Hai tuyến xe buýt nội bộ phục vụ sinh viên trong khu vực ĐHQG TP. HCM sẽ hoạt động vào đầu năm 2025

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Dự kiến, đầu năm 2025, sẽ có thêm 2 tuyến xe buýt nội bộ trong khu ĐHQG TP. HCM để phục sinh viên đi lại. Hai tuyến xe buýt nội bộ này được kỳ vọng mỗi năm phục vụ khoảng 6 triệu lượt khách.

Thông tin trên được Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP. HCM (GTVT) Võ Khánh Hưng cho biết tại phiên họp quý 3/2024 của Tổ công tác liên ngành thực hiện chương trình hợp tác giữa UBND TP. HCM với ĐHQG TP. HCM, mới đây.

Ông Hưng thông tin, hiện có 9 tuyến xe buýt nối các điểm phục vụ sinh viên các trường thuộc ĐHQG TP. HCM. Trong quá trình hoạt động, Sở GTVT phối hợp ĐHQG TP. HCM rà soát mạng lưới tuyến, phân bố luồng tuyến. Thông qua đó, cơ quan chức năng nhận thấy cần bổ sung 2 tuyến nội bộ phục vụ nhu cầu đi lại của người dân và sinh viên. Hiện Sở GTVT đang lấy ý kiến góp ý các đơn vị vận tải, cùng Trung tâm Dịch vụ và xúc tiến đầu tư ĐHQG TP. HCM hoàn chỉnh đề án.

Hai tuyến xe buýt nội bộ phục vụ sinh viên trong khu vực ĐHQG TP. HCM sẽ hoạt động vào đầu năm 2025 ảnh 1

Sinh viên ĐHQG TP. HCM mong muốn tuyến xe buýt nội bộ sớm đi vào hoạt động.

Trước đó, vào tháng 3/2024, 4 thành phố (Thủ Đức, Dĩ An, Thuận An và Biên Hòa) đã ký kết chương trình phối hợp với ĐHQG TP. HCM nghiên cứu hợp lý hóa các xe buýt đi đến 4 thành phố trên. Hiện, Sở GTVT đang phối hợp đơn vị tư vấn của trường ĐH Bách khoa, ĐHQG TP. HCM thực hiện.

Hai tuyến xe buýt nội bộ phục vụ sinh viên trong khu vực ĐHQG TP. HCM sẽ hoạt động vào đầu năm 2025 ảnh 2

Đường dẫn vào Ký túc xá khu B của ĐHQG TP. HCM chưa có xe buýt phục vụ nội bộ.

Ngoài ra, Sở GTVT TP. HCM cũng giao Trung tâm quản lý hạ tầng giao thông đường bộ khảo sát đường sá bên trong ĐHQG TP. HCM và nhận thấy có 3 vị trí cần đầu tư, bảo trì gồm đường số 1, đường số 2 và đường 621.

Dự kiến đoạn từ đường 621 đến ga metro sẽ được đầu tư vỉa hè để giúp sinh viên đi lại thuận tiện ngay khi metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức vận hành.

Trung tâm Quản lý Ký túc xá ĐHQG TP. HCM đã tiến hành khảo sát nhu cầu sử dụng xe buýt nội bộ khu đô thị ĐHQG TP. HCM, với 18.540 sinh viên. Theo đó, có 34,94% sinh viên nội trú có nhu cầu đi lại bằng xe buýt và các điểm đến nhiều nhất lần lượt là trường ĐH KHXH&NV (24%), trường ĐH Bách khoa (21,12%), trường ĐH KHTN (17,89%) và trường ĐH Kinh tế - Luật (14,90%).

Gần một nửa số sinh viên khảo sát mong muốn có tuyến xe buýt nội bộ trong khu đô thị ĐHQG TP. HCM để đi lại thuận tiện. Sinh viên cho rằng, các chuyến xe buýt nên bắt đầu sớm hơn, từ 5h và kết thúc muộn hơn, tầm 22h - 23h; giãn cách giữa 2 chuyến giờ cao điểm, rút ngắn 3 - 5 phút/chuyến, giá là 3.000 đồng/lượt.

MỚI - NÓNG
Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ sở Đoàn trong nâng cao kỹ năng an toàn trên không gian mạng
Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ sở Đoàn trong nâng cao kỹ năng an toàn trên không gian mạng
SVVN - Ngày 12/11, Quận Đoàn quận Tân Bình phối hợp với Đoàn Học viện Hàng không Việt Nam, Đoàn Thanh niên Bộ Tư lệnh 86, Đoàn Thanh niên Đoàn Luật sư TP. HCM, Đoàn trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐHQG TP. HCM) tổ chức Hội nghị tuyên truyền Luật An ninh mạng và nâng cao kỹ năng An toàn trên không gian mạng, năm 2024.
ĐHQG TP. HCM công bố cấu trúc bài thi Đánh giá năng lực được áp dụng từ năm 2025
ĐHQG TP. HCM công bố cấu trúc bài thi Đánh giá năng lực được áp dụng từ năm 2025
SVVN - Ngày 12/11, GS. TS Nguyễn Thị Thanh Mai - Phó Giám đốc ĐHQG TP. HCM đã ký quyết định ban hành cấu trúc bài thi Đánh giá năng lực (ĐGNL) của ĐHQG TP. HCM,  được áp dụng từ năm 2025. Cấu trúc và nội dung cho năm 2025 có nhiều nét tương đồng với các đề thi chuẩn hóa quốc tế như Scholastic Assessment Test (SAT) của Hoa Kỳ, Psychometric Entrance Test (PET) của Israel và General Aptitude Test (GAT) của Thái Lan…

