Giá cả lương thực, rau củ leo thang sau mưa bão khiến nhiều sinh viên khó khăn

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Trong những ngày gần đây, tại nhiều chợ dân sinh trên địa bàn Hà Nội, giá cả các mặt hàng, đặc biệt là rau xanh đang tăng vọt sau cơn bão số 3. Điều này khiến bữa ăn của nhiều sinh viên vốn đã eo hẹp nay lại càng trở nên khó khăn hơn.

Cắt giảm khẩu phần ăn, "thắt lưng buộc bụng" vì giá rau củ tăng phi mã

Vào chiều muộn ngày 11/9, bạn Vũ Ngọc Mai, (20 tuổi, Học viện Tài chính), ghé qua một sạp rau tại chợ dân sinh gần nhà để mua rau xanh. Tuy nhiên, Mai bất ngờ khi giá rau củ tăng gần gấp đôi chỉ trong vòng một tuần. "Rau muống 40.000 đồng/1 bó, bí xanh 45.000 đồng/kg, hành lá 80.000 đồng/kg, còn cà chua thì 50.000 đồng/kg", người bán hàng báo giá, khiến nữ sinh gần như "choáng" nhẹ.

"Trước khi bão tới, thực phẩm luôn bán theo mức giá trung bình còn chưa tới vài chục nghìn 1 bó rau. Sau khi bão quét qua, thì giá cả hàng hóa tăng chóng mặt khiến ai cũng phải bất chấp mua sợ rằng không đủ lương thực để ăn. Đây là sự chênh lệch khá lớn khi cầu tăng hơn cung giá hàng hóa sau bão tăng hơn rất nhiều giá hàng hóa hàng ngày bán ra", Mai cho biết.

Giá cả lương thực, rau củ leo thang sau mưa bão khiến nhiều sinh viên khó khăn ảnh 1

Giá rau xanh tăng mạnh tại nhiều chợ dân sinh. (Ảnh: NVCC)

Mai chia sẻ, việc chứng kiến giá thực phẩm, đặc biệt là rau xanh tăng cao đột ngột sau bão đã khiến cô nàng không khỏi hoang mang. Trước đây, một bó rau muống chỉ có giá khoảng 9-10 nghìn đồng, nhưng sau bão, giá đã nhảy vọt lên đến 40 nghìn đồng một bó. Với mức tăng gấp bốn lần như vậy, Mai cho biết số tiền này gần bằng chi phí cho cả một bữa ăn của bản thân.

"Mình đã phải đắn đo rất nhiều để mua bó rau khi mà giá hàng hóa tăng chóng mặt như thế. Mặc dù tự nấu ăn sẽ ngon và đảm bảo hơn nhưng nhiều khi bọn em rủ nhau ra quán ăn vì nấu ăn quá tốn kém", Mai chia sẻ. Theo nữ sinh, mưa bão, cho dù ngập lụt gây ảnh hưởng tới hoa màu và gây khó khăn trong việc vận chuyển nhưng mức giá nhân hai, ba lần khó có thế chấp nhận.

Phạm Anh Đức (19 tuổi, sinh viên Học viện Ngoại giao) cũng nhận thấy giá rau xanh có dấu hiệu tăng cao. Nhiều người cho biết rau củ tại chợ đã đội giá đáng kể, vì vậy Đức lựa chọn mua sắm tại siêu thị để có giá bình ổn. Tuy vậy, theo Đức, giá rau củ tại siêu thị vẫn tăng nhẹ so với trước bão. Cụ thể, nếu như trước kia bắp cải thường có giá từ 15.000 đến 20.000 đồng, thì hiện tại, giá một cây bắp cải đã tăng lên từ 25.000 đến 30.000 đồng.

Giá cả lương thực, rau củ leo thang sau mưa bão khiến nhiều sinh viên khó khăn ảnh 2

Giá rau xanh trong các siêu thị dù bình ổn nhưng cũng tăng nhẹ. (Ảnh: NVCC)

"Rau cũng bán ít. Mình đi siêu thị vào khoảng 6 giờ tối mà gần như không còn gì để mua. Mì tôm thì hết sạch", Đức cho biết.

Tại một số chợ dân sinh trên địa bàn huyện Thanh Trì, phóng viên Sinh Viên Việt Nam ghi nhận hiện tượng giá rau củ tăng từng giờ. Theo lời chị Phúc, một tiểu thương tại chợ Vĩnh Quỳnh, giá bí xanh và mướp hương vào buổi sáng dao động từ 30.000-35.000 đồng/kg, nhưng đến cuối giờ chiều đã vọt lên 45.000 đồng/kg. Tương tự, cà chua được bán với giá 75.000 đồng cho combo 2 kg vào buổi sáng, nhưng cuối giờ chiều, số tiền này chỉ đủ mua 1 kg. Hành lá từ 50.000 đồng/kg buổi sáng cũng tăng mạnh lên 75.000-80.000 đồng/kg vào cuối ngày.

Giá rau củ tăng "phi mã" khiến Phạm Hoài Phương (20 tuổi, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội) cảm thấy rất lo lắng. Cô nàng cho biết, giá rau củ hiện nay đã tăng gần gấp đôi so với bình thường, với mức tăng cao nhất ở các loại như cà chua, dưa chuột, và bí xanh. Vì vậy, Phương đã giảm tiêu thụ các loại rau củ trên và chuyển sang sử dụng thực phẩm rau đông lạnh và sản phẩm chế biến sẵn. Nữ sinh cũng chủ động tìm kiếm những loại rau củ có giá cả hợp lý hơn để tiết kiệm chi phí.

