Đón Tết Tân Sửu cùng cô gái Nùng Phàn Slình vùng núi Đông Bắc là cựu sinh viên đại học Ngoại thương

SVVN - Viên Ngọc Hồng, cựu sinh viên trường Đại học Ngoại thương, là người dân tộc Nùng, sinh ra và lớn lên ở huyện Bình Gia, Tỉnh Lạng Sơn vùng núi Đông Bắc của mảng đất hình chữ S.

Nhân dịp tết Nguyên đán 2021, Mình có dịp chia sẻ phong tục đón Tết của người dân tộc Nùng Bình Gia, Lạng Sơn. Dân tộc Nùng ở Lạng Sơn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cơ cấu các dân tộc của tỉnh. Bản thân dân tộc Nùng được chia thành nhiều nhóm địa phương với tên gọi thường gắn liền với địa danh nơi di cư hoặc trang phục: Nùng Cháo, Nùng An, Nùng Phàn Slình, Nùng Cúm cọt, Nùng Inh, Nùng Hua lài…

Mình là người Nùng Phàn Slình, trang phục của người Nùng Phàn Slình thường có áo chàm đơm cúc bạc, khăn mỏ quạ, đai thắt rất dài,… Tết của người Nùng Phàn Slình thực sự bắt đầu bằng bữa cơm giải xui chiều 30. Món ăn chính trong bữa cơm này là thịt vịt. Vì người Nùng coi vịt là loài động vật giải xui tốt nhất. Đúng giao thừa, mọi nhà đều thắp hương và mở toang cửa để lộc vào nhà. Trên bàn thờ tổ tiên gồm bánh chưng, gà thiến luộc kỹ, bánh kẹo, thịt lợn, đĩa ngũ quả, 2 cây vạn niên. Hương còn được thắp cạnh bếp, ngoài cửa. Người Nùng thắp hương không khấn, hương trên bàn thờ không được tắt mà phải thắp liên tục và điều cấm kỵ nhất là đêm 30 và đêm mùng 1 tết đốt lửa ngoài đường.    

Đón Tết Tân Sửu cùng cô gái Nùng Phàn Slình vùng núi Đông Bắc là cựu sinh viên đại học Ngoại thương ảnh 1
Đón Tết Tân Sửu cùng cô gái Nùng Phàn Slình vùng núi Đông Bắc là cựu sinh viên đại học Ngoại thương ảnh 2
Đón Tết Tân Sửu cùng cô gái Nùng Phàn Slình vùng núi Đông Bắc là cựu sinh viên đại học Ngoại thương ảnh 3

Mùa xuân với nhiều lễ hội mang đậm bản sắc dân tộc, gia đình mình thường đi du xuân đầu năm để hiểu thêm về truyền thống, phong tục tập quán các dân tộc trên địa bàn. Thường các lễ hội tại đây sẽ bắt đầu từ mùng 2 tết đến qua rằm tháng riêng.

Quê hương mình có ngày hội đặc sắc nhất đó là “Chợ tình đầu Xuân” trong “biển người” màu áo chàm xanh, đen họ tìm kiếm nhau ở lùm cây, góc phố thường có những đôi, những tốp bắt quen, gặp gỡ thăm hỏi sau bao ngày. Họ cất tiếng sli râm ran vang vọng.

Hát Sli dân tộc Nùng đã có từ rất lâu. Các tốp thanh niên nam- nữ hát đối đáp, giao duyên với nhau tại các lễ hội, chợ hội, ngày cưới và ngày về nhà mới… Hát sli thể hiện tài hoa đối đáp bằng ngôn ngữ dân ca. Từ lâu, người Nùng đã duy trì loại hình hát sli trong các sự kiện biểu diễn; hát sli để bày tỏ tình cảm. Sau các cuộc hát sli tại lễ hội, nhiều đôi nam nữ đã nên vợ, nên chồng.

Đón Tết Tân Sửu cùng cô gái Nùng Phàn Slình vùng núi Đông Bắc là cựu sinh viên đại học Ngoại thương ảnh 4
Đón Tết Tân Sửu cùng cô gái Nùng Phàn Slình vùng núi Đông Bắc là cựu sinh viên đại học Ngoại thương ảnh 5
Đón Tết Tân Sửu cùng cô gái Nùng Phàn Slình vùng núi Đông Bắc là cựu sinh viên đại học Ngoại thương ảnh 6

Nhìn chung, quan niệm Tết của người dân tộc Nùng gần giống như người Kinh. Ngoài bánh chưng được coi là lễ vật - phần không thể thiếu để tiếp khách, còn có bánh cao (còn gọi là bánh khảo). Đa phần các nhà tự làm lấy, qua đó người khách có thể đánh giá được tài nghệ của gia chủ. Ngoài ra còn có bánh tro. Bánh được làm cầu kỳ, trong suốt như mật ong, khi ăn chấm với mật (mật được đun từ đường phên).

Những gia đình khá giả nhất định không thiếu được món khẩu sly (bánh bỏng), chè lam, các loại mứt và bánh rán. Phung xoòng (lạp xường) là món ăn có thể để dành ra Giêng. Món này không giống lạp xường của người Kinh làm. Phung xoòng có thể to bằng cổ tay, hương vị rất hấp dẫn vì nơi đây có thêm vị của gừng núi. Nhưng món ăn mình thích nhất là món “Khâu nhục” do ba mình làm, đây món ăn mà khi nhắc đến Lạng Sơn thì gắn liền với 2 chữ đặc sản.

Đón Tết Tân Sửu cùng cô gái Nùng Phàn Slình vùng núi Đông Bắc là cựu sinh viên đại học Ngoại thương ảnh 7
Đón Tết Tân Sửu cùng cô gái Nùng Phàn Slình vùng núi Đông Bắc là cựu sinh viên đại học Ngoại thương ảnh 8
Đón Tết Tân Sửu cùng cô gái Nùng Phàn Slình vùng núi Đông Bắc là cựu sinh viên đại học Ngoại thương ảnh 9

Ba mình là người dân tộc Nùng và mẹ mình là người Kinh. Ba là một đầu bếp chuyên nấu các món ăn dân tộc, những món ăn ba nấu luôn mang nét độc đáo gia truyền từ rất lâu đời. Vì ba muốn nhiều người có thể thưởng thức được nét độc đáo của những món ăn gia truyền, nên ba mẹ mình đã mở một quán ăn để đưa mọi người đến với nét đẹp rất riêng của ẩm thực Đông Bắc.

Tết năm nay vì tình hình dịch Covid-19 nên mình về quê sớm hơn mọi năm thường là 28 mới có mặt tại nhà. Năm nay về quê sớm giúp ba mẹ chuẩn bị lễ ông công ông táo, gói bánh chưng, chọn hoa cùng mẹ để chuẩn bị cho ngày Tết. Thường thì ngày mùng 1 gia đình sẽ ở nhà đợi người xông nhà và sau đó đến nhà bà nội để chúc Tết đầu năm, mùng 2 cả nhà sẽ về nhà bà ngoại để thăm và chúc Tết bà, mùng 3 cả nhà sẽ đi nhà chúc Tết anh em họ hàng và sau đó là đi nhà hàng xóm chúc Tết.

Đón Tết Tân Sửu cùng cô gái Nùng Phàn Slình vùng núi Đông Bắc là cựu sinh viên đại học Ngoại thương ảnh 10
Đón Tết Tân Sửu cùng cô gái Nùng Phàn Slình vùng núi Đông Bắc là cựu sinh viên đại học Ngoại thương ảnh 11
Đón Tết Tân Sửu cùng cô gái Nùng Phàn Slình vùng núi Đông Bắc là cựu sinh viên đại học Ngoại thương ảnh 12

Nhân dịp lễ Tết Tân Sửu mình gửi lời chúc tới tất cả độc giả bạn đọc của chuyên trang Sinh Viên Việt Nam - báo Tiền Phong có nhiều sức khỏe, gặp nhiều may mắn, mọi ước muốn đều thành công.

