Đìu hiu chợ đêm Làng Đại học Thủ Đức

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Nằm trong khuôn viên Nhà văn hóa Sinh viên TP. HCM, những năm về trước, khu chợ đêm Làng Đại học Thủ Đức luôn tấp nập 'kẻ bán, người mua', song, thời gian gần đây, nhiều gian hàng gặp phải tình trạng ế ẩm do sinh viên ít chịu 'chi tiền'.

Cứ mỗi tối hằng ngày, vào khoảng 17h đến 18h, các gian hàng chợ đêm bắt đầu được dọn ra để sẵn sàng phục vụ các bạn sinh viên.

Các mặt hàng được bày bán ở chợ đêm đa dạng. Từ các vật dụng thiết yếu, đến quần áo, giày dép, trang sức và còn có cả những khu vực buôn bán đồ ăn, thức uống.

Mức giá tại đây rất phù hợp với túi tiền của sinh viên. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều tiểu thương bày tỏ sự chán nản khi phải “gồng lỗ”, gắng cầm cự lại thêm thời gian xem tình hình có được cải thiện. Nguyên do là vì trong năm nay, lượng khách mua hàng giảm đi đáng kể.

Ông Phạm Văn Hiệp (49 tuổi) đã buôn bán tại khu chợ này từ ngày chợ mới hoạt động, tâm sự: “Trước đây, tầm 8h tối là chợ rất đông khách nhưng thời gian gần đây, thưa vắng hơn. Cuối tuần mà có sự kiện mới đông, còn mưa gió thì sẽ vắng”. Ông chia sẻ, những kiểu chợ truyền thống hiện tại rất khó cạnh tranh với các sàn thương mại điện tử, vì sinh viên thời nay ưa chuộng mua sắm trên sàn thương mại điện tử hơn là mua sắm trực tiếp ngoài hàng.

Đìu hiu chợ đêm Làng Đại học Thủ Đức ảnh 1

Các gian hàng trong khu chợ đêm Làng Đại học Thủ Đức vắng bóng sinh viên đi mua sắm.

Vợ ông Hiệp, bà Đào Thị Phương Dung (48 tuổi) cho biết thêm, các hàng quán xung quanh ai cũng gặp phải tình trạng ế ẩm, không buôn bán được. Trừ những hàng quán thiết yếu như quầy đồ ăn, thức uống vì sinh viên không được nấu ăn trong ký túc xá, còn lại, các tiểu thương đều gặp phải tình trạng lao đao, “gồng lỗ” gắng trụ lại với nghề, thậm chí có người còn phải đi làm thêm nghề khác.

Đìu hiu chợ đêm Làng Đại học Thủ Đức ảnh 2

Chị Phượng xem lại lần livestream năm ngoái, người mua hàng ghé quầy tấp nập. (Ảnh: Thùy Trân)

Chị Đào Thị Kim Phượng (35 tuổi), người buôn bán tại chợ đêm được khoảng 7 năm, buồn bã chia sẻ: “Ngày trước, mua 10 người, giờ chỉ còn 2 người. Ngày trước, một người mua 2 - 3 cái, giờ một người chỉ mua mỗi một cái. Mỗi năm người mua lại giảm dần”. Theo chị Phượng, những người mới không có ai dám mở gian hàng để bán tại đây, chỉ có những người đã buôn bán lâu năm tại đây tiếp tục cầm trụ với nghề.

Hiện tại, những người buôn bán ở chợ đều đang chờ đến thời điểm cận Tết, khi ấy nhu cầu mua sắm của sinh viên có lẽ sẽ tăng lên.