"Mình cảm thấy các loại rau củ đều tăng cao, các loại rau tăng gần như gấp đôi những ngày thường. Nhưng cao nhất có thể kể đến các loại như cà chua, dưa chuột, bí xanh,... Để thích nghi mình đã giảm sử dụng các loại rau củ này, chuyển sang sử dụng các loại thực phẩm đông lạnh, hoặc sản phẩm được chế biến sẵn., Phương chia sẻ. Nữ sinh 20 tuổi nói thêm, sự tăng giá chóng mặt của thực phẩm đã khiến Phương phải "thắt lưng buộc bụng". Những món ăn quen thuộc hàng ngày như canh bí xanh, salad, khoai tây chiên...buộc phải thay thế bằng những lựa chọn đơn giản hơn.

Giá cả lương thực, rau củ leo thang sau mưa bão khiến nhiều sinh viên khó khăn ảnh 3

Nhiều sinh viên quyết định đi siêu thị để hưởng mức giá bình ổn hơn. (Ảnh: NVCC)

Tuy nhiên, theo ghi nhận từ phóng viên Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, tại một số siêu thị, tình hình cung ứng hàng hóa và giá cả vẫn giữ được sự ổn định. Nhiều mặt hàng rau củ tại đây có giá chỉ bằng một nửa so với ngoài chợ. Bạn Trần Phương Anh (20 tuổi, Học viện Hành chính Quốc gia) cho biết rằng gần trưa, tại siêu thị gần nhà, rau tươi vẫn giữ mức giá ổn định so với những ngày trước. Cụ thể, quả bí xanh hơn 2 kg có giá 40.000 đồng, bao gồm cả VAT, tương đương với 18.000 đồng/kg. Phương Anh cho biết mức giá này thấp hơn nhiều so với giá bí xanh đang được rao bán trên các hội nhóm cư dân và chợ dân sinh gần nhà. Tuy nhiên, một số mặt hàng đã nhanh chóng hết hàng tại một số siêu thị.

Cần xây dựng chiến lược tài chính hợp lý

Trước tình trạng giá rau củ và lương thực tăng cao sau mưa bão, ông Nguyễn Minh Tuấn - chuyên gia tài chính cho biết sinh viên nên xây dựng cho bản thân chiến lược tài chính hợp lý. Lập kế hoạch chi tiêu rõ ràng và ưu tiên các mặt hàng lương thực thiết yếu là bước đầu tiên. Bên cạnh đó, tìm kiếm các nguồn cung cấp thực phẩm giá rẻ hơn như chợ đầu mối, siêu thị là giải pháp giúp tiết kiệm ngân sách.

Tiếp theo, để tiết kiệm chi phí hiệu quả hơn, sinh viên có thể tận dụng những đợt giảm giá hoặc chọn mua thực phẩm đông lạnh, cấp đông thực phẩm. Các sản phẩm này thường có giá cả phải chăng hơn đồ tươi sống, đặc biệt trong điều kiện giá cả lương thực, rau củ tăng "phi mã" hậu bão số 3.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối: Trao giải 20 triệu đồng cho trường đại học thu gom nhiều vỏ chai/lon nhất

Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối: Trao giải 20 triệu đồng cho trường đại học thu gom nhiều vỏ chai/lon nhất

SVVN - Tiếp nối thành công năm thứ nhất, Coca-Cola Việt Nam phối hợp cùng báo Tiền Phong tiếp tục triển khai chương trình "Chai nhựa tái sinh, hành trình tiếp nối" năm thứ hai tại các trường đại học tại TP.HCM. Chương trình mong muốn đem đến nguồn cảm hứng cho người tiêu dùng, đặc biệt là thế hệ trẻ hình thành thói quen thu gom chai, lon đã qua sử dụng và gửi đi tái chế, vì một thế giới không rác thải.
Viết sách kỹ năng khó hay dễ?

Viết sách kỹ năng khó hay dễ?

SVVN - Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh - Trưởng ban Sinh viên, báo Tiền Phong - được mời chia sẻ trên kênh VTV1 Đài truyền hình Việt Nam về chủ đề sách kỹ năng ở Việt Nam. Anh cũng là chuyên gia tư vấn xuất bản sách uy tín từ gần 10 năm nay. Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam xin trích đăng một số nội dung trả lời của nhà báo Nguyễn Tuấn Anh tại buổi ghi hình chương trình.
Du học song ngành tại Mỹ, nam sinh Việt chia sẻ những trải nghiệm tuổi trẻ đặc biệt nhất

Du học song ngành tại Mỹ, nam sinh Việt chia sẻ những trải nghiệm tuổi trẻ đặc biệt nhất

SVVN - Hứa Nhật Thạnh (năm thứ tư, học song ngành Toán học/ Khoa học Máy tính và Khoa học Chính trị, trường ĐH Columbia, Mỹ) ngoài thành tích học tập ấn tượng, Nhật Thạnh từng là thực tập sinh tại ngân hàng đầu tư hàng đầu phố Wall, đồng thời tích cực tham gia các dự án xã hội nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững.