Du học sinh Việt Nam kể chuyện đón Tết xa nhà

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Tết Nguyên Đán trong mỗi người dân Việt Nam có lẽ là khoảng thời gian sum họp bên gia đình, là những buổi dọn dẹp nhà cửa mệt đến mướt mồ hôi, những lần đi chợ ngắm nghía chọn cây chọn hoa về trang hoàng cho phòng khách, những bữa cơm quây quần bên gia đình với những món ăn ngày Tết quá đỗi quen thuộc… Tuy nhiên, đối với những du học sinh Việt Nam quyết định ở lại đất nước họ đang theo học dịp Tết này, câu chuyện đón Tết của họ cũng có đôi phần khác biệt.

Tiệc đồ ăn Việt Nam từ nguyên liệu Ý

Thùy Minh, 19 tuổi, hiện đang học tập và làm việc ở một thành phố nhỏ ở miền Bắc nước Ý, gần Milan và Thụy Sĩ. Cô bạn chia sẻ rằng năm nay không thể trở về Việt Nam đón Tết bởi có kì thi trùng với dịp Tết, nên bạn quyết định ở lại Ý và nhân dịp này thử trải nghiệm xem Tết xa nhà có gì thú vị.

Du học sinh Việt Nam kể chuyện đón Tết xa nhà ảnh 1
Thùy Minh là du học sinh tại Ý.

Cô bạn chia sẻ ý định tổ chức một buổi tiệc nho nhỏ cùng với vài người bạn Việt Nam cùng sống trong thành phố: “Vì thành phố của mình cho tới giờ chỉ có năm người Việt thôi, bao gồm cả mình, nên mình và mọi người sẽ tổ chức một buổi tiệc nho nhỏ có vài món Việt từ nguyên liệu Ý. Mỗi người sẽ chuẩn bị một món ăn, mình mua bánh chưng và bánh tét của các cô trên Milan, bạn mình làm miến gà, chị khác thì mang giò thủ, ai cũng góp một chút cho vui.”

Nhắc đến nấu ăn, Thùy Minh kể chuyện: “Từ khi sang đây, mình làm được rất nhiều thứ mà chắc ở Việt Nam mình nghĩ mình sẽ chẳng bao giờ làm được, trong đó có việc nấu ăn. Mình đã ngâm hành, muối đồ chua ăn kèm. Cà rốt bên này thì dễ kiếm chứ củ cải thì mình phải đi mãi mới tìm thấy một cửa hàng của người Thổ bán, mình vào hỏi mua củ nhỏ nhất, họ cho mình một củ dài ngoằng to oạch, tại chẳng có củ nào nhỏ cả. Thế là mình muối luôn củ to oạch của Ý đó, chẳng biết có ăn được không. Thế mà ngó đi ngó lại nhà mình giờ phải có đến sáu, bảy lọ đồ chua. Hành lá mình cũng tự trồng, nấu xôi xéo, làm chè, tất tật các món Việt với gia vị Ý mình làm tuốt. Bên này kiếm đồ Việt khó lắm, khó tìm nhất là bánh đa nem chuẩn miền bắc Việt Nam, khó nhì chắc là bột canh, mình toàn ngó nghiêng mấy hàng Trung xem có gì giống thì mua, nhưng mua về ăn lại chả giống gì.”

Du học sinh Việt Nam kể chuyện đón Tết xa nhà ảnh 2
Từ khi đi du học, cô bạn biết nấu ăn - một việc mà trước kia không bao giờ làm.

Ở Ý vui là vậy nhưng Thùy Minh vẫn rất nhớ Việt Nam: “Thực ra mình vẫn muốn về Việt Nam, vì mình thích không khí Tết ở Việt Nam, và Tết, với mình là dành thời gian cho gia đình. Nhưng mà giờ không về được, nên mình sẽ ở đây, chắc chắn là sẽ gọi về nhà hóng hớt và nghe lãnh đạo Đảng, Nhà nước chúc Tết Việt kiều, thế là vui rồi. Còn ở Ý, mình muốn chia sẻ cái Tết truyền thống của Việt Nam cho bạn bè quốc tế, muốn mời các bạn một bữa thử các món Việt.”

Bữa tối tại Hà Lan với những người bạn cùng nhà

Khánh Linh là du học sinh Việt Nam tại Ba Lan, nhưng hiện tại đang tham gia chương trình trao đổi sinh viên tại Hà Lan. Năm nay, Linh sẽ ở lại Hà Lan và “đón” Tết ngay trong thư viện Trường Đại học Groningen, bởi vì dịp Tết nguyên đán năm nay trùng với mùa thi của cô bạn.

Du học sinh Việt Nam kể chuyện đón Tết xa nhà ảnh 3
Khánh Linh sẽ đón Tết này tại thư viện trường Groningen, Hà Lan.

