Học Thạc sĩ để ... 'trốn' trưởng thành

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Một bộ phận sinh viên hiện nay xem việc theo học thạc sĩ như một “lối thoát” để kéo dài thời đi học, tạm thