Chi bạc triệu để gắp thú nhồi bông

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Những máy gắp thú nhồi bông xuất hiện ở các trung tâm thương mại, phố đi bộ ngày càng thu hút đông đảo bạn trẻ, với một số người sẵn sàng chi cả triệu đồng để “săn” những món đồ chơi này.

Từ trò chơi giải trí đến cơn "nghiện" khó kiểm soát?

Hồng Hạnh (24 tuổi, Hà Nội), một "tín đồ" của trò chơi gắp thú, chia sẻ: “Ban đầu mình chỉ định thử vài lần cho vui. Mỗi lần bỏ ra vài chục nghìn không thấy ảnh hưởng gì nhiều. Nhưng càng chơi lại càng hăng, hăng rồi lại càng muốn thắng, đặc biệt là khi các máy gắp thú cập nhật những mẫu thú bông hiếm hoặc có mẫu mã đẹp như Capybara, Labubu, Baby Three. Có hôm, mình đứng ở máy gắp hơn 2 tiếng, đến khi nhìn lại thì số tiền tiêu hết gần 2 triệu đồng,” Hạnh kể lại.

Không chỉ có những lần chi tiền “khủng” như vậy, Hạnh còn thường xuyên tranh thủ giờ nghỉ trưa để tìm đến các máy gắp gần công ty, với hy vọng thử vận may. Cô nàng nhớ lại: “Có hôm mình gắp mãi không được, bực mình nên cứ chơi liên tục. Tiền trong ví hết, mình còn chuyển khoản cho bạn để mượn thêm vài trăm nghìn. Khi gắp được con thú, mình vui thật, nhưng nghĩ lại số tiền đã bỏ ra thì không đáng chút nào", cô gái trẻ cười trừ.

Chi bạc triệu để gắp thú nhồi bông ảnh 1

Nhiều bạn trẻ đã chi hàng triệu đồng cho những máy gắp thú bông. (Ảnh: meii)

"Từng tiêu hết nửa tháng lương vì máy gắp thú”

Thanh Mai (25 tuổi, TP.HCM) cũng là một “tay chơi” máy gắp thú nhồi bông có tiếng trong hội nhóm trên mạng xã hội. Mai bắt đầu đam mê này từ năm 2022, khi nhìn thấy những video gắp thú trên TikTok và YouTube. Ban đầu, cô gái trẻ chỉ coi đây là một trò chơi giải trí nhẹ nhàng, nhưng dần dần, việc gắp thú trở thành cơn "nghiện" khó bỏ.

“Thú nhồi bông ở máy gắp trông đáng yêu, cảm giác chiến thắng khi gắp được khiến mình không thể dừng lại. Có lần, mình vừa nhận lương được vài ngày đã tiêu hết sạch hơn 2 triệu đồng tiền gắp thú chỉ trong một buổi tối,” Mai kể lại.

Chi bạc triệu để gắp thú nhồi bông ảnh 2

Mai "săn lùng' từng địa điểm được quảng cáo là dễ thắng. (Ảnh: NVCC)

Mai không ngại thừa nhận rằng cô nàng từng có khoảng thời gian "săn lùng" các cửa hàng có máy gắp thú được quảng cáo là dễ thắng. “Mình từng chạy xe hơn 10 km chỉ để đến một trung tâm thương mại có máy gắp mà người ta quảng cáo là "trúng 100%". Nhưng khi đến nơi, mình đã tiêu hơn 1 triệu mà chẳng gắp được gì”, cô nàng 25 tuổi nói với vẻ ngao ngán.

Cần tỉnh táo trước "cơn vui" nhất thời

Theo chuyên gia, Th.S Nguyễn Mạnh Tuấn, hiện đang làm việc tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương, hiện tượng "nghiện" máy gắp thú này xuất phát từ cơ chế “thưởng” của não bộ khi đạt được mục tiêu.

“Mỗi lần gắp được thú nhồi bông, não bộ sẽ tiết ra dopamine - một loại chất mang lại cảm giác hưng phấn. Điều này khiến người chơi dễ bị cuốn vào việc phải cố gắng gắp thêm để tiếp tục tận hưởng cảm giác chiến thắng, dẫn đến việc chi tiêu không kiểm soát,” ông giải thích.

“Máy gắp thú nhồi bông cũng được thiết kế để tạo ra cảm giác 'kỳ vọng cao'. Mỗi lần người chơi gắp hụt, họ nghĩ rằng chỉ cần thêm một lần nữa là sẽ thành công. Tâm lý này được gọi là ‘ảo giác kiểm soát’ – người chơi tin rằng mình có thể kiểm soát kết quả, dù thực tế xác suất thắng đã được lập trình sẵn để thấp hơn nhiều so với kỳ vọng,” ông cho biết thêm.

Chi bạc triệu để gắp thú nhồi bông ảnh 3

Máy gắp thú bông được thiết kế bắt mắt với đủ loại mẫu mã khác nhau. (Ảnh: sara jade)

Thạc sĩ Nguyễn Mai Lan, chuyên viên marketing tại Công ty Cổ phần One Mount Group cho biết sự phổ biến của máy gắp thú nhồi bông có thể lý giải ở một số điểm chính:

“Các máy gắp thường được thiết kế bắt mắt. Những món đồ trong máy gắp cũng thường được lựa chọn kỹ lưỡng để hấp dẫn về mặt thị giác. Thú nhồi bông bên trong cũng thường có kích thước lớn, màu sắc sặc sỡ và thiết kế đáng yêu, tạo cảm giác ‘muốn sở hữu ngay lập tức’ cho người chơi,” chị phân tích.

Ngoài ra, chị cho biết, yếu tố quan trọng nhất là thiết kế cơ chế của máy gắp. “Cánh tay gắp thường được lập trình để nới lỏng hoặc không giữ chặt món đồ, khiến việc gắp trúng trở nên cực kỳ khó khăn. Tuy nhiên, đôi lúc máy sẽ cho người chơi ‘thắng’ ngẫu nhiên để duy trì động lực chơi tiếp. Đây là cách mà người chơi bị cuốn vào mà không hề hay biết,” chị nói.

Thạc sĩ cũng cho biết, các nhà kinh doanh thường tận dụng tâm lý “đã chơi thì phải thắng” để kéo dài thời gian và số tiền mà người chơi bỏ ra: “Họ biết cách làm cho món đồ khó gắp vừa đủ để người chơi không nản lòng, nhưng cũng không dễ dàng đến mức mất hứng thú".

Cả hai chuyên gia đều đồng ý rằng trò chơi gắp thú không xấu. Tuy nhiên, nếu lạm dụng, sẽ gây nguy cơ "nghiện". Chuyên gia Nguyễn Mạnh Tuấn khuyến nghị: “Nếu bạn muốn chơi để giải trí, hãy đặt ra giới hạn ngân sách rõ ràng và không bao giờ vượt quá số tiền đó. Quan trọng là phải biết dừng lại khi cảm thấy mình đang mất kiểm soát.”

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Hành trình trở về quê hương và khởi nghiệp từ hoa cẩm cù

Hành trình trở về quê hương và khởi nghiệp từ hoa cẩm cù

SVVN - Sau nhiều năm sống và làm việc nơi đất khách, Đỗ Văn Phúc (sinh năm 1991) – quyết định trở về quê hương Bình Phước, với khát vọng làm giàu trên chính mảnh đất cha ông để lại. Hành trình này không chỉ là bước ngoặt lớn trong cuộc đời anh mà còn là câu chuyện truyền cảm hứng về ý chí vươn lên và sự gắn bó với quê nhà.
Hành trình chinh phục Lùng Cúng: Sức hút mới với sinh viên và người trẻ

Hành trình chinh phục Lùng Cúng: Sức hút mới với sinh viên và người trẻ

SVVN - Đỉnh Lùng Cúng, với độ cao 2.913m, nằm sừng sững giữa vùng núi Mù Cang Chải (Yên Bái), đang trở thành điểm trekking hấp dẫn trong cộng đồng sinh viên và các bạn trẻ yêu thích khám phá thiên nhiên. Không chỉ là một hành trình chinh phục, cung đường này còn mang lại những trải nghiệm đậm chất phiêu lưu, giúp người tham gia thoát khỏi nhịp sống hối hả để hòa mình vào vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng Tây Bắc.
'Tín chỉ Carbon Việt Nam': Sáng tạo xanh từ nhóm cựu sinh viên trẻ

'Tín chỉ Carbon Việt Nam': Sáng tạo xanh từ nhóm cựu sinh viên trẻ

SVVN - Xuất phát từ tình yêu với môi trường và mong muốn đóng góp cho xã hội, một nhóm cựu sinh viên trẻ đã chung tay phát triển dự án 'Tín chỉ Carbon Việt Nam'. Không chỉ giàu nhiệt huyết, nhóm còn thể hiện tư duy sáng tạo và nền tảng kiến thức vững vàng để hiện thực hóa giải pháp đo đạc, tính toán trữ lượng carbon bằng công nghệ hiện đại.
Sinh viên trường Đại Nam hào hứng với Trường học hay Trường đời

Sinh viên trường Đại Nam hào hứng với Trường học hay Trường đời

SVVN - Ngày 5/12, toạ đàm "Sinh viên trước ngưỡng cửa tự lập" thuộc chuỗi chương trình hướng nghiệp "Trường học hay Trường đời'" do Báo Tiền Phong phối hợp tổ chức cùng Hệ thống Đào tạo Thiết kế, Kỹ xảo 3D & Game - Arena Multimedia và Trường Đại học Đại Nam đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp với giảng viên và sinh viên Nhà trường. Thành công đó xuất phát từ sự hào hứng, say mê học hỏi và tinh thần nồng nhiệt của các bạn sinh viên.
Những dự án sáng tạo gây ấn tượng tại Chung kết 'Sao Kim 2024'

Những dự án sáng tạo gây ấn tượng tại Chung kết 'Sao Kim 2024'

SVVN - Vượt qua hàng trăm ý tưởng sáng tạo, GlobeID - ứng dụng blockchain định danh số duy nhất - đã xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi 'Sao Kim 2024'. Dự án mang đến giải pháp đột phá giúp ngăn chặn tài khoản giả mạo, tối ưu hóa chi phí cho các tổ chức Web3, đồng thời cung cấp công cụ quản lý tài sản và phân tích thông minh cho người dùng.
Hoa khôi Áo dài Việt Nam 2024 lưu giữ vẻ đẹp và giá trị văn hóa truyền thống hòa quyện hiện đại qua tà áo dài cách tân

Hoa khôi Áo dài Việt Nam 2024 lưu giữ vẻ đẹp và giá trị văn hóa truyền thống hòa quyện hiện đại qua tà áo dài cách tân

SVVN - Hoa khôi Áo dài Việt Nam 2024 Nguyễn Thảo Nguyên (sinh năm 2000 tại Hà Nội) gây ấn tượng mạnh với nhan sắc rạng rỡ, thần thái cuốn hút và bộ áo dài đỏ cách tân đầy sáng tạo trong bộ ảnh mới. Không chỉ sở hữu vẻ đẹp ngoại hình, Thảo Nguyên còn là một giảng viên trợ giảng tại Trường Đại học Y - Dược, Đại học Thái Nguyên, ghi dấu ấn bởi tài năng và tâm huyết trong cả lĩnh vực giáo dục và ngành Y.