Về kế hoạch đón Tết xa nhà năm nay, Linh chia sẻ: “Năm ngoái là cái Tết đầu tiên của mình ở châu Âu, còn năm nay đã là năm thứ hai rồi. Ba Lan thì có tuyết còn Hà Lan mưa gió và lạnh. Có lẽ mình sẽ làm một bữa cơm cho ấm áp với các bạn chung nhà vậy. Nhà mình chỉ toàn là sinh viên quốc tế, bạn Đức, bạn Romania, bạn Zambia, bạn Canada và mình là đại diện Việt Nam. Chúng mình hay có các buổi “roomie dinner” (bữa tối bạn cùng nhà) nên chắc mình sẽ tranh thủ cơ hội này để kể cho các bạn về lễ Tết Việt Nam. Các bạn mình cũng đều rất hứng thú và cởi mở trao đổi văn hóa. Ở cùng nhà lâu nên chúng mình cảm thấy hiểu nhau cũng như người nhà vậy.”

Du học sinh Việt Nam kể chuyện đón Tết xa nhà ảnh 4
"... Châu Âu lạnh nên mình sẽ làm một bữa cơm cho ấm áp vậy”.

Nói về những dự định năm mới, Linh cho biết cô bạn muốn tiếp tục những dự định mình đã vạch ra, từ bài thi cuối kì cho đến kế hoạch quay lại Ba Lan học và làm việc. Ngoài ra trong năm tới, Linh còn muốn tranh thủ đi du lịch và gặp gỡ thêm nhiều người, học hỏi thêm về văn hóa ở đây. Cô bạn cũng gửi lời chúc đến bạn đọc: “Chúc mọi người sẽ có một Tết đầm ấm bên gia đình, dành nhiều thời gian trò chuyện với bố mẹ và cùng ngắm phố phường đó đây. Đi xa rồi nên mình rất nhớ Tết quê nhà, nhớ những kỉ niệm đó.”

Phong tục quê nhà từ nước Anh xa xôi

Khánh Hằng, 18 tuổi, hiện đang học tập ở Anh, năm nay sẽ là năm đầu tiên cô nàng đón Tết xa nhà.

Đi học xa nên thấy không khí chuẩn bị đón Tết ở Việt Nam nhộn nhịp, Khánh Hằng thấy rất nhớ: “Các bạn mình ở Việt Nam được nghỉ Tết, rồi sắm sửa quần áo mới, đi làm nails, làm tóc, rồi mua bánh kẹo Tết, mình nhìn mà cũng thấy ham.”

Khánh Hằng cũng đã có sẵn kế hoạch đón Tết cho chính mình, dù cho có khác mọi năm một chút, nhưng cô nàng vẫn cố gắng để trải nghiệm đón Tết năm nay gần giống như ở nhà: “Ở mỗi môi trường chúng ta lại có một safezone (một nơi mà chúng ta cảm thấy an toàn) của riêng mình, ở Anh thì mình có các anh chị cùng nhà. Thời khắc giao thừa chúng mình sẽ quây quần lại rồi cùng gọi về cho các bố mẹ ở Việt Nam để đếm ngược tới giao thừa. Mình cũng sẽ gửi lời chúc đến những người mình yêu thương ở Việt Nam. Vì chênh lệch múi giờ tận 7 tiếng lận, nên có nhiều dịp quan trọng mình lại bỏ quên những lời yêu thương đến bạn bè, gia đình, nhưng không sao, vì năm nay mình đã soạn sẵn những câu chúc rất “nồng cháy”, để có thể gửi mọi người vào đúng thời khắc giao thừa. Còn mâm cơm Tết phải lùi sang mùng 1 vì ngày 30 Tết chúng mình bận bịu quá. Rồi đến mùng 2 Tết chúng mình sẽ cùng đi chùa. Ở Anh cũng có chùa của người Việt Nam mọi người ạ, bước vào là cả một không gian ấm áp đến xúc động luôn.”

Du học sinh Việt Nam kể chuyện đón Tết xa nhà ảnh 5

" safezone” của Khánh Hằng là các anh chị cùng nhà ở Anh.

Nói đến dự định sắp tới, Khánh Hằng chia sẻ: “Dự định trong năm mới của mình là đi du lịch thật nhiều. Đầu năm mình sẽ mở bát ngay chiếc visa Schengen bằng chuyến đi Hà Lan để thăm “anh bạn thân” của mình. Nhà là những nơi, những người ta thấy gần gũi khi ở gần bên, có một mái nhà mình mong được về, ở nơi cách mình hơn một giờ bay. Mình cũng nghĩ, sẽ có những người mình rất yêu mà mình chưa gặp, nhiều cảnh rất đẹp mà mình chưa đi qua, nhiều món ngon mà mình chưa được thử, nên mình muốn từng bước từng bước khám phá, để trau dồi cái “bảo tàng những điều tuyệt vời” trong cuộc đời mình.

