Dở khóc dở cười chuyện các câu lạc bộ Đại học tuyển người ... 'khó như tham gia phỏng vấn xin việc'

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Tân sinh viên mới bước chân vào giảng đường đại học không khỏi ngỡ ngàng với quy trình ứng tuyển vào các câu lạc bộ trong trường, căng thẳng và yêu cầu khắt khe không khác gì đi xin việc.

"Cảm giác như đang tham gia phỏng vấn xin việc"

Nguyễn Hà Anh, tân sinh viên ngành Quản trị kinh doanh tại một trường đại học kinh tế lớn ở TP.HCM, không giấu nổi sự ngạc nhiên khi bước vào "mùa" tuyển chọn của câu lạc bộ tình nguyện trong trường. Đối diện với chuỗi ba vòng thi đầy khắt khe bao gồm phỏng vấn, thuyết trình và làm việc nhóm, Hà Anh nhận ra quá trình tuyển thành viên của một CLB trên đại học không hề đơn giản như mình từng nghĩ.

Kỳ vọng được tham gia một CLB để mở rộng kết nối và lan tỏa những giá trị tốt đẹp đến với cộng đồng, Hà Anh đăng ký vào câu lạc bộ tình nguyện của trường. Thế nhưng, trái với suy nghĩ ban đầu, các vòng thi phỏng vấn lại diễn ra vô cùng căng thẳng và nghiêm túc.

Dở khóc dở cười chuyện các câu lạc bộ Đại học tuyển người ... 'khó như tham gia phỏng vấn xin việc' ảnh 1

Một buổi phỏng vấn CLB tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. (Ảnh: Fanpage Câu lạc bộ Báo chí Truyền thông - CJC)

Ngay từ vòng đầu tiên, Hà Anh đã gặp phải hàng loạt câu hỏi chi tiết về kỹ năng làm việc nhóm, khả năng ứng biến với tình huống bất ngờ và kinh nghiệm làm việc tình nguyện. Khi bước vào vòng phỏng vấn cá nhân, cô sinh viên phải trả lời những câu hỏi “xoáy” như "Bạn sẽ làm gì nếu một sự kiện đột ngột thiếu nhân lực?" hay "Đối với bạn, ý nghĩa sâu xa của hoạt động tình nguyện là gì?".

Các thành viên CLB không ngừng khai thác kỹ năng và suy nghĩ của Hà Anh, từ khả năng giải quyết mâu thuẫn đến năng lực lãnh đạo trong những tình huống khó khăn. "Cảm giác giống như mình đang tham gia phỏng vấn xin việc hơn là ứng tuyển vào một câu lạc bộ," Hà Anh chia sẻ.

Cô nàng cũng ngạc nhiên trước sự chi tiết của từng câu hỏi và sự nghiêm túc của ban phỏng vấn. Chỉ cần một câu trả lời thiếu thuyết phục hoặc có phần lúng túng, ứng viên dễ dàng bị “đánh dấu” không phù hợp và mất điểm ngay lập tức.

Không chỉ Hà Anh, Minh Quân, sinh viên ngành Công nghệ thông tin, cũng cảm thấy choáng ngợp khi đối mặt với quy trình tuyển chọn của câu lạc bộ học thuật về trí tuệ nhân tạo trong trường. Trải qua ba vòng từ viết đơn, phỏng vấn cá nhân cho đến làm việc nhóm, Quân được giao nhiệm vụ lên kế hoạch cho một dự án truyền thông về AI, bao gồm việc dựng kịch bản sự kiện, dự trù chi phí và thậm chí đối phó với các tình huống giả định.

“Ở cấp ba, mình chỉ cần gửi đơn đăng ký và chờ kết quả, mọi thứ đơn giản hơn nhiều. Nhưng khi vào đại học, mọi thứ hoàn toàn khác. Câu lạc bộ yêu cầu kỹ năng chuyên môn và cả khả năng làm việc nhóm với những người mình chưa từng quen biết,” Quân nói.

Vì sao tuyển chọn vào câu lạc bộ lại khắt khe đến vậy?

Phạm Khánh Ly, phó trưởng ban Trị sự, CLB Báo chí Truyền thông CJC, Học viện Báo chí và Tuyên truyền chia sẻ rằng việc tổ chức nhiều vòng tuyển chọn giúp câu lạc bộ chọn ra những thành viên thực sự đam mê và có khả năng cống hiến. “Mỗi năm, số lượng sinh viên ứng tuyển đều vượt chỉ tiêu. Nhiều bạn nghĩ tham gia câu lạc bộ chỉ để vui chơi, nhưng thực tế chúng mình muốn đào tạo các thành viên không chỉ có năng lực mà còn có sự gắn bó lâu dài,” Khánh Ly cho biết.

