Hàng chục nghìn sinh viên đi học trở lại, chuyên gia cảnh báo gì?

SVVN - Vừa qua, có nhiều trường cho sinh viên nghỉ học vì phát hiện có trường hợp tiếp xúc với người nghi nhiễm COVID-19 đang theo học tại trường, tạo ra tâm lý hoang mang cho nhiều người. Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP. HCM không khuyến cáo các trường phải đóng cửa khi có F2 theo học. Tuy nhiên, F2 phải tạm nghỉ học và cách ly tạm thời ở nhà, chờ kết quả xét nghiệm của tiếp xúc gần và của chính mình.

Đi học từ hôm nay

Trường ĐH Văn Hiến vừa ra thông báo đã tiến hành các biện pháp khử khuẩn phòng học, trang bị nước rửa tay sát khuẩn và khẩu trang nhằm tạo môi trường học tập an toàn để đón sinh viên đi học trở lại.

Theo đó, học viên, sinh viên trường ĐH Văn Hiến các bậc, hệ đào tạo đi học trở lại vào ngày 7/12/2020, với 2 hình thức học tập trung hoặc online.

Hàng chục nghìn sinh viên đi học trở lại, chuyên gia cảnh báo gì? ảnh 1 Thông báo cho sinh viên đi học trở lại của trường ĐH Văn Hiến.

“Trên tinh thần không chủ quan trước những diễn biến phức tạp của dịch, nâng cao ý thức bảo vệ bản thân và cộng đồng bằng cách mang khẩu trang khi đến trường, rửa tay sát khuẩn thường xuyên, không tụ tập nơi đông người và báo ngay cho nhà trường khi có các dấu hiệu sốt, ho, khó thở”, thông báo nêu.

Việc cho phép sinh viên trường ĐH Văn Hiến đi học trở lại dựa theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP. HCM, khi toàn bộ 2.261 ca F1, F2 của 4 ca COVID-19 và 271 mẫu cộng đồng có kết quả xét nghiệm âm tính. Đã nhiều ngày qua, TP. HCM không ghi nhận ca mắc COVID-19 mới trong cộng đồng.

Tương tự, trường ĐH Công nghệ TP. HCM phát đi thông cáo, theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP. HCM (HCDC), tất cả các trường hợp F1 có tiếp xúc với BN1342 đều cho kết quả xét nghiệm âm tính. Trường ĐH Công nghệ TP. HCM (HUTECH) thông báo toàn bộ cán bộ, giảng viên, nhân viên và sinh viên, học viên đảm bảo các biện pháp an toàn khi trở lại làm việc, học tập tại trường từ hôm nay, ngày 7/12.

Cụ thể, tất cả các cán bộ, giảng viên, nhân viên và sinh viên, học viên khi vào trường cần đo thân nhiệt và nghiêm túc tuân thủ khuyến cáo 5K của Bộ Y tế: Khẩu trang - Khử khuẩn tay - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế.

Trường ĐH Công nghệ TP. HCM cũng sẽ trang bị đầy đủ nước rửa tay, thiết bị y tế ở tất cả các khu vực để sinh viên, học viên quay trở lại trường an toàn, yên tâm nhất. Khi có các dấu hiệu nghi ngờ bệnh COVID-19 như sốt, ho, khó thở... phải khai báo ngay với cơ quan y tế địa phương hoặc đến ngay bệnh viện quận/huyện để được khám và xét nghiệm.

Đối với các trường hợp cách ly tại nhà, cần thực hiện nghiêm ngặt các quy định về khai báo y tế, lấy mẫu xét nghiệm và cách ly tại nhà theo quy định. Đối với các trường hợp tự theo dõi sức khỏe tại nhà, cần đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà; không đến nơi tập trung đông người; hạn chế tiếp xúc, không tiếp xúc gần với người khác; ghi nhận nhật ký đi lại của mình ít nhất trong 28 ngày.

“Trường sẽ gửi thông tin về việc đi học trở lại cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. HCM để nơi đây cho ý kiến đánh giá, xem xét. Nếu không có gì phát sinh và an toàn, trường sẽ quyết định cho sinh viên đi học trở lại từ 7/12”, một lãnh đạo của trường ĐH Công nghệ TP. HCM.

Hàng chục nghìn sinh viên đi học trở lại, chuyên gia cảnh báo gì? ảnh 2 Trường ĐH Công nghệ TP. HCM (HUTECH) thông báo toàn bộ cán bộ, giảng viên, nhân viên và sinh viên, học viên đảm bảo các biện pháp an toàn khi trở lại làm việc, học tập tại trường từ hôm nay, ngày 7/12.

