Người thầy vùng cao và hành trình gieo mầm ước mơ giữa gian khó

SVVN - Về với vùng cao tỉnh Thái Nguyên, nơi điều kiện học tập còn lắm gian nan, thầy giáo Mai Ngọc Tú đã dành gần hai thập kỷ tận tụy cống hiến, thắp lên hy vọng và ươm mầm tương lai cho bao thế hệ học trò nghèo. Vượt qua muôn vàn khó khăn, câu chuyện của thầy là minh chứng sống động cho tình yêu nghề và nhiệt huyết.

Thầy giáo vùng cao và những câu chuyện về nghị lực vượt khó trong giáo dục

Thầy giáo Mai Ngọc Tú (giáo viên trường THCS Quy Kỳ, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên) là một minh chứng sống động về lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm và sự hy sinh vì học trò vùng cao. Sinh ra trên mảnh đất lịch sử ATK Định Hóa, nơi từng là căn cứ địa cách mạng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, thầy Tú từ sớm đã ấp ủ ước mơ quay về quê nhà để "thắp sáng" cho các em học sinh ngay trên chính quê hương mình.

Người thầy vùng cao và hành trình gieo mầm ước mơ giữa gian khó ảnh 1

Thầy giáo Mai Ngọc Tú (giáo viên trường THCS Quy Kỳ, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên). Ảnh: NVCC

Thầy Tú lớn lên trong một gia đình thuần nông, cuộc sống còn nhiều khó khăn, nhưng thầy vẫn nỗ lực hết mình trong học tập. Sau khi tốt nghiệp THPT, thầy thi đỗ vào trường CĐ Sư phạm Thái Nguyên năm 2003. Với tấm bằng loại Khá năm 2006, thầy có đủ điều kiện để ở lại thành phố nhưng đã quyết tâm trở về quê hương, công tác tại một ngôi trường vùng cao với điều kiện vô cùng khó khăn. Từ năm học 2007- 2008 đến nay, thầy được phân công về trường THCS Quy Kỳ, cách nhà 15 km. Đây là ngôi trường thuộc một xã vùng cao, nơi đời sống người dân chủ yếu dựa vào nông nghiệp, đa phần học sinh là người dân tộc thiểu số, nhà xa trường, nhiều em phải vượt qua những con đường lầy lội và khó đi để đến lớp mỗi ngày. Điều kiện học tập, cơ sở vật chất thiếu thốn đã tạo ra không ít trở ngại, nhưng tinh thần học tập và sự kiên trì của các em học sinh luôn là động lực to lớn để thầy Tú gắn bó và cống hiến.

Người thầy vùng cao và hành trình gieo mầm ước mơ giữa gian khó ảnh 2

Từ năm học 2007- 2008 đến nay, thầy được phân công về trường THCS Quy Kỳ, cách nhà 15 km.

Nhớ lại năm học 2008 - 2009, thầy cùng cô giáo thể dục của trường tổ chức đội tuyển Aerobic cho học sinh tham gia thi cấp Huyện và đoạt giải Nhất, tiếp tục thi cấp Tỉnh và giành 2 Huy chương Vàng. Đội tuyển của trường được chọn đại diện tỉnh Thái Nguyên tham dự Hội thi Aerobic toàn quốc, tại Phú Thọ. Khi đó, sân trường chỉ là sân đất với sỏi đá lẫn lộn, các em phải tập trên những mảnh bạt ghép lại thành sân tập tạm. Thầy trò nhiều lần bị thương do va chạm với mặt đất lồi lõm, không ít lần phải gián đoạn buổi tập vì trời mưa gió. Nhưng vượt qua tất cả, đội tuyển của trường đã xuất sắc mang về 2 Huy chương Bạc ở cả hai nội dung. Những giọt nước mắt hạnh phúc đã rơi trong khoảnh khắc chiến thắng, đánh dấu những nỗ lực không mệt mỏi của thầy trò nơi vùng cao.

