Ghé thăm ngôi nhà đặc biệt tại Phú Thượng còn in hằn dấu chân Bác

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Cuối tháng 8 năm 1945, Bác Hồ từ chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội để hoàn thiện bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đây là một sự kiện quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với dân tộc Việt Nam. Những giá trị lịch sử ấy cần được giới thiệu đến người dân Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ.

Ít ai biết rằng, nơi đặt chân đầu tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi về đến Hà Nội là một căn nhà ẩn khuất tại phường Phú Thượng (Tây Hồ, Hà Nội). Đây là nhà cụ Nguyễn Thị An, nay được ông Công Ngọc Dũng, cháu nội cụ An gìn giữ. Nơi đây không chỉ chứa đựng những kỷ vật, tài liệu quý giá năm xưa, mà vẫn còn những câu chuyện “sống” về Bác Hồ in hằn trong trí nhớ của ông Dũng, qua lời kể của bà nội và cha.

Ghé thăm ngôi nhà đặc biệt tại Phú Thượng còn in hằn dấu chân Bác ảnh 1

Ông Công Ngọc Dũng vẫn hàng ngày hương khói, lau dọn và tuyên truyền những giá trị tốt đẹp của lịch sử nước nhà.

Trải qua bao biến cố lịch sử, đến nay căn nhà cổ vẫn được các thế hệ trong gia đình gìn giữ, duy tu từng món đồ, kỉ vật mang hình bóng của Bác. Từ cổng vào nhà, nền gạch lát ở sân đến các hiện vật quan trọng như chiếc sập gỗ, chiếc trường kỷ nơi Bác làm việc và nghỉ ngơi, chiếc phản mà đồng chí tháp tùng theo cạnh Bác (tức đồng chí Trần Đăng Ninh)... đến nay vẫn được bảo tồn nguyên vẹn.

Ngôi nhà là niềm tự hào của gia đình

Qua thời gian, những câu chuyện về Bác Hồ được bà nội và cha kể lại, ông Công Ngọc Dũng vẫn khắc ghi từng chi tiết như đã được thấm vào tim, vào máu. Ông chia sẻ: “Vào năm 1945, ngôi nhà từng là nơi trú ẩn, liên lạc, cung cấp lương thực, thực phẩm cho các cán bộ hoạt động cách mạng. Trong suốt khoảng thời gian đó, những người trong nhà không để lộ bí mật, không làm mất tài liệu và chu cấp đầy đủ theo khả năng cho các đoàn cán bộ. Chính bởi vị trí kín đáo, nằm trong vùng an toàn nên đồng chí Hoàng Tùng (Cán bộ cách mạng hoạt động ở xã Phú Thượng bấy giờ) đã chọn ngôi nhà làm điểm dừng chân của Bác Hồ trong ba ngày đầu người từ chiến khu Việt Bắc về thủ đô Hà Nội”.

Chiều 23/8/1945, một đoàn cán bộ gồm hơn 10 người từ chiến khu Việt Bắc về. Gia đình ông Dũng không được báo trước về sự xuất hiện của Bác Hồ, chỉ nghĩ cũng như các đoàn cán bộ khác từng đến đây ở. Tuy nhiên hôm đó, ông Công Ngọc Kha (tức bố của ông Công Ngọc Dũng) thấy đoàn có thái độ rất trang nghiêm, đi về lặng lẽ hơn, trong đoàn có một ông cụ khác hẳn mọi người, thân hình gầy, yếu như mới qua một trận ốm sốt rét.

“Theo như lời bố tôi kể lại, cụ làm việc chăm chỉ, không ăn được cơm, chỉ ăn cháo, làm việc rất khuya, sáng dậy sớm tập thể dục sau đó lại vào ngồi đánh máy. Tuy bận rộn như vậy nhưng ông cụ vẫn dành thời gian rèn luyện sức khỏe và dạy chị gái tôi tập hát, tập đếm”. Ông Dũng hồi tưởng lại.

Ghé thăm ngôi nhà đặc biệt tại Phú Thượng còn in hằn dấu chân Bác ảnh 2
Ghé thăm ngôi nhà đặc biệt tại Phú Thượng còn in hằn dấu chân Bác ảnh 3

Ngôi nhà có tuổi đời gần 100 năm được gìn giữ gần như nguyên vẹn.

Ông Dũng kể tiếp, chiều 25/8 trước khi ra về ông cụ có mời mọi người trong gia đình tới, nói lời cảm ơn gia đình vì đã chăm lo, giúp đỡ đoàn cán bộ và hẹn một ngày nào đó trở lại. Tới 2/9/1945, mọi người khi đi dự buổi mít tinh khổng lồ, thấy ông cụ trên khán đài mới ngờ ngợ như từng ở nhà mình. Tới khi trở về, đồng chí Hoàng Tùng mới thông báo cho gia đình biết ông cụ đó chính là Bác Hồ. Lúc đó mọi người mới vỡ òa, niềm vui, niềm hân hoan của ngày Độc lập được nhân lên gấp bội.

Hơn 9 giờ sáng 24/11/1946, sau khi dự Khai mạc Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Bác Hồ quay lại thăm nhà cụ An lần thứ 2. Lần này gia đình được báo trước về sự xuất hiện của chủ tịch Hồ Chí Minh.

“Về tới nơi, Bác Hồ hỏi bố tôi (Ông Công Ngọc Kha) về ông cụ già trong nhà, tức ông nội tôi và bảo bố tôi đi mời ông cụ xuống gặp Bác. Ông nội tôi khi xuống tới sân, nhìn vào trong nhà thấy Bác Hồ thì cụ chuẩn bị dựng gậy vào cây hoa mộc để chắp hai tay vào vái, hành lễ. Khi thấy cụ Trường chuẩn bị hành lễ thì Bác Hồ đi rất nhanh ra nói rằng: “Không không, bây giờ cách mạng rồi, chúng mình đều là anh em cả, không còn như chế độ thực dân trước đây nữa”. Rồi Bác và ông tôi dắt tay nhau vào nhà”. Ông Công Ngọc Dũng kể về những hành động rất ân cần và bình đẳng với nhân dân.

Ghé thăm ngôi nhà đặc biệt tại Phú Thượng còn in hằn dấu chân Bác ảnh 4
Ghé thăm ngôi nhà đặc biệt tại Phú Thượng còn in hằn dấu chân Bác ảnh 5

Không chỉ có bố và ông nội của ông Dũng được tiếp xúc với Bác, bà Công Thị Mai (Chị gái ông Dũng) còn được Bác Hồ ôm, bế và dạy tập đếm, tập hát. Khi nhớ và kể lại câu chuyện này, ông Dũng rất xúc động và tỏ ra tiếc nuối vì khi đó ông chưa được sinh ra.

“Bằng mọi giá phải giữ lại ngôi nhà”

Ghé thăm ngôi nhà đặc biệt tại Phú Thượng còn in hằn dấu chân Bác ảnh 6
Ghé thăm ngôi nhà đặc biệt tại Phú Thượng còn in hằn dấu chân Bác ảnh 7

Các bạn trẻ hăng hái, chú tâm dõi theo lời kể vô cùng cuốn hút của ông Dũng.

Năm 1990, ông Công Ngọc Dũng được tiếp quản ngôi nhà, nhiều người trong dòng họ không khuyên ông nên bỏ căn nhà. Tuy nhiên, bằng mọi giá, ông đã kiên quyết giữ lại ngôi nhà và sẵn sàng hiến tặng cho nhà nước để làm di tích lịch sử về Bác Hồ. Ông nói: “Có chật thì ở chật, rộng thì ở rộng, riêng ngôi nhà này phải để làm chỗ thờ Bác, bằng mọi giá phải giữ lại”.

Không phụ tấm lòng của ông Dũng, tới nay ngôi nhà đã được xếp hạng Di tích Lịch sử cấp Quốc gia. Ông Công Ngọc Dũng không chỉ là người đã dốc sức trông coi, gìn giữ ngôi nhà suốt hơn 20 năm qua, mà còn giới thiệu di tích cho những đoàn khách tham quan. Không những thế, ông còn kêu gọi cả gia đình, vợ con cùng tay góp sức. Mỗi khi đến dịp kỷ niệm ngày Bác về thăm hay di tích tổ chức sự kiện lớn, cả đại gia đình, từ các bác, cô, chú, anh, chị, em trong nhà ông Dũng đều xắn tay vào làm việc.

Về sau này, ông Dũng mong muốn rằng các con, các cháu mình ngoài việc làm ăn ra thì cũng dành một khoảng thời gian, một góc trong đầu, trong tim về di tích này.

MỚI - NÓNG
Việt Nam lập kỳ tích: 38/38 học sinh đoạt giải tại các kỳ thi Olympic quốc tế 2024
Việt Nam lập kỳ tích: 38/38 học sinh đoạt giải tại các kỳ thi Olympic quốc tế 2024
SVVN - Năm 2024, học sinh Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế tại các kỳ thi Olympic quốc tế và khu vực, với 38/38 thí sinh đoạt giải, gồm: 12 Huy chương Vàng, 15 Huy chương Bạc, 10 Huy chương Đồng và 1 Bằng khen. Thành tích này đánh dấu sự nỗ lực vượt bậc của các em, đồng thời phản ánh chất lượng giáo dục phổ thông và công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của Việt Nam.
Hai nhà khoa học nữ được vinh danh Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam, năm 2024
Hai nhà khoa học nữ được vinh danh Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam, năm 2024
SVVN - Quỹ Giải thưởng Tài năng nữ Việt Nam đã trao Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam, năm 2024, vinh danh 11 cá nhân và 4 tập thể nữ có những đóng góp xuất sắc trong các lĩnh vực đời sống, khoa học và công nghệ. Trong đó, PGS. TS Nguyễn Thị Thu Hoài và TS Hà Thị Thanh Hương là hai nhà khoa học nữ hiện đang làm việc tại trường ĐH Quốc tế (ĐHQG TP. HCM) với những thành tích nổi bật vì những đóng góp cho cộng đồng.
Thi tốt nghiệp THPT 2025: Lần đầu theo chương trình mới, tăng cường đánh giá năng lực và giảm áp lực cho thí sinh
Thi tốt nghiệp THPT 2025: Lần đầu theo chương trình mới, tăng cường đánh giá năng lực và giảm áp lực cho thí sinh
SVVN - Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 sẽ là lần đầu tiên áp dụng theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, với mục tiêu đánh giá toàn diện năng lực học sinh, đồng thời giảm áp lực và chi phí cho thí sinh và xã hội. Bộ GD - ĐT đang chuẩn bị kỹ lưỡng các điều kiện để tổ chức kỳ thi nghiêm túc, an toàn và hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm

Sinh viên sốt sắng ‘săn’ vé tàu Tết qua mạng

Sinh viên sốt sắng ‘săn’ vé tàu Tết qua mạng

SVVN - Vé tàu Tết Ất Tỵ 2025 được mở bán sớm hơn các năm trước, cụ thể là 8h sáng ngày 6/10, Công ty Cổ phần Vận tải Đường sắt Sài Gòn bắt đầu mở bán qua 2 kênh trực tiếp và online. Trái với cảnh chờ đợi ở sân ga, nhiều bạn trẻ ưu tiên mua vé qua các kênh online như website www.dsvn.vn, các ứng dụng ví điện tử (MoMo, ZaloPay, VNPay), app Vé tàu trên điện thoại di động…
Nữ sinh giàu nghị lực vượt lên chính mình, tỏa sáng với ước mơ học ngành Tâm lý học Giáo dục

Nữ sinh giàu nghị lực vượt lên chính mình, tỏa sáng với ước mơ học ngành Tâm lý học Giáo dục

SVVN - Lê Thảo Nguyên, cô gái khuyết tật đầy nghị lực, đã vượt qua mọi khó khăn để theo đuổi ước mơ học ngành Tâm lý học Giáo dục tại trường ĐH Quy Nhơn. Với sự kiên cường và sự hỗ trợ từ gia đình, Nguyên trở thành tấm gương người khuyết tật tiêu biểu, được vinh danh trong chương trình ‘Tỏa sáng nghị lực Việt’, năm 2024.
Nữ cán bộ Đoàn xuất sắc chinh phục danh hiệu Thủ khoa: Hành trình từ giảng đường đến cống hiến xã hội

Nữ cán bộ Đoàn xuất sắc chinh phục danh hiệu Thủ khoa: Hành trình từ giảng đường đến cống hiến xã hội

SVVN - Vũ Thu Hằng – Thủ khoa tốt nghiệp trường ĐH Ngoại ngữ (ĐHQG Hà Nội) không chỉ gây ấn tượng với thành tích học tập xuất sắc mà còn là một cán bộ Đoàn đầy nhiệt huyết. Với vai trò Ủy viên Ban Thường vụ Đoàn Trường, Hằng đã tích cực tham gia và lãnh đạo nhiều hoạt động Đoàn – Hội, đồng thời đại diện sinh viên Việt Nam tham gia các chương trình giao lưu quốc tế. Hành trình của Hằng là minh chứng cho sự kết hợp hoàn hảo giữa kiến thức vững chắc và tinh thần cống hiến cho cộng đồng.
Thủ khoa Hồng Nga: Từ ước mơ đến hiện thực - Một hành trình cảm hứng

Thủ khoa Hồng Nga: Từ ước mơ đến hiện thực - Một hành trình cảm hứng

SVVN - Hoàng Thị Hồng Nga - Thủ khoa kép đầu vào và đầu ra ngành Công nghệ Nông nghiệp, trường ĐH Công nghệ (ĐHQG Hà Nội) có điểm học tập xuất sắc 3,78/4,0. Trong quá trình học tập 4,5 năm tại trường, nữ sinh đã nhận nhiều học bổng danh giá, đồng thời có 6 bài báo được công bố trên các tạp chí khoa học và hội nghị quốc tế.
Chinh phục địa hình: Giải đua ôtô – môtô Tuyên Quang 2024 đầy kịch tính

Chinh phục địa hình: Giải đua ôtô – môtô Tuyên Quang 2024 đầy kịch tính

SVVN - Giải trình diễn lái xe và đua ô tô - mô tô địa hình mở rộng lần thứ III, năm 2024 diễn ra ngày 28/9 tại tỉnh Tuyên Quang, quy tụ gần 60 đội đua từ khắp cả nước và một số nước trên thế giới. Với mục tiêu là nâng cao ý thức lái xe an toàn và khuyến khích các tay đua tham gia hoạt động xã hội, từ thiện ở những vùng khó khăn. Các vận động viên sẽ thi đấu trên các cung đường dài 2,5 km và 3,5 km, mang đến những màn trình diễn kỹ thuật mạo hiểm đầy ấn tượng.