Trước đó, trường ĐH Công nghệ TP. HCM thông báo khẩn cho toàn bộ sinh viên các bậc, hệ đào tạo của trường tạm thời nghỉ học từ ngày 2/12 đến 6/12, đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng hỗ trợ truy vết trường hợp tiếp xúc gần BN1342. Theo hướng dẫn của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. HCM (HCDC), giảng viên và học viên tại phòng B14.06 ngày 22/11 (cùng với BN1342) thực hiện cách ly tập trung; học viên có đến phòng học này từ ngày 22/11 liên hệ y tế địa phương để thực hiện khai báo y tế, lấy mẫu xét nghiệm giám sát COVID-19 và tự theo dõi sức khỏe; các trường hợp còn lại tự theo dõi sức khỏe.

Đến ngày 3/12, với sự hỗ trợ của Trung tâm Y tế quận Bình Thạnh, trường ĐH Công nghệ TP. HCM đã tiến hành khử khuẩn các không gian trường, gồm tầng 14 (là nơi BN1342 học tập sáng và chiều ngày 22/11), Văn phòng khoa của Khoa Tiếng Anh và Trung tâm Đào tạo từ xa, cùng các khu vực chung như thang máy, sảnh trường, sân trường, căn tin, bãi giữ xe... Nhà trường cũng tăng cường công tác vệ sinh tại các khu vực chung và các bề mặt tiếp xúc (xe đưa rước giảng viên, thang máy, tay vịn, tay nắm cửa, micro, bàn phím…), đảm bảo đáp ứng Bộ tiêu chí đánh giá mức độ an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trong trường học do Bộ GD - ĐT ban hành ngày 28/4/2020.

Chuyên gia cảnh báo gì?

Theo ông Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP. HCM (HCDC), trong đợt dịch COVID-19 lần này, thực tế cho thấy đã có trường cho học sinh, sinh viên nghỉ học vì phát hiện có trường hợp tiếp xúc với người nghi nhiễm COVID-19 đang theo học tại trường, tạo ra tâm lý hoang mang cho nhiều người.

Cụ thể, tại TP. HCM ghi nhận 4 ca bệnh COVID-19 ngoài cộng đồng, gồm các BN 1342, 1347, 1348 và 1349. Đến nay, HCDC điều tra và ghi nhận tổng cộng 861 trường hợp có tiếp xúc (thường gọi tắt là F1) với ca bệnh (gọi tắt là F0) và 1.671 trường hợp tiếp xúc với người tiếp xúc (gọi tắt là F2). Đối với F1, trong 861 trường hợp thì có 260 trường hợp tiếp xúc gần và 601 trường hợp còn lại là tiếp xúc xa.

Về nguyên tắc, những trường hợp tiếp xúc gần có nguy cơ nhiễm cao nhất. Do vậy, 260 trường hợp này đã thực hiện cách ly tập trung. Riêng đối với 601 trường hợp tiếp xúc xa hiện nay được giám sát và cũng tiếp tục được cho thực hiện cách ly tập trung theo tinh thần chỉ đạo của TP. HCM.

“Đối với 1.671 trường hợp tiếp xúc với tiếp xúc (F2), tất cả thực hiện cách ly tạm thời ở nhà. Kết quả xét nghiệm nếu trường hợp F1 âm tính thì F2 được giải tỏa, có thể sinh hoạt bình thường nhưng vẫn tự theo dõi sức khỏe, thực hiện nghiêm thông điệp 5K của Bộ Y tế. Một khi có dấu hiệu bất thường thì F2 phải khai báo để lấy mẫu xét nghiệm giám sát”, ông Dũng nói.

Hàng chục nghìn sinh viên đi học trở lại, chuyên gia cảnh báo gì? ảnh 3 Nếu F2 đang theo học ở trường thì chỉ cần cách ly tạm thời tại nhà người này và chờ kết quả xét nghiệm F1, không nhất thiết phải đóng cửa toàn trường.

Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP. HCM nói thêm, trước đây, F2 không thuộc diện lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2. Tuy nhiên, thực hiện chỉ đạo giám sát mở rộng của TP. HCM, hiện nay F2 vẫn phải lấy mẫu xét nghiệm để tầm soát COVID-19. Điều này khiến mọi người có thể lo lắng nhầm tưởng đây là đối tượng nghi ngờ nhiễm nên phải lấy mẫu.

“Những trường học có người bệnh vào (cụ thể như BN1347 dạy ở trung tâm Anh ngữ quận 10 và quận Tân Bình) được xem như ổ lây nhiễm COVID-19 nên phải đóng cửa để khử khuẩn, điều tra, xử lý trong một thời hạn theo quy định. Tuy nhiên, nếu F2 đang theo học ở trường thì chỉ cần cách ly tạm thời tại nhà người này và chờ kết quả xét nghiệm F1, không nhất thiết phải đóng cửa toàn trường. Lo lắng là đúng nhưng chúng ta cần bình tĩnh thực hiện theo hướng dẫn của đơn vị phòng dịch trên địa bàn, tránh nâng cao cảnh giác quá mức không cần thiết có thể ảnh hưởng chung đến tâm lý của cộng đồng”, ông Dũng nói.

