Giảng viên là người đi trước có sứ mệnh truyền lửa và truyền nghề cho sinh viên

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Tại các Trường Đại học, sinh viên không chỉ được trang bị kiến thức nền về nghề nghiệp tương lai mà còn được tiếp lửa bởi giảng viên. Họ chính là tiền bối đưa ra kinh nghiệm, dẫn dắt sinh viên vào trường đời.

Trường Đại học là môi trường để sinh viên có thể phát triển cơ hội nghề nghiệp cũng như xây dựng các kĩ năng cần thiết. Đó là nền tảng trang bị kiến thức, kinh nghiệm, trải nghiệm trước khi sinh viên bước vào trường đời. Trong hành trình học tập và phát triển của sinh viên, các thầy/cô giáo tại Trường Đại học đóng vai trò quan trọng.

Tại Học viện Chính sách và Phát triển, Th.S Đào Văn Mừng, giảng viên Khoa Khoa học cơ bản tạo ấn tượng với sinh viên bằng phong thái giảng dạy thân thiện, hài hước. Dù đã đứng lớp được hơn 20 năm nhưng thầy Đào Văn Mừng chưa bao giờ dám tự nhận mình là Thầy giáo. “Đơn giản, tôi chỉ là người truyền lại những kiến thức và kinh nghiệm sống cho các bạn trẻ, chưa đạt đến đẳng cấp để nhận mình là Thầy giáo” - thầy tâm sự.

Giảng viên là người đi trước có sứ mệnh truyền lửa và truyền nghề cho sinh viên ảnh 1

Th.S Đào Văn Mừng, giảng viên Khoa Khoa học cơ bản, Học viện Chính sách và Phát triển.

Nhờ châm ngôn “lấy người học làm trung tâm”, thầy không chỉ bồi dưỡng sinh viên về kiến thức chuyên môn mà còn đưa ra những lời khuyên hữu ích trên hành trình góp sức vào tương lai của các bạn trẻ.

Thầy chia sẻ: “Về phía giảng viên, kinh nghiệm của tôi là phải kích hoạt được không khí “lao động” của cả thầy và trò một cách cao nhất. Phương pháp của tôi thường dùng là chọn lựa những ví dụ vừa đảm bảo tính minh họa nội dung cần chuyển tải, nhưng cũng phải gần gũi, có tính hài hước để thu hẹp tối đa khoảng cách giữa giảng viên và sinh viên. Mặt khác, giảng viên phải tích cực gợi mở và hướng dẫn người học tiếp cận vấn đề một cách linh hoạt, với nhiều góc nhìn khác nhau.”

Giảng viên là người đi trước có sứ mệnh truyền lửa và truyền nghề cho sinh viên ảnh 2

Giảng dạy với thầy Đào Văn Mừng không chỉ là truyền tải kiến thức mà còn là sự kết nối giữa thầy và trò.

Tại Học viện Ngoại giao, TS. Lê Vũ Điệp, giảng viên Khoa Truyền thông và Văn hóa đối ngoại được biết đến là người đã đào tạo nhiều lớp sinh viên thành công trong sự nghiệp “lái đò”. Dù đã có 13 năm thử sức ở nhiều vị trí khác nhau, cô vẫn quyết định trở thành giảng viên đại học ở độ tuổi U40 để trải nghiệm điều mới. “Nó liên quan đến sở thích và chữ duyên. Nếu có cơ hội để trở thành nhà giáo thì cô không ngần ngại để nắm bắt cơ hội này.” - cô trả lời.

Giảng viên là người đi trước có sứ mệnh truyền lửa và truyền nghề cho sinh viên ảnh 3

TS. Lê Vũ Điệp dự lễ tốt nghiệp của sinh viên.

Bạn Đ.T.N, sinh viên Học viện Ngoại giao may mắn có cơ hội để học môn Lí thuyết truyền thông do cô Lê Vũ Điệp giảng dạy. “Mình thích những tiết học do cô Điệp đứng lớp. Cô quan tâm đến yếu tố tương tác trong lớp học, luôn đặt ra câu hỏi liệu các bạn có hiểu bài hay không, hiểu được đến đâu hay cần hỗ trợ, giúp đỡ điều gì. Yếu tố tương tác đó tạo ra bầu không khí khác biệt so với buổi học chỉ có mỗi thầy cô giảng bài cho sinh viên. Sau khi hoàn thàn tín chỉ của môn, cô thường cho các bạn tổng kết các bài học. Điều này hỗ trợ mình trong việc rèn luyện tư duy logic và hệ thống”.

Theo TS. Lê Vũ Điệp, giảng viên là người đi trước, có sứ mệnh truyền lửa và truyền nghề đến với sinh viên. Nghề dạy học là nghề cao quý bởi vì đó là công việc vừa tạo phúc vừa tạo nghiệp. Tạo phúc là khi thầy/cô giáo giúp sinh viên phát triển, mang giá trị thực chất cho các bạn. Nhưng nếu giảng viên làm những gì không đúng, không tốt, không hữu ích thì nó sẽ là tạo nghiệp.

Giảng viên là người đi trước có sứ mệnh truyền lửa và truyền nghề cho sinh viên ảnh 4
Với cô Lê Vũ Điệp, đứng lớp mang đến niềm vui đặc biệt khác so với những ngành nghề cô từng làm trước đó.

Bên cạnh công sức của giảng viên trong quãng thời gian đại học, sinh viên cũng nên nắm bắt các cơ hội để cọ xát thực tế, chủ động học tập các kĩ năng cần thiết. Ngoài ra, sinh viên có thể tham gia các hoạt động ngoại khóa, tổng kết quá trình lao động để rút kinh nghiệm cho bản thân. Điều này giúp sinh viên tận dụng hiệu quả quãng thời gian học tập.

(Ảnh: NVCC)

MỚI - NÓNG
Tuyên Quang rộn ràng cùng giải Marathon 2024: Nơi thiên nhiên và lịch sử hội tụ
Tuyên Quang rộn ràng cùng giải Marathon 2024: Nơi thiên nhiên và lịch sử hội tụ
SVVN - Hơn 1.500 vận động viên từ khắp nơi đổ về Tuyên Quang, cùng nhau chinh phục những cung đường thơ mộng ven sông Lô và khám phá vẻ đẹp của vùng đất giàu truyền thống. Giải chạy Marathon 'Tuyên Quang - Nơi vẻ đẹp hội tụ' 2024 không chỉ là một cuộc đua thể thao, mà còn là hành trình khám phá, kết nối và lan tỏa sức sống của mảnh đất lịch sử giữa lòng thiên nhiên hùng vĩ.
'Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội 2024' khai mạc đầy sáng tạo đột phá nhưng vẫn mang đậm bản sắc dân tộc
'Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội 2024' khai mạc đầy sáng tạo đột phá nhưng vẫn mang đậm bản sắc dân tộc
SVVN - Với nhiều điểm nhấn nổi bật, lễ khai mạc 'Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội' lần thứ VII (HANIFF VII) đã mang lại nhiều trải nghiệm thú vị cho khán giả với sự giao thoa ấn tượng giữa di sản và hơi thở hiện đại, góp phần quảng bá vẻ đẹp văn hóa lẫn con người Hà Nội đến giới làm phim và du khách quốc tế.