Dở khóc dở cười chuyện các câu lạc bộ Đại học tuyển người ... 'khó như tham gia phỏng vấn xin việc' ảnh 2

Khánh Ly cho biết các CLB muốn đào tạo các thành viên không chỉ có năng lực mà còn có sự gắn bó lâu dài. (Ảnh: NVCC)

Theo Ly, hiện nay hầu hết các câu lạc bộ đều áp dụng quy trình tuyển chọn nghiêm ngặt. “Số lượng câu lạc bộ có thể lên đến vài chục tại một trường đại học, mỗi câu lạc bộ đều có tiêu chí và quy trình tuyển chọn riêng. Nếu sinh viên không chuẩn bị kỹ, rất dễ cảm thấy 'ngợp' trước yêu cầu của từng vòng thi,” Khánh Ly giải thích.

Anh Quang Duy, trưởng phòng Đào tạo và Phát triển của một công ty về công nghệ, cho rằng việc các CLB ngày càng đặt ra nhiều tiêu chí tuyển chọn là điều tích cực. “Đây là cơ hội để sinh viên rèn luyện kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm và giải quyết vấn đề ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Những kỹ năng này là nền tảng rất tốt cho các em khi bước vào môi trường làm việc chuyên nghiệp,” anh Duy nhận định.

Không chỉ là nơi kết nối và giao lưu, tham gia câu lạc bộ tại đại học còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Theo Khánh Ly, việc tham gia câu lạc bộ giúp sinh viên dễ dàng tiếp cận các chương trình hỗ trợ từ nhà trường, thậm chí được cộng điểm rèn luyện, điều kiện cần thiết để xét học bổng. “Sinh viên câu lạc bộ báo chí, truyền thông có thể trực tiếp tiếp xúc với các thầy cô trong Ban giám hiệu, hoặc thực hiện những dự án truyền thông gắn liền với nhà trường. Điều này giúp các bạn không chỉ có kiến thức mà còn có thêm nhiều kỹ năng nghề nghiệp hữu ích,” Khánh Ly chia sẻ.

Đặc biệt, việc trở thành thành viên lâu năm của các câu lạc bộ có uy tín còn là một điểm cộng khi sinh viên ra trường. “Nhiều nhà tuyển dụng đánh giá cao ứng viên từng tham gia các hoạt động ngoại khóa, nhất là những câu lạc bộ có yêu cầu khắt khe. Đây là bằng chứng cho thấy các em có khả năng quản lý thời gian, làm việc nhóm và có tinh thần trách nhiệm cao,” anh Quang Duy nhận xét.

Không ít tân sinh viên cảm thấy thất vọng, thậm chí hụt hẫng khi không thể vượt qua các vòng tuyển chọn câu lạc bộ. Trên các diễn đàn sinh viên, nhiều bài đăng về kinh nghiệm phỏng vấn và chuyện “sốc” khi trượt câu lạc bộ thu hút hàng trăm lượt bình luận đồng cảm.

Khánh Ly cho rằng sinh viên không nên quá nặng nề với việc bị loại, thay vào đó hãy xem đây là cơ hội để học hỏi và chuẩn bị tốt hơn cho lần sau. “Không phải cứ trượt CLB là các bạn không giỏi, có thể những gì các bạn thể hiện chưa phù hợp với yêu cầu của CLB. Điều này hoàn toàn không phản ánh toàn bộ năng lực của các bạn,” Khánh Ly chia sẻ.

Các cuộc thi học thuật, khóa học kỹ năng, nghiên cứu khoa học hoặc các chương trình tình nguyện ngắn hạn đều là những lựa chọn tốt. Những hoạt động này không chỉ bổ sung kỹ năng mà còn giúp sinh viên có thêm trải nghiệm, là điểm cộng quan trọng trong hồ sơ xin việc sau này.