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP. HCM không khuyến cáo các trường phải đóng cửa khi có F2 theo học. Tuy nhiên, F2 phải tạm nghỉ học và cách ly tạm thời ở nhà, chờ kết quả xét nghiệm của tiếp xúc gần và của chính mình.

“Điều đáng lưu ý, cách ly tạm thời tại nhà không buộc phải thực hiện đúng 14 ngày. Nếu kết quả xét nghiệm của tiếp xúc gần và chính mình âm tính với SARS-CoV-2 thì F2 có thể trở lại trường ngay”, ông Dũng khẳng định.

MỚI - NÓNG
Biến phụ phẩm nha đam bỏ đi thành cao thành phẩm
Biến phụ phẩm nha đam bỏ đi thành cao thành phẩm
SVVN - Nhóm sinh viên gồm Nguyễn Thị Lan Anh, Đỗ Ngọc Bảo Chân và Phạm Thị Mỹ Hạnh (trường ĐH Nông Lâm TP.HCM) đã xuất sắc giành giải Nhấtn Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka 2024, lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường. Dự án của nhóm tập trung vào việc nghiên cứu và ứng dụng vỏ nha đam – một phụ phẩm nông nghiệp thường bị bỏ đi để chiết xuất cao có khả năng đối kháng nấm Fusarium, một loại nấm gây bệnh phổ biến trong nông nghiệp.
 Sinh viên phấn khởi về quê đón Tết cùng ‘Chuyến xe mùa Xuân’
Sinh viên phấn khởi về quê đón Tết cùng ‘Chuyến xe mùa Xuân’
SVVN - Có mặt trong Lễ tiễn sinh viên khó khăn về quê đón Tết 'Chuyến xe mùa Xuân' 2025, anh Lê Nguyễn Nam – Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ học sinh, sinh viên TP. HCM chia sẻ: “Chuyến xe mùa Xuân năm nay như một thông điệp của tình thân, nhắc nhở giới trẻ về tình yêu quê hương, tình yêu gia đình, lan tỏa giá trị truyền thống về ước nguyện sum vầy, hạnh phúc của mỗi gia đình Việt trong dịp Tết Nguyên đán”.

Có thể bạn quan tâm

Chàng trai đậu đại học năm 14 tuổi và khao khát cống hiến cho cộng đồng

Chàng trai đậu đại học năm 14 tuổi và khao khát cống hiến cho cộng đồng

SVVN - Lê Gia Hồng Phúc (sinh năm 2004) đã tạo nên một hành trình học tập và phát triển đáng ngưỡng mộ. Từ việc đỗ đại học ngành Kinh doanh quốc tế (Business Studies) tại trường ĐH Ngoại thương khi mới 14 tuổi, Phúc hiện đang là cán bộ quản lý chương trình về Môi trường, biến đổi khí hậu và năng lượng tại Quỹ Châu Á (Việt Nam) ở tuổi 20.
Nhóm sinh viên sáng chế muỗng nhựa sinh học từ vỏ quất

Nhóm sinh viên sáng chế muỗng nhựa sinh học từ vỏ quất

SVVN - Trong bối cảnh ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, nhóm sinh viên trường ĐH FPT Cần Thơ đã đưa ra sáng kiến độc đáo: chế tạo muỗng nhựa sinh học từ vỏ trái quất (trái tắc). Không chỉ tận dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp, sáng kiến này còn góp phần giảm thiểu rác thải nhựa, vấn đề nhức nhối của toàn cầu hiện nay.
Những người trẻ và hành trình bảo tồn họa tiết trang trí gỗ vùng Nam Bộ

Những người trẻ và hành trình bảo tồn họa tiết trang trí gỗ vùng Nam Bộ

SVVN - Nhóm ba sinh viên tài năng Lê Thanh Tú, Dương Hồ Vũ và Huỳnh Gia Mẩn (trường ĐH Xây dựng Miền Tây) đã xuất sắc giành giải Nhất tại giải thưởng Euréka 2025, lĩnh vực Văn hóa - Nghệ thuật với dự án 'Nghiên cứu tổng hợp họa tiết trang trí gỗ khu vực trung lưu dòng Mekong tại Đồng bằng Sông Cửu Long'.
20 trường đại học tại Hà Nội tham gia Hội đàm Lãnh đạo trẻ về bình đẳng giới

20 trường đại học tại Hà Nội tham gia Hội đàm Lãnh đạo trẻ về bình đẳng giới

SVVN - Hơn 300 thanh niên đến từ 20 trường Đại học vừa tham gia sự kiện Hội đàm Lãnh đạo trẻ về bình đẳng giới tại Học viện Chính sách và Phát triển, Hà Nội. Hội đàm Lãnh đạo trẻ về Bình đẳng giới nằm trong khuôn khổ dự án #GenTalk, được thực hiện bởi UN Women Việt Nam dưới sự điều phối của TUVA Communication, hướng tới kỷ niệm 30 năm Tuyên bố Cương lĩnh và Hành động Bắc Kinh.