Có thể bạn quan tâm

‘Thầy giáo quân hàm xanh’ mang ánh sáng tri thức đến vùng biên viễn Mường Lát

‘Thầy giáo quân hàm xanh’ mang ánh sáng tri thức đến vùng biên viễn Mường Lát

SVVN - Với tâm huyết đem tri thức đến đồng bào dân tộc Mông nơi vùng biên giới heo hút, Thiếu tá Hơ Văn Di (nhân viên vận động quần chúng Đồn Biên phòng Trung Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa) đã miệt mài 'cõng chữ lên non' suốt nhiều năm qua. Đêm xuống, khi ánh đèn bừng sáng tại lớp học xóa mù chữ ở bản Pa Búa, cũng là lúc ‘người thầy quân hàm xanh’ bắt đầu hành trình giúp bà con nơi đây thoát khỏi bóng tối mù chữ, mở ra cánh cửa tri thức và một tương lai tươi sáng.
Hành trình giảng dạy đầy cảm hứng của cô giáo người dân tộc Tày

Hành trình giảng dạy đầy cảm hứng của cô giáo người dân tộc Tày

SVVN - Cô giáo Ninh Thị Ngọc Sen, giáo viên người dân tộc Tày tại Bắc Giang, đã trở thành biểu tượng của nghị lực và đam mê trong giáo dục. Suốt 11 năm giảng dạy tại trường THPT Sơn Động số 1, cô không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn khơi dậy khát vọng vươn lên trong học sinh. Đặc biệt, cô là một trong 60 giáo viên được tuyên dương trong chương trình 'Chia sẻ cùng thầy cô 2024', ghi nhận những cống hiến và tâm huyết của cô trong sự nghiệp trồng người.
Nữ giáo viên vùng cao 18 năm gieo con chữ trên nẻo đường khó khăn

Nữ giáo viên vùng cao 18 năm gieo con chữ trên nẻo đường khó khăn

SVVN - Suốt 18 năm gắn bó với nghề, cô Trần Thị Thùy Liên, giáo viên tại trường Tiểu học và THCS Viễn Sơn (huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái), đã không ngừng nỗ lực vượt qua bao khó khăn để đưa con chữ đến với học sinh ở vùng cao. Năm nay 41 tuổi, cô vẫn miệt mài giảng dạy tại một điểm trường ở thôn đặc biệt khó khăn, nơi mà hành trình đến với tri thức của các em chưa bao giờ là điều dễ dàng.
Các trường đại học không được công bố điểm chuẩn xét tuyển sớm trước khi học sinh 12 kết thúc năm học

Các trường đại học không được công bố điểm chuẩn xét tuyển sớm trước khi học sinh 12 kết thúc năm học

SVVN - Tại Hội nghị tổng kết công tác tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020 - 2024 và chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 vừa qua, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD - ĐT) Huỳnh Văn Chương đề xuất thời điểm công bố điểm chuẩn xét tuyển sớm cần phải rơi vào sau khi kết thúc chương trình và kế hoạch năm học, tức 31/5 hằng năm.
Nữ giáo viên 10 năm tận tụy vì trẻ khuyết tật trí tuệ

Nữ giáo viên 10 năm tận tụy vì trẻ khuyết tật trí tuệ

SVVN - Nguyễn Thị Thanh Trúc, cô giáo tận tâm tại Trung tâm Phục hồi chức năng – Giáo dục trẻ em khuyết tật Khánh Hòa, đã dành trọn 10 năm gắn bó với các em nhỏ kém may mắn. Bằng tình yêu nghề, sự nhẫn nại và lòng kiên trì, cô không chỉ giúp các em vượt qua khó khăn mà còn xây dựng cho các em nền tảng để tự lập, hòa nhập cuộc sống.
Một trường đại học tại TP. HCM dự kiến không dùng điểm học bạ trong các phương thức xét tuyển từ năm 2025

Một trường đại học tại TP. HCM dự kiến không dùng điểm học bạ trong các phương thức xét tuyển từ năm 2025

SVVN - Hội Đồng tuyển sinh trường ĐH Sư phạm TP. HCM cho biết, những năm trước, điểm học bạ được sử dụng để xét tuyển độc lập (10% chỉ tiêu) hoặc kết hợp với điểm thi đánh giá năng lực (30 - 40% chỉ tiêu). Tuy nhiên, từ năm 2025, trường dự kiến không sử dụng kết quả học bạ với cả hai phương thức.