Giảng viên trong thời đại kỹ thuật số: Hơn cả người thầy, là người truyền cảm hứng

Giảng viên trong thời đại kỹ thuật số: Hơn cả người thầy, là người truyền cảm hứng

SVVN - Chia sẻ với phóng viên Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, Báo Tiền Phong, trước thềm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), Tiến sĩ Vũ Tuấn Anh – Trưởng khoa Truyền thông và Văn hoá Đối ngoại – Học viện Ngoại giao cho rằng sự tương tác trực tiếp có thể giảm đi, nhưng mối quan hệ giữa giảng viên và sinh viên trong thời đại số không vì thế mà suy giảm.
Giảng viên trong thời đại kỹ thuật số: Hơn cả người thầy, là người truyền cảm hứng ảnh 1

TS Vũ Tuấn Anh:Sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số và mô hình đào tạo tín chỉ đang dần thay đổi môi trường học tập, và có thể ảnh hưởng đến quan hệ giữa giảng viên và sinh viên. Các thiết bị cầm tay, mạng xã hội, ChatGPT và hệ thống bài giảng điện tử, ví dụ như ở Học viện của chúng tôi, giúp sinh viên dễ dàng học qua video, tài liệu trực tuyến, và có thể nộp bài ngay trên nền tảng số. Điều này tạo ra môi trường số hóa cho việc giảng dạy và học tập, nhưng sự tương tác trực tiếp có thể giảm đi. Tuy nhiên, bối cảnh này tạo điều kiện để vai trò của người thầy vượt lên trên cả cung cấp kiến thức.

Giảng viên trong thời đại kỹ thuật số: Hơn cả người thầy, là người truyền cảm hứng ảnh 2

Thứ nhất, giảng viên sẽ trở thành người định hướng, giúp đỡ sinh viên khi gặp vấn đề hoặc cần thông tin chuyên sâu. Ví dụ, trong môn Phương pháp Nghiên cứu Truyền thông mà tôi giảng dạy, vai trò dẫn dắt của người thầy rất quan trọng. Chúng tôi giúp cho sinh viên có tư duy phản biện, có cái nhìn đa chiều để từ đó có được hiểu biết sâu sắc và phân biệt được thông tin đúng – sai.

Giảng viên trong thời đại kỹ thuật số: Hơn cả người thầy, là người truyền cảm hứng ảnh 3

Thứ hai, khi sinh viên gặp căng thẳng vì tốc độ thông tin quá nhanh, vai trò của giảng viên lúc này sẽ là người đồng hành để chia sẻ, giúp đỡ về thực hành, kinh nghiệm thực tiễn. Vì thế, dù các bài giảng điện tử chiếm một phần nhất định trong giảng dạy, tương tác trực tiếp trên lớp vẫn nên chiếm tỷ lệ lớn hơn, từ 70%-80% theo đúng qui định của Bộ Giáo dục- Đào tạo. Từ lý thuyết đã học, giảng viên sẽ định hướng và hỗ trợ sinh viên đi sâu hơn vào những vấn đề mà công nghệ không thể giải đáp, trở thành người đồng hành trong quá trình học tập.

Giảng viên trong thời đại kỹ thuật số: Hơn cả người thầy, là người truyền cảm hứng ảnh 4

TS Vũ Tuấn Anh: Ngày nay, người thầy không cần phải giảng giải hết mọi thứ như trước mà sinh viên đã tự trang bị một nền tảng kiến thức nhất định. Dù giảng viên có thể không gặp sinh viên trong toàn khóa học, nhưng sự gắn kết giữa họ lại cần chặt chẽ hơn, bởi vai trò của giảng viên giờ đây là người định hướng và hỗ trợ sinh viên đào sâu những gì họ đã tự học.

Giảng viên trong thời đại kỹ thuật số: Hơn cả người thầy, là người truyền cảm hứng ảnh 5

Một số giảng viên chia sẻ rằng khi sinh viên không hài lòng với câu trả lời của những công cụ như ChatGPT, sinh viên sẽ quay lại với thầy cô để trao đổi sâu hơn, thậm chí “hỏi xoáy” các vấn đề mà công nghệ không giải đáp.

Vì vậy, trong một số lớp của tôi, tôi thường phát tài liệu bài giảng, sau đó yêu cầu sinh viên sử dụng ChatGPT để tìm hiểu tổng quan. Sau đó thầy trò sẽ cùng tổng hợp, phân tích thông tin để nhìn nhận vấn đề sâu sắc nhất.

