Cơ hội xét tuyển đại học ngang nhau đối với thí sinh thi đợt 1 và 2

0:00 / 0:00
0:00
Cơ hội xét tuyển đại học ngang nhau đối với thí sinh thi đợt 1 và 2
SVVN - PGS. TS Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD - ĐT đã khẳng định, thí sinh thi đợt 1 và 2 có cơ hội xét tuyển ngang nhau.

Theo PGS. TS Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD - ĐT cho biết: Năm 2021, sẽ tổ chức xét tuyển, tuyển sinh đại học sau khi kỳ thi tốt nghiệp THPT cả 2 đợt đã hoàn thành (áp dụng đối với cơ sở đào tạo và thí sinh sử dụng kết quả thi tốt nghiệp để xét tuyển). Như vậy, các em thi đợt 1 và 2 có cơ hội xét tuyển ngang nhau, đảm bảo quyền lợi và sự công bằng đối với thí sinh.

Trong trường hợp này, các cơ sở đào tạo cũng không cần tính toán các phương án để dành lại chỉ tiêu xét tuyển đợt 2, cũng giống như đã thực hiện năm 2020.

Cơ hội xét tuyển đại học ngang nhau đối với thí sinh thi đợt 1 và 2 ảnh 1

PGS. TS Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD - ĐT.

PGS. TS Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD – ĐT: "Trong trường hợp dịch diễn biến phức tạp hơn khiến cho khoảng cách giữa đợt 2 thi THPT quá xa, Bộ GD - ĐT sẽ có các chỉ đạo và hướng dẫn tiếp theo. Mục tiêu cuối cùng là đảm bảo quyền lợi của thí sinh, an toàn phòng chống dịch bệnh nhưng vẫn không ảnh hưởng tới chất lượng tuyển sinh ĐH, CĐSP", bà Nguyễn Thu Thủy cho hay.

"Quan điểm của Bộ GD - ĐT là nhất quán trong chủ trương xét tuyển chung, đảm bảo công bằng quyền lợi cho thí sinh trong cả 2 đợt thi", Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học nhấn mạnh.

Phát huy kinh nghiệm từ năm 2020, năm nay, Bộ GD - ĐT đã chủ động xây dựng, triển khai phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng trong tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, bảo đảm an toàn, nghiêm túc, khách quan và công bằng. Công tác chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT được thực hiện trên tinh thần sát sao, không chủ quan với diễn biến dịch bệnh.

Bộ trưởng Bộ GD - ĐT Nguyễn Kim Sơn

Hiện nay, tại một số địa phương như TP. HCM, Bắc Giang… dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều khu vực bị cách ly phong tỏa, số lượng học sinh là F1, F2 dự kiến sẽ tham gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 2 là khá cao. Đại diện Bộ GD - ĐT thừa nhận, công tác thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, điều này không gây bất ngờ và đã có sự chuẩn bị trước.

"Việc đã có kinh nghiệm tổ chức xét tuyển sinh trong mùa dịch, cộng với việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tiếp tục đa dạng hóa và kết hợp các phương thức xét tuyển đã giúp giảm bớt khá nhiều áp lực và khó khăn đối với việc tuyển sinh năm nay. Theo số liệu chúng tôi có được, chỉ tiêu tuyển sinh dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT chiếm khoảng 55%, chỉ tiêu xét tuyển bằng các hình thức khác chiếm khoảng 45%", bà Nguyễn Thu Thủy nói.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tuyển sinh năm 2025: Đảm bảo công bằng, minh bạch cho thí sinh

Tuyển sinh năm 2025: Đảm bảo công bằng, minh bạch cho thí sinh

SVVN - Thứ trưởng Bộ GD - ĐT Hoàng Minh Sơn vừa chủ trì tọa đàm góp ý Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học và cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Tọa đàm thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia giáo dục, lãnh đạo các trường đại học, cao đẳng và các sở GD - ĐT.
Nhìn lại các ngành học mới năm 2024: Cơ hội việc làm rộng mở, mức lương hấp dẫn

Nhìn lại các ngành học mới năm 2024: Cơ hội việc làm rộng mở, mức lương hấp dẫn

SVVN - Trong bối cảnh thị trường lao động toàn cầu thay đổi nhanh chóng, năm 2024 đánh dấu sự ra đời của nhiều ngành học mới tại các trường đại học Việt Nam. Những ngành này không chỉ đón đầu xu thế phát triển công nghệ và hội nhập quốc tế mà còn hứa hẹn mang lại mức lương cao và cơ hội nghề nghiệp rộng mở.
TS Phan Tấn Lực và hành trình truyền cảm hứng từ nghiên cứu khởi sự kinh doanh xã hội

TS Phan Tấn Lực và hành trình truyền cảm hứng từ nghiên cứu khởi sự kinh doanh xã hội

SVVN - Giải thưởng 'Khuê Văn Các' mới đây đã tôn vinh những nhà khoa học trẻ có những đóng góp xuất sắc cho sự phát triển của xã hội. Trong đó, TS Phan Tấn Lực gây ấn tượng với nghiên cứu về ý định khởi sự kinh doanh xã hội. Không chỉ là một công trình khoa học, nghiên cứu của anh còn là nguồn cảm hứng, khơi dậy khát vọng xây dựng một tương lai bền vững, nơi lợi ích xã hội và kinh tế luôn được kết nối chặt chẽ.
ThS Nguyễn Hữu Hoàng: Nghiên cứu chuyển đổi số giúp người cao tuổi Việt Nam thích ứng

ThS Nguyễn Hữu Hoàng: Nghiên cứu chuyển đổi số giúp người cao tuổi Việt Nam thích ứng

SVVN - ThS Nguyễn Hữu Hoàng - nghiên cứu sinh tại ĐH Xã hội Quốc gia Nga đã dành tâm huyết khám phá hành trình thích ứng xã hội của người cao tuổi Việt Nam trước làn sóng chuyển đổi số, đóng góp khung lý thuyết mới và đề xuất những giải pháp thực tiễn nhằm kết nối thế hệ và xây dựng một xã hội bao trùm hơn trong thời đại công nghệ.