Lí do chợ đêm không còn đông đúc, tấp nập như xưa, có lẽ một phần là do sinh viên đã biết quản lý chi tiêu chặt chẽ hơn. Trần Đặng Tấn Nguyên (năm thứ nhất, trường ĐH Bách khoa, ĐHQG TP. HCM) cho biết, anh thường xuyên ghé đến chợ đêm 1 - 2 lần/tuần, tuy nhiên, chỉ ghé để mua những vật dụng thiết yếu và không thường xuyên mua các đồ vật không cần thiết như quần áo, phụ kiện…

Chia sẻ về thói quen mua sắm của mình, Bùi Ngọc Khuê (năm thứ nhất, trường ĐH Kinh tế - Luật, ĐHQG TP. HCM) cho biết: “Mình không mua sắm thường xuyên ở chợ, vì mình không có thời gian và đường đến chợ cũng khá bất tiện. Các mặt hàng trong đó mình hầu như có thể mua qua mạng, với giá cả ưu đãi, nhiều sự lựa chọn và không phải mất công đi xa”.

Đìu hiu chợ đêm Làng Đại học Thủ Đức ảnh 3
Sinh viên chỉ ghé nhiều nhất vào những quầy hàng nhu yếu phẩm. (Ảnh: Thùy Trân)

Ngoài ra, một phần là do chợ truyền thống phải cạnh tranh với chợ trực tuyến. Nguyễn Thu Trang (năm thứ ba, trường ĐH Thủ Dầu Một) chia sẻ, Trang thường ghé chợ đêm mỗi tháng một lần nhưng không thường xuyên mua hàng.

Theo Trang, việc mua sắm của cô thường phải được tính toán từ trước: “Hôm nay, mình dự định đi chơi thì mình chỉ đi chơi, nếu đi qua, mình thấy có món hay thì mình sẽ cân nhắc có mua hay không, còn hôm nào dự định mua đồ thì mình sẽ ưu tiên việc mua đồ”. Trang cho biết thêm, cô mua đồ ở sàn thương mại điện tử nhiều hơn, vì tiện lợi và giá cũng ‘mềm’ hơn.

Nguyễn Hồng Nhật Long (năm hứ ba, ĐH Công nghệ thông tin, ĐHQG TP. HCM) mỗi tuần ghé đến chợ đêm khoảng 1 - 2 lần. Anh chia sẻ: “Các mặt hàng mình thường quan tâm và hay mua nhất là đồ ăn, thức uống”, đối với các mặt hàng khác, Nhật Long ưu tiên việc mua hàng trên sàn điện tử, vì đa dạng và có nhiều ưu đãi hơn.

MỚI - NÓNG
Giải Taekwondo Cảnh sát châu Á 2024: Gắn kết vì hòa bình và an ninh toàn cầu
Giải Taekwondo Cảnh sát châu Á 2024: Gắn kết vì hòa bình và an ninh toàn cầu
SVVN - Lễ khai mạc Giải Taekwondo Cảnh sát châu Á mở rộng năm 2024 được tổ chức tại tỉnh Quảng Ninh, đã mang đến một không gian văn hóa và thể thao đặc sắc, để lại dấu ấn đậm nét về tinh thần đoàn kết quốc tế. Sự kiện lần đầu tiên do Bộ Công an Việt Nam và Liên đoàn Taekwondo Cảnh sát thế giới phối hợp tổ chức, diễn ra từ ngày 6 – 9/12.

Có thể bạn quan tâm

'Tín chỉ Carbon Việt Nam': Sáng tạo xanh từ nhóm cựu sinh viên trẻ

'Tín chỉ Carbon Việt Nam': Sáng tạo xanh từ nhóm cựu sinh viên trẻ

SVVN - Xuất phát từ tình yêu với môi trường và mong muốn đóng góp cho xã hội, một nhóm cựu sinh viên trẻ đã chung tay phát triển dự án 'Tín chỉ Carbon Việt Nam'. Không chỉ giàu nhiệt huyết, nhóm còn thể hiện tư duy sáng tạo và nền tảng kiến thức vững vàng để hiện thực hóa giải pháp đo đạc, tính toán trữ lượng carbon bằng công nghệ hiện đại.
Sinh viên trường Đại Nam hào hứng với Trường học hay Trường đời

