. Ngoài ra, còn một chị mạnh thường quân giấu tên, chỉ liên lạc qua e-mail, tài trợ tiền nấu cháo hằng tháng.

Cháo Mật Dụng - Những trái tim "giữ lửa" ảnh 4

Thời gian qua, nhóm đã nhận được nhiều nguồn tài trợ kinh phí để thực hiện các hoạt động thiện nguyện.

Ngoài hoạt động nấu và phát cháo, vào các ngày lễ tết, nhóm cũng tổ chức các chương trình khác như: Tết Thiếu nhi, "Bánh chưng Yêu thương", "Mùa Hè Xanh", "Đông Yêu thương"...

Qua 8 năm hoạt động công việc có những điều thuận lợi và tất nhiên cũng có cả những khó khăn. Khi biết nhóm làm công việc thiện nguyện cần tìm địa điểm nấu cháo, Sư Thầy ở chùa Mật Dụng đã ưu ái tạo điều kiện. Thầy dành cho nhóm một khoảng không gian rộng phía sau Chùa để nấu cháo và một gian phòng để các bạn nghỉ ngơi.

Hoạt động nấu cháo vào ngày cuối tuần nên các bạn sinh viên có nhiều thời gian rảnh hơn, tham gia đầy đủ và nhiệt tình hơn. Tuy nhiên, do thời gian nấu cháo, nên các bạn khó khăn hơn trong việc ở qua đêm tại Chùa, đặc biệt là mùa nắng nóng vì phải trông nồi cháo trên bếp củi.

Cháo Mật Dụng - Những trái tim "giữ lửa" ảnh 5  

Trong đợt dịch Covid, do nơi phát là bệnh viện nên hiện tại hoạt động phát cháo diễn ra theo quy định khắt khe của bệnh viện và nhóm mới bắt đầu hoạt động lại từ tháng 7.

Nhận lại những thứ còn quý hơn cả vật chất.

“ Làm công việc này có mệt mỏi không? Nhận lại được cái gì?” là câu hỏi các bạn tình nguyện viên của nhóm ít nhiều đều được nghe qua. 

Và câu trả lời dĩ nhiên là rất mệt. Thời tiết Hà Nội những ngày hè thì oi bức vô cùng, có đến đêm thì cũng chẳng mát được bao nhiêu mà còn thêm vào hơi nóng từ bếp lửa tỏa ra. Đến khi trời lạnh thì cái rét cắt da cắt thịt. Nhưng dù nóng hay lạnh thì vẫn đều đặn mỗi tuần, gần 700 suất cháo thơm ngon vẫn đến tay các bệnh nhân và người nhà. Với các bạn ấy, nóng cũng được, lạnh cũng chẳng sao. Khi trời nóng, luồng gió mát lạnh từ tâm hồn tươi đẹp của các bạn sẽ xua tan đi cái oi bức. Khi trời lạnh thì hơi ấm từ trái tim nhiệt huyết lan tỏa giúp sưởi ấm cơ thể mỗi người. Chịu khổ, chịu khó, mọi người đều nói các bạn chẳng nhận được gì cả nhưng với các bạn thứ nhận lại được đâu cần phải là vật chất mới là được nhận lại. Một bạn tình nguyện viên tham gia hoạt động cùng nhóm Cháo đã 2 năm chia sẻ:

“ Đi Cháo có nhiều cái vui lắm. Mình được làm quen mọi người, có thêm nhiều bạn bè mới. Buổi tối sau khi chuẩn bị xong mọi thứ để mai nấu cháo, mọi người tụ tập chơi Boardgame đến tận khuya, rồi sáng 3 giờ đã dậy nấu. Thích nhất là khi đến bệnh viện, nhìn thấy mọi người xếp hàng dài chờ phát cháo là chúng mình vui rồi, vì nhóm được mọi người ủng hộ nhiệt tình mà. Có một bác bệnh nhân làm hẳn một bài thơ tặng nhóm nữa.”

Lúc mới tham gia xung quanh toàn các anh chị năm 2 năm 3, có những anh chị thậm chí còn ra trường rồi nên mình rụt rè lắm. Mấy lần đầu đi Cháo, mình không dám đi một mình, vì ngại mà, nên toàn rủ ai đó đi cùng thôi. Nhưng dần dần mình bắt đầu quen hơn, anh chị ở đó cũng thân thiện và hòa đồng nữa, nên rảnh là mình đi, đi một mình cũng không sao hết. Sau khi hoạt động tại Cháo, mình trưởng thành hơn nhiều. Mình trở nên tự tin hơn, không nhút nhát như khi mới bước vào năm nhất nữa. Hơn thế nữa, Cháo dạy cho mình rằng, giúp đỡ người khác cũng là một cách để đem lại niềm vui cho chính bản thân mình, trao đi cũng chính là nhận lại.”