Hành trình ươm mầm ước mơ giữa núi rừng Thái Nguyên

Nhận thấy tầm quan trọng của phong trào Đội trong việc giúp các em học sinh rèn luyện kỹ năng sống, thầy Tú đã sáng tạo nhiều hoạt động để thu hút học sinh tham gia. Nhờ lợi thế được đào tạo cả về Mỹ thuật và Âm nhạc, thầy được Ban Giám hiệu phân công làm Tổng phụ trách Đội từ những năm đầu công tác. Trong vai trò này, thầy đã triển khai nhiều sáng kiến như: Thi kể chuyện theo sách; tổ chức các cuộc thi văn nghệ; thi vẽ tranh; tuyên truyền măng non; hoạt động “Hũ gạo tình thương”; “Áo ấm tặng bạn”; viết thư cho các chiến sĩ Trường Sa... Những hoạt động này không chỉ giúp các em thể hiện bản thân mà còn nuôi dưỡng lòng yêu thương, ý thức sẻ chia với cộng đồng.

Người thầy vùng cao và hành trình gieo mầm ước mơ giữa gian khó ảnh 3Người thầy vùng cao và hành trình gieo mầm ước mơ giữa gian khó ảnh 4

Thầy giáo Mai Ngọc Tú là một trong 60 gương giáo viên được tuyên dương trong chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" năm 2024, do T.Ư Hội LHTN Việt Nam, Bộ GD - ĐT, Tập đoàn Thiên Long phối hợp tổ chức.

Đặc biệt, thầy luôn chú ý đến hoàn cảnh khó khăn của từng học sinh để tìm cách động viên, hỗ trợ. Những lần đến nhà thuyết phục các em có nguy cơ bỏ học trở lại trường, thầy đã gặp không ít em mồ côi, hoặc gia đình quá khó khăn. Trong những dịp luyện tập văn nghệ, thầy trò có khi phải tập cả ngày lẫn đêm, cùng nhau nấu mì tôm ăn trưa tại trường, vừa ăn vừa trao đổi công việc, tạo nên những kỷ niệm khó quên. Bằng sự tận tâm của mình, thầy đã gây dựng một nền tảng phong trào vững chắc cho Liên đội trường THCS Quy Kỳ. Liên đội nhiều năm liền đoạt các giải cao trong các hội thi cấp Huyện, cấp Tỉnh như "Giai điệu tuổi Hồng", kể chuyện theo sách, Aerobic, đồng diễn Flashmob.

Không dừng lại ở các phong trào văn hóa, thầy Tú còn thành lập nhiều câu lạc bộ để tạo cơ hội phát triển toàn diện cho học sinh, như: CLB Thể thao, CLB Nghệ thuật, CLB Chỉ huy Đội, CLB Học sinh giỏi, CLB Kỹ năng sống. Tất cả những hoạt động này không chỉ giúp các em học sinh vùng cao mạnh dạn, tự tin hơn mà còn tạo cho các em một môi trường phát triển bản thân toàn diện và chuẩn bị cho cuộc sống sau này.

Gần hai thập kỷ công tác tại vùng đất xa xôi, nơi điều kiện học tập và sinh hoạt vẫn còn lắm gian truân, nhưng tình yêu nghề, lòng nhiệt huyết và khát vọng cống hiến của thầy giáo Mai Ngọc Tú chưa từng suy giảm. Những gì thầy đã và đang làm không chỉ là nhiệm vụ của một người thầy mà còn là tình thương và trách nhiệm của một người con với quê hương mình.

Bằng những đóng góp to lớn và bền bỉ ấy, thầy giáo Mai Ngọc Tú đã truyền cảm hứng cho biết bao học trò và đồng nghiệp, là người gieo mầm xanh hy vọng cho các thế hệ trẻ vùng cao núi rừng. Câu chuyện của thầy là minh chứng cho giá trị của giáo dục, tình yêu thương và sự cống hiến, làm đẹp thêm hình ảnh người thầy tận tâm, không ngừng nuôi dưỡng những ước mơ giữa vùng đất khó khăn của quê hương.

MỚI - NÓNG
Bạn trẻ hào hứng check-in quán cà phê với 'nhân viên' là những chú chuột Capybara
Bạn trẻ hào hứng check-in quán cà phê với 'nhân viên' là những chú chuột Capybara
SVVN - Mới đây, một quán cà phê kết hợp kinh doanh đồ uống và thú nuôi tại Hà Nội “hot” rần rần bởi sự độc lạ khác hẳn với các loại hình kinh doanh cà phê khác như cà phê mèo, hay cà phê bò sát. Ở đây, chủ quán thuê “nhân viên” là chuột lang nước (Capybara) được mệnh danh là “chiến thần ngoại giao” trong thế giới động vật.