Đó cũng là cách để sinh viên tập trung tham gia bài giảng mà nhiều giảng viên sử dụng. Sự tập trung của sinh viên đóng vai trò cực kỳ quan trọng, đồng thời đây cũng là động lực để giảng viên hứng thú với bài giảng của mình hơn khi có sự cộng hưởng của sinh viên. Khi sinh viên tập trung, các bạn có khả năng lắng nghe, ghi nhớ và hiểu sâu hơn những kiến thức được truyền đạt. Điều này không chỉ giúp các bạn hiểu được bài mà còn phát triển kỹ năng tư duy và phân tích. Một môi trường học tập tốt cũng góp phần quan trọng trong việc giúp sinh viên đạt được thành quả học tập tốt nhất.

Chính vì vậy, trong thời đại kỹ thuật số, giảng viên cần phải có uy tín và phẩm chất để sinh viên muốn lựa chọn mình. Đồng thời, thầy cô cũng cần bắt kịp các xu hướng, kỹ năng mới, cập nhật kiến thức liên tục, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sinh viên.

Giảng viên trong thời đại kỹ thuật số: Hơn cả người thầy, là người truyền cảm hứng ảnh 6

TS. Vũ Tuấn Anh: Học viện Ngoại giao chúng tôi luôn luôn nhấn mạnh với sinh viên rằng món quà ý nghĩa nhất đối với chúng tôi là sự trưởng thành và nỗ lực học tập của các em. Hiện nay với nhiều sinh viên, Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11 có thể không còn quá quan trọng như trước, nhưng vẫn là dịp để các em thể hiện sự tôn sư trọng đạo, giữ lại nét đẹp của mối quan hệ thầy trò trong cuộc sống hiện đại. Chỉ cần sinh viên nhớ đến mình, chia sẻ những thành tựu không chỉ vào 20/11 mà trong các dịp khác, cũng là niềm hạnh phúc lớn lao đối với tôi trong vai trò một người thầy.

Giảng viên trong thời đại kỹ thuật số: Hơn cả người thầy, là người truyền cảm hứng ảnh 7

Nhiều cựu sinh viên vẫn gửi tin nhắn chúc mừng, chia sẻ thành tựu mà họ đạt được. Một vài người còn trở thành đồng nghiệp của tôi và là nguồn cảm hứng để tôi học hỏi thêm về cách các em áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn hoặc thậm chí vượt xa hơn. Những chia sẻ đó cũng là chất liệu quý giá để tôi cập nhật bài giảng và hiểu thêm về thực tiễn ngành công nghiệp truyền thông.

Giảng viên trong thời đại kỹ thuật số: Hơn cả người thầy, là người truyền cảm hứng ảnh 8

TS. Vũ Tuấn Anh: Món quà lớn nhất của một người thầy trong dịp 20/11 là những lời chúc của các bạn sinh viên. Tuy nhiên, nếu có quá nhiều lời chúc cũng sẽ khiến mình mất thời gian để trả lời lại từng em. (Cười) Nhưng trên tất cả, tôi cảm thấy vui khi nhận được những lời chúc ấy, vì điều đó thể hiện các em vẫn nhớ và nghĩ về thầy cô trong dịp đặc biệt này.

Giảng viên trong thời đại kỹ thuật số: Hơn cả người thầy, là người truyền cảm hứng ảnh 9

Nói về mong đợi của chúng tôi đối với các em sinh viên, tôi nghĩ rằng sinh viên của HVNG, các DAVERS em nào cũng rất giỏi, năng động, các em lại có nhiều cơ hội phát triển trong một thể giới sinh động và biến đổi không ngừng, chúng tôi chúc các em phát huy được những thế mạnh riêng của mình để thành công, hạnh phúc. Nhưng hơn thế nữa, chúng tôi trông đợi ở các DAVERS thể hiện được tinh thần Tiên phong – Trách nhiệm – Phụng sự và Bản sắc của DAV, làm mạnh thêm “thương hiệu DAV”, giúp cho DAV không chỉ khẳng định được Vị thế quốc gia mà còn vươn mình để có được một Tầm vóc quốc tế, đúng như slogan mà Học viện Ngoại giao đã lựa chọn để các thành viên của mình cùng phấn đấu.

Trân trọng cảm ơn ông!


Thực hiện: Hiếu Nguyễn - Trần Anh - Quỳnh Hoa
Hình ảnh và clip: Lê Vượng
Thiết kế: Đức Hoàng

Cool Air, với thông điệp cổ vũ sinh viên tập trung hơn trong giờ học, bởi đây chính là món quà ý nghĩa với Thầy Cô, hân hạnh đồng hành cùng Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, Báo Tiền Phong.

Tin liên quan