Cháo Mật Dụng - Những trái tim "giữ lửa" ảnh 6

Một số hoạt động thiện nguyện khác của nhóm vào mùa Tết.

Sinh ra không ai muốn có một cuộc sống thiếu may mắn. Tạo hóa cho các bạn ấy một cuộc sống tốt đẹp hơn rất nhiều cuộc sống khác. Các bạn đã dùng đôi bàn tay trống không với trái tim nhiệt huyết và tâm hồn trong sáng để thắp lên ngọn lửa, cùng san sẻ bớt sự bất công cùng những người thiếu may mắn hơn. Những giá trị nhỏ bé nhưng mang ý nghĩa to lớn là niềm vui, niềm hạnh phúc. Cho đi không mong nhận lại. Sống trọn vẹn từng giây phút mà bản thân vẫn còn có thể vui vẻ cười đùa thoải mái và đơn thuần nhất. Giây phút đó là thanh xuân của các bạn.

                                                                          Ảnh: Cháo Mật Dụng – CLB Tình Nguyện Hope.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Hai thanh niên Sơn La đưa nông nghiệp sạch lên bản đồ số

Hai thanh niên Sơn La đưa nông nghiệp sạch lên bản đồ số

SVVN - Từ một thanh niên sinh ra và lớn lên ở vùng đất Sơn La, Hà Văn Sáng và Quàng Thị Vy không chỉ mang trong mình ước mơ làm giàu từ nông nghiệp mà còn tiên phong áp dụng công nghệ số vào phát triển mô hình chăn nuôi và trồng trọt. Dự án ‘Thanh niên nông thôn chuyển đổi kỹ thuật số’ đã không chỉ tạo ra những sản phẩm nông sản sạch mà còn đưa chúng đến gần hơn với cộng đồng qua nền tảng YouTube, TikTok, Facebook... thu hút hàng nghìn lượt theo dõi.
Cô gái Việt giành 2 học bổng danh giá và cuốn nhật ký tuổi trẻ đặc biệt

Cô gái Việt giành 2 học bổng danh giá và cuốn nhật ký tuổi trẻ đặc biệt

SVVN - Phạm Lê Bảo Ngân, sinh năm 2000, hiện đang theo học Thạc sĩ ngành Luật Kinh doanh Quốc tế và Trọng tài ở Ba Lan với học bổng 100% của trường Đại học Silesia. Sau khi hoàn thành 1 năm học ở Ba Lan, cô nàng đã nhận được học bổng trao đổi sinh viên Erasmus+ của Liên minh Châu Âu, nên cô sẽ hoàn thành năm thứ hai Thạc sĩ Luật ở Ý.
Không khí lạnh tràn về, sinh viên Thủ đô thích nghi thế nào để chuẩn bị cho mùa Đông sắp tới?

Không khí lạnh tràn về, sinh viên Thủ đô thích nghi thế nào để chuẩn bị cho mùa Đông sắp tới?

SVVN - Nhiệt độ giảm sâu, những cơn mưa bất chợt kéo dài từ đêm 25/11 đã khiến nhịp sống của sinh viên Thủ đô thay đổi đáng kể. Trước sự chuyển biến của thời tiết, các bạn trẻ phải tìm cách cân bằng giữa học tập, sinh hoạt và giữ gìn sức khỏe để chuẩn bị thích ứng cho những ngày Đông sắp tới.
Ký ức thầy cô trong lòng sinh viên

Ký ức thầy cô trong lòng sinh viên

SVVN - Ngày 20/11 không chỉ là dịp để tri ân và bày tỏ lòng biết ơn đối với thầy cô, mà còn là cơ hội để bạn trẻ cùng tôn vinh trí tuệ và tình yêu mà những người thầy, người cô đã dành trọn cho thế hệ học trò. Đó là những giá trị không thể đong đếm bằng vật chất, mà là những bài học quý giá, những tình cảm chân thành mà thầy cô đã 'gieo trồng' trong lòng mỗi sinh viên.
Nữ 'Sinh viên 5 tốt' đại diện thế hệ trẻ vinh dự trao hoa tặng Tổng Bí thư Tô Lâm trong sự kiện tôn vinh các nhà giáo

Nữ 'Sinh viên 5 tốt' đại diện thế hệ trẻ vinh dự trao hoa tặng Tổng Bí thư Tô Lâm trong sự kiện tôn vinh các nhà giáo

SVVN - Lê Huyền Trang là sinh viên tiêu biểu của khoa Kinh tế Phát triển, trường ĐH Kinh tế (ĐHQG Hà Nội). Cô vinh dự đại diện thế hệ trẻ cả nước trao hoa tặng Tổng Bí thư Tô Lâm, tại chương trình 'Gặp mặt các nhà giáo tiêu biểu toàn quốc', nhân Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11).