Anh Duy cho biết, việc trượt CLB không phải vấn đề gì quá "khủng khiếp", các bạn sinh viên có thể trau dồi và phát triển bản thân bằng cách tìm kiếm những hoạt động ngoại khóa khác nếu không đỗ CLB:

"Các cuộc thi học thuật, khóa học kỹ năng, nghiên cứu khoa học hoặc các chương trình tình nguyện ngắn hạn đều là những lựa chọn tốt. Những hoạt động này không chỉ bổ sung kỹ năng mà còn giúp sinh viên có thêm trải nghiệm, là điểm cộng quan trọng trong hồ sơ xin việc sau này", anh nói thêm.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Đảng viên trẻ xuất sắc, chinh phục học tập, nghiên cứu khoa học và phong trào Đoàn – Hội

Đảng viên trẻ xuất sắc, chinh phục học tập, nghiên cứu khoa học và phong trào Đoàn – Hội

SVVN - Với thành tích học tập ấn tượng GPA 3,73/4,0, cùng 4 bài báo khoa học được đăng trên các tạp chí uy tín và hàng loạt giải thưởng danh giá, Nguyễn Bình Luân (trường ĐH Đồng Nai) là một thủ lĩnh Đoàn năng động và một nhà nghiên cứu trẻ đầy triển vọng. Anh là minh chứng cho sự nỗ lực bền bỉ và khát vọng cống hiến cho giáo dục và xã hội.
Bạn trẻ Sài Gòn ‘săn lùng’ địa điểm chụp ảnh Tết đẹp

Bạn trẻ Sài Gòn ‘săn lùng’ địa điểm chụp ảnh Tết đẹp

SVVN - Mỗi dịp Tết đến, giới trẻ lại háo hức tìm đến những quán cà phê với không gian đẹp để check-in và lưu giữ những khoảnh khắc đáng nhớ. Để tạo ra những bộ ảnh Tết không nhàm chán, nhiều bạn trẻ TP. HCM còn khám phá những địa điểm mới, đảm bảo mang đến những bộ ảnh Tết khác biệt và độc nhất!
Người trẻ trong hành trình giữ gìn nghệ thuật múa rối nước

Người trẻ trong hành trình giữ gìn nghệ thuật múa rối nước

SVVN - Trong dòng chảy văn hóa Việt Nam, múa rối nước là một loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo, mang đậm hồn quê với lịch sử hàng trăm năm. Đằng sau tấm mành che, có những diễn viên trẻ vẫn hết lòng đem đến cho khán giả những giá trị văn hoá lâu đời, dung dưỡng những trái tim trẻ với ước vọng theo nghề, giữ nghiệp.
Từ giảng đường Hungary đến danh hiệu ‘Sinh viên 5 tốt’ cấp Trung ương

Từ giảng đường Hungary đến danh hiệu ‘Sinh viên 5 tốt’ cấp Trung ương

SVVN - Giữa hàng nghìn du học sinh Việt Nam, Lưu Hải Nam (ngành Quan hệ Quốc tế, ĐH Công giáo Pázmány Péte, Hungary) đã làm nên điều đặc biệt: Chinh phục danh hiệu ‘Sinh viên 5 tốt’ cấp Trung ương. Đây không chỉ là thành tích cá nhân xuất sắc mà còn là niềm tự hào của cộng đồng du học sinh Việt trên đất châu Âu.
Thủ khoa Sư phạm Âm nhạc cùng hành trình chinh phục chứng chỉ ABRSM và lan tỏa tình yêu Piano đến người trẻ

Thủ khoa Sư phạm Âm nhạc cùng hành trình chinh phục chứng chỉ ABRSM và lan tỏa tình yêu Piano đến người trẻ

SVVN - Phạm Nguyễn Phương Thảo (sinh năm 1991) hiện là giáo viên dạy Piano. Cô đã ghi dấu ấn với loạt thành tích ấn tượng: Huy chương Vàng tại “Liên hoan Casio Festival” năm 2004 và 2007, thủ khoa đầu vào chuyên ngành Sư phạm Âm nhạc Đại học Sài Gòn năm 2009 với hai điểm 10 tròn, và chứng chỉ ABRSM xuất sắc loại Distinction. Với trái tim yêu nghề và khát khao cống hiến, Thảo không ngừng chinh phục những cột mốc mới, lan tỏa tình yêu Piano đến thế hệ trẻ.
Miền Bắc rét kỷ lục từ đầu mùa, giới trẻ nô nức lên núi 'săn' băng giá

Miền Bắc rét kỷ lục từ đầu mùa, giới trẻ nô nức lên núi 'săn' băng giá

SVVN - Đợt rét đậm những ngày qua, với nhiệt độ xuống thấp kỷ lục đang biến miền Bắc nước ta thành một bức tranh mùa Đông tuyệt đẹp. Những bạn trẻ đam mê xê dịch không ngại cái lạnh cắt da, ùn ùn kéo nhau đến Sa Pa (Lào Cai), Mẫu Sơn (Lạng Sơn), hay các vùng núi cao Tây Bắc để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của băng giá.