Có thể bạn quan tâm

Tuyển quân 2025: Bộ Quốc phòng chú trọng chất lượng, ưu tiên công dân tốt nghiệp đại học, cao đẳng

Tuyển quân 2025: Bộ Quốc phòng chú trọng chất lượng, ưu tiên công dân tốt nghiệp đại học, cao đẳng

SVVN - Bộ Quốc phòng vừa ban hành hướng dẫn, chính thức khởi động công tác tuyển quân 2025. Với quy trình chặt chẽ và tiêu chuẩn sức khỏe nghiêm ngặt, sẽ chỉ có một đợt tuyển quân duy nhất vào tháng Hai. Đặc biệt, Bộ Quốc phòng tập trung tuyển chọn công dân đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng để nâng cao chất lượng đội ngũ quân nhân, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Người truyền lửa cho thế hệ trẻ tại trường ĐH Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

Người truyền lửa cho thế hệ trẻ tại trường ĐH Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa

SVVN - Cô Đỗ Thị Lam - Giảng viên khoa Âm nhạc, trường ĐH Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa là một trong những giáo viên trẻ tiêu biểu được tuyên dương trong chương trình 'Nhà giáo trẻ tiêu biểu' 2024. Đam mê âm nhạc và nỗ lực cống hiến trong công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học và hoạt động xã hội, cô Lam là tấm gương sáng, truyền cảm hứng mạnh mẽ cho thế hệ trẻ trong hành trình học tập và phát triển nghề nghiệp.
Người thầy vùng cao và hành trình gieo mầm ước mơ giữa gian khó

Người thầy vùng cao và hành trình gieo mầm ước mơ giữa gian khó

SVVN - Về với vùng cao tỉnh Thái Nguyên, nơi điều kiện học tập còn lắm gian nan, thầy giáo Mai Ngọc Tú đã dành gần hai thập kỷ tận tụy cống hiến, thắp lên hy vọng và ươm mầm tương lai cho bao thế hệ học trò nghèo. Vượt qua muôn vàn khó khăn, câu chuyện của thầy là minh chứng sống động cho tình yêu nghề và nhiệt huyết.
‘Thầy giáo quân hàm xanh’ mang ánh sáng tri thức đến vùng biên viễn Mường Lát

‘Thầy giáo quân hàm xanh’ mang ánh sáng tri thức đến vùng biên viễn Mường Lát

SVVN - Với tâm huyết đem tri thức đến đồng bào dân tộc Mông nơi vùng biên giới heo hút, Thiếu tá Hơ Văn Di (nhân viên vận động quần chúng Đồn Biên phòng Trung Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa) đã miệt mài 'cõng chữ lên non' suốt nhiều năm qua. Đêm xuống, khi ánh đèn bừng sáng tại lớp học xóa mù chữ ở bản Pa Búa, cũng là lúc ‘người thầy quân hàm xanh’ bắt đầu hành trình giúp bà con nơi đây thoát khỏi bóng tối mù chữ, mở ra cánh cửa tri thức và một tương lai tươi sáng.
Hành trình giảng dạy đầy cảm hứng của cô giáo người dân tộc Tày

Hành trình giảng dạy đầy cảm hứng của cô giáo người dân tộc Tày

SVVN - Cô giáo Ninh Thị Ngọc Sen, giáo viên người dân tộc Tày tại Bắc Giang, đã trở thành biểu tượng của nghị lực và đam mê trong giáo dục. Suốt 11 năm giảng dạy tại trường THPT Sơn Động số 1, cô không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn khơi dậy khát vọng vươn lên trong học sinh. Đặc biệt, cô là một trong 60 giáo viên được tuyên dương trong chương trình 'Chia sẻ cùng thầy cô 2024', ghi nhận những cống hiến và tâm huyết của cô trong sự nghiệp trồng người.
Nữ giáo viên vùng cao 18 năm gieo con chữ trên nẻo đường khó khăn

Nữ giáo viên vùng cao 18 năm gieo con chữ trên nẻo đường khó khăn

SVVN - Suốt 18 năm gắn bó với nghề, cô Trần Thị Thùy Liên, giáo viên tại trường Tiểu học và THCS Viễn Sơn (huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái), đã không ngừng nỗ lực vượt qua bao khó khăn để đưa con chữ đến với học sinh ở vùng cao. Năm nay 41 tuổi, cô vẫn miệt mài giảng dạy tại một điểm trường ở thôn đặc biệt khó khăn, nơi mà hành trình đến với tri thức của các em chưa bao giờ là điều dễ dàng.