Có thể bạn quan tâm

Sinh viên xuất sắc trường ĐH Sư phạm TP. HCM được Sở GD - ĐT TP. HCM phân công về trường chuyên

Sinh viên xuất sắc trường ĐH Sư phạm TP. HCM được Sở GD - ĐT TP. HCM phân công về trường chuyên

SVVN - Sở GD - ĐT TP. HCM vừa thông tin về việc phân công nhiệm sở cho ứng viên trúng tuyển kỳ tuyển dụng viên chức của Thành phố từ nguồn sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ năm 2024. Theo đó, Sở sẽ phân công sinh viên xuất sắc trúng tuyển đợt tuyển dụng viên chức vừa rồi về công tác tại trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa.
Tuyển quân 2025: Bộ Quốc phòng chú trọng chất lượng, ưu tiên công dân tốt nghiệp đại học, cao đẳng

Tuyển quân 2025: Bộ Quốc phòng chú trọng chất lượng, ưu tiên công dân tốt nghiệp đại học, cao đẳng

SVVN - Bộ Quốc phòng vừa ban hành hướng dẫn, chính thức khởi động công tác tuyển quân 2025. Với quy trình chặt chẽ và tiêu chuẩn sức khỏe nghiêm ngặt, sẽ chỉ có một đợt tuyển quân duy nhất vào tháng Hai. Đặc biệt, Bộ Quốc phòng tập trung tuyển chọn công dân đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng để nâng cao chất lượng đội ngũ quân nhân, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Người truyền lửa cho thế hệ trẻ tại trường ĐH Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

Người truyền lửa cho thế hệ trẻ tại trường ĐH Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

SVVN - Cô Đỗ Thị Lam - Giảng viên khoa Âm nhạc, trường ĐH Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa là một trong những giáo viên trẻ tiêu biểu được tuyên dương trong chương trình 'Nhà giáo trẻ tiêu biểu' 2024. Đam mê âm nhạc và nỗ lực cống hiến trong công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và hoạt động xã hội, cô Lam là tấm gương sáng, truyền cảm hứng mạnh mẽ cho thế hệ trẻ trong hành trình học tập và phát triển nghề nghiệp.
‘Thầy giáo quân hàm xanh’ mang ánh sáng tri thức đến vùng biên viễn Mường Lát

‘Thầy giáo quân hàm xanh’ mang ánh sáng tri thức đến vùng biên viễn Mường Lát

SVVN - Với tâm huyết đem tri thức đến đồng bào dân tộc Mông nơi vùng biên giới heo hút, Thiếu tá Hơ Văn Di (nhân viên vận động quần chúng Đồn Biên phòng Trung Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa) đã miệt mài 'cõng chữ lên non' suốt nhiều năm qua. Đêm xuống, khi ánh đèn bừng sáng tại lớp học xóa mù chữ ở bản Pa Búa, cũng là lúc ‘người thầy quân hàm xanh’ bắt đầu hành trình giúp bà con nơi đây thoát khỏi bóng tối mù chữ, mở ra cánh cửa tri thức và một tương lai tươi sáng.
Hành trình giảng dạy đầy cảm hứng của cô giáo người dân tộc Tày

Hành trình giảng dạy đầy cảm hứng của cô giáo người dân tộc Tày

SVVN - Cô giáo Ninh Thị Ngọc Sen, giáo viên người dân tộc Tày tại Bắc Giang, đã trở thành biểu tượng của nghị lực và đam mê trong giáo dục. Suốt 11 năm giảng dạy tại trường THPT Sơn Động số 1, cô không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn khơi dậy khát vọng vươn lên trong học sinh. Đặc biệt, cô là một trong 60 giáo viên được tuyên dương trong chương trình 'Chia sẻ cùng thầy cô 2024', ghi nhận những cống hiến và tâm huyết của cô trong sự nghiệp trồng người.