Sinh viên trường Đại Nam hào hứng với Trường học hay Trường đời

SVVN - Ngày 5/12, toạ đàm "Sinh viên trước ngưỡng cửa tự lập" thuộc chuỗi chương trình hướng nghiệp "Trường học hay Trường đời'" do Báo Tiền Phong phối hợp tổ chức cùng Hệ thống Đào tạo Thiết kế, Kỹ xảo 3D & Game - Arena Multimedia và Trường Đại học Đại Nam đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp với giảng viên và sinh viên Nhà trường. Thành công đó xuất phát từ sự hào hứng, say mê học hỏi và tinh thần nồng nhiệt của các bạn sinh viên.
Những dự án sáng tạo gây ấn tượng tại Chung kết 'Sao Kim 2024'

Những dự án sáng tạo gây ấn tượng tại Chung kết 'Sao Kim 2024'

SVVN - Vượt qua hàng trăm ý tưởng sáng tạo, GlobeID - ứng dụng blockchain định danh số duy nhất - đã xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi 'Sao Kim 2024'. Dự án mang đến giải pháp đột phá giúp ngăn chặn tài khoản giả mạo, tối ưu hóa chi phí cho các tổ chức Web3, đồng thời cung cấp công cụ quản lý tài sản và phân tích thông minh cho người dùng.
Hoa khôi Áo dài Việt Nam 2024 lưu giữ vẻ đẹp và giá trị văn hóa truyền thống hòa quyện hiện đại qua tà áo dài cách tân

Hoa khôi Áo dài Việt Nam 2024 lưu giữ vẻ đẹp và giá trị văn hóa truyền thống hòa quyện hiện đại qua tà áo dài cách tân

SVVN - Hoa khôi Áo dài Việt Nam 2024 Nguyễn Thảo Nguyên (sinh năm 2000 tại Hà Nội) gây ấn tượng mạnh với nhan sắc rạng rỡ, thần thái cuốn hút và bộ áo dài đỏ cách tân đầy sáng tạo trong bộ ảnh mới. Không chỉ sở hữu vẻ đẹp ngoại hình, Thảo Nguyên còn là một giảng viên trợ giảng tại Trường Đại học Y - Dược, Đại học Thái Nguyên, ghi dấu ấn bởi tài năng và tâm huyết trong cả lĩnh vực giáo dục và ngành Y.
Hai thanh niên Sơn La đưa nông nghiệp sạch lên bản đồ số

Hai thanh niên Sơn La đưa nông nghiệp sạch lên bản đồ số

SVVN - Từ một thanh niên sinh ra và lớn lên ở vùng đất Sơn La, Hà Văn Sáng và Quàng Thị Vy không chỉ mang trong mình ước mơ làm giàu từ nông nghiệp mà còn tiên phong áp dụng công nghệ số vào phát triển mô hình chăn nuôi và trồng trọt. Dự án ‘Thanh niên nông thôn chuyển đổi kỹ thuật số’ đã không chỉ tạo ra những sản phẩm nông sản sạch mà còn đưa chúng đến gần hơn với cộng đồng qua nền tảng YouTube, TikTok, Facebook... thu hút hàng nghìn lượt theo dõi.
Cô gái Việt giành 2 học bổng danh giá và cuốn nhật ký tuổi trẻ đặc biệt

Cô gái Việt giành 2 học bổng danh giá và cuốn nhật ký tuổi trẻ đặc biệt

SVVN - Phạm Lê Bảo Ngân, sinh năm 2000, hiện đang theo học Thạc sĩ ngành Luật Kinh doanh Quốc tế và Trọng tài ở Ba Lan với học bổng 100% của trường Đại học Silesia. Sau khi hoàn thành 1 năm học ở Ba Lan, cô nàng đã nhận được học bổng trao đổi sinh viên Erasmus+ của Liên minh Châu Âu, nên cô sẽ hoàn thành năm thứ hai Thạc sĩ Luật ở Ý.