Du học sinh Việt Nam kể chuyện đón Tết xa nhà ảnh 6
"Nhà là những nơi, những người ta thấy gần gũi khi ở gần bên”.

Lời cuối, cô nàng gửi lời: “Mình chúc bạn đọc của chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong một cái Tết ấm no, hạnh phúc bên những người mà các bạn yêu thương. Nếu cũng đang đón Tết xa nhà, mong các bạn mạnh mẽ và trân trọng trải nghiệm mới này nhé!”

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Nữ sinh Học viện Báo chí và Tuyên truyền xem Truyền thông là điểm tựa trên cung đường sự nghiệp tương lai

Nữ sinh Học viện Báo chí và Tuyên truyền xem Truyền thông là điểm tựa trên cung đường sự nghiệp tương lai

SVVN - Dám nghĩ, dám làm là tinh thần Nguyễn Thị Lan Anh (sinh năm 2004) luôn sở hữu. Học tập trong môi trường năng động và sáng tạo Học viện Báo chí và Tuyên truyền, cô nắm bắt các cơ hội để phát triển ngành Truyền thông mình đang theo đuổi. Hiện tại, nhờ quá trình phấn đấu và làm việc trách nhiệm, cô đã có ‘bảng’ kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực này.
Nữ sinh Nghệ An sở hữu thành tích đáng ngưỡng mộ chia sẻ bí quyết cân bằng thời gian hiệu quả

Nữ sinh Nghệ An sở hữu thành tích đáng ngưỡng mộ chia sẻ bí quyết cân bằng thời gian hiệu quả

SVVN - Nguyễn Lê Nam Phương (quê Thanh Chương, Nghệ An) đang là sinh viên năm nhất ngành Truyền thông quốc tế, Học viện Ngoại giao. Nữ sinh đang sở hữu bảng thành tích đáng ngưỡng mộ khi vừa là Gương mặt sinh viên của trường vừa là Đại sứ truyền thông của hoàng loạt tổ chức lớn, và còn là nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng số. Nữ sinh cho biết có được thành quả trên là nhờ vào lối sống kỷ luật với bản thân và cách quản lý thời gian hiệu quả ngay từ những năm trung học.
Nở muộn nhưng rực rỡ - Hành trình truyền cảm hứng của một nhà báo trẻ

Nở muộn nhưng rực rỡ - Hành trình truyền cảm hứng của một nhà báo trẻ

SVVN - Vũ Thị Phương Anh, một đóa hoa nở muộn nhưng rực rỡ, là minh chứng cho nghị lực phi thường và đam mê mãnh liệt. Bước vào giảng đường muộn hơn hai năm so với bạn bè do đi du học và đối mặt với biến cố gia đình khi mẹ lâm bệnh, Phương Anh không hề gục ngã trước khó khăn. Thay vào đó, cô đã biến những thử thách thành động lực để bứt phá, đạt được thành công vang dội.
Hãy chân thành trao đi trước, đừng kì vọng nhận lại được gì

Hãy chân thành trao đi trước, đừng kì vọng nhận lại được gì

SVVN - Bén duyên với tình nguyện, Nguyễn Hưng Hòa (sinh năm 2000) đã và đang có những tháng ngày tuổi trẻ tràn đầy nhiệt huyết cống hiến. Hiện tại, nhờ vào sự kết hợp giữa thứ mình thích, điều mình giỏi và điều xã hội cần, cô đã phát triển sự nghiệp trên con đường truyền thông xã hội đậm tinh thần trẻ thiện nguyện.
Tân Chủ tịch Hội Sinh viên Học viện Tài chính: ‘Tuổi trẻ là để học hỏi, hành động và tạo ra sự khác biệt’

Tân Chủ tịch Hội Sinh viên Học viện Tài chính: ‘Tuổi trẻ là để học hỏi, hành động và tạo ra sự khác biệt’

SVVN - Với vai trò là Chủ tịch Hội Sinh viên Học viện Tài chính, Nguyễn Lan Anh - sinh viên năm hai chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp, Học viện Tài chính - cho rằng tuổi trẻ là khoảng thời gian đẹp nhất của đời người để đón nhận những cơ hội đến với bản thân và đem lại thật nhiều thành tựu tích cực cho xã hội.
Nguyễn Trịnh Minh Anh - Chủ động tìm kiếm cơ hội, chủ động thành công

Nguyễn Trịnh Minh Anh - Chủ động tìm kiếm cơ hội, chủ động thành công

SVVN - Minh Anh - một cô gái cá tính, tài năng và vô cùng “đa nhiệm”. Tuy chỉ mới 22 tuổi nhưng Minh Anh đã khiến cho nhiều người cảm thấy nể phục bởi sự nhanh nhạy và không ngại khám phá để đem đến những cú đột phá của bản thân. Cùng lắng nghe câu chuyện đầy thú vị của một cô nàng tuổi đôi mươi nhưng dám làm, dám nghĩ để thực hiện đam mê của mình nhé.