Đón Tết Tân Sửu cùng cô gái Nùng Phàn Slình vùng núi Đông Bắc là cựu sinh viên đại học Ngoại thương ảnh 13
Đón Tết Tân Sửu cùng cô gái Nùng Phàn Slình vùng núi Đông Bắc là cựu sinh viên đại học Ngoại thương ảnh 14
Đón Tết Tân Sửu cùng cô gái Nùng Phàn Slình vùng núi Đông Bắc là cựu sinh viên đại học Ngoại thương ảnh 15

Ảnh: Đỗ Bắc Hải

MỚI - NÓNG
Hành trình gắn kết cộng đồng và lan tỏa tinh thần thể thao
Hành trình gắn kết cộng đồng và lan tỏa tinh thần thể thao
SVVN - Chiều 14/12, tại Bắc Giang, đã diễn ra Lễ Bế mạc Sports Hub và Tổng kết Giải bóng đá Thanh niên nông thôn toàn quốc năm 2024, đánh dấu một năm hợp tác giữa T.Ư Đoàn và Sabeco. Chương trình không chỉ tôn vinh các thành tựu đạt được mà còn khẳng định cam kết lâu dài của các bên trong việc thúc đẩy phong trào thể thao, nâng cao sức khỏe cộng đồng.

Có thể bạn quan tâm

'Bùa yêu' rao bán tràn lan trên mạng xã hội

'Bùa yêu' rao bán tràn lan trên mạng xã hội

SVVN - Các loại “bùa yêu” đang được rao bán tràn lan trên mạng xã hội với giá dao động từ 250.000 đến 500.000 đồng. Những lời quảng cáo như “giúp níu kéo tình yêu”, “đảm bảo đối phương nghe lời răm rắp” hoặc “hàn gắn mọi mâu thuẫn tình cảm” được các tài khoản tự xưng là “thầy bùa” tung hô. Tuy nhiên, ẩn sau những lời mời gọi hấp dẫn ấy là những chiêu trò lừa đảo tinh vi.
Hành trình trở về quê hương và khởi nghiệp từ hoa cẩm cù

Hành trình trở về quê hương và khởi nghiệp từ hoa cẩm cù

SVVN - Sau nhiều năm sống và làm việc nơi đất khách, Đỗ Văn Phúc (sinh năm 1991) – quyết định trở về quê hương Bình Phước, với khát vọng làm giàu trên chính mảnh đất cha ông để lại. Hành trình này không chỉ là bước ngoặt lớn trong cuộc đời anh mà còn là câu chuyện truyền cảm hứng về ý chí vươn lên và sự gắn bó với quê nhà.
Hành trình chinh phục Lùng Cúng: Sức hút mới với sinh viên và người trẻ

Hành trình chinh phục Lùng Cúng: Sức hút mới với sinh viên và người trẻ

SVVN - Đỉnh Lùng Cúng, với độ cao 2.913m, nằm sừng sững giữa vùng núi Mù Cang Chải (Yên Bái), đang trở thành điểm trekking hấp dẫn trong cộng đồng sinh viên và các bạn trẻ yêu thích khám phá thiên nhiên. Không chỉ là một hành trình chinh phục, cung đường này còn mang lại những trải nghiệm đậm chất phiêu lưu, giúp người tham gia thoát khỏi nhịp sống hối hả để hòa mình vào vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng Tây Bắc.
'Tín chỉ Carbon Việt Nam': Sáng tạo xanh từ nhóm cựu sinh viên trẻ

'Tín chỉ Carbon Việt Nam': Sáng tạo xanh từ nhóm cựu sinh viên trẻ

SVVN - Xuất phát từ tình yêu với môi trường và mong muốn đóng góp cho xã hội, một nhóm cựu sinh viên trẻ đã chung tay phát triển dự án 'Tín chỉ Carbon Việt Nam'. Không chỉ giàu nhiệt huyết, nhóm còn thể hiện tư duy sáng tạo và nền tảng kiến thức vững vàng để hiện thực hóa giải pháp đo đạc, tính toán trữ lượng carbon bằng công nghệ hiện đại.
Sinh viên trường Đại Nam hào hứng với Trường học hay Trường đời

Sinh viên trường Đại Nam hào hứng với Trường học hay Trường đời

SVVN - Ngày 5/12, toạ đàm "Sinh viên trước ngưỡng cửa tự lập" thuộc chuỗi chương trình hướng nghiệp "Trường học hay Trường đời'" do Báo Tiền Phong phối hợp tổ chức cùng Hệ thống Đào tạo Thiết kế, Kỹ xảo 3D & Game - Arena Multimedia và Trường Đại học Đại Nam đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp với giảng viên và sinh viên Nhà trường. Thành công đó xuất phát từ sự hào hứng, say mê học hỏi và tinh thần nồng nhiệt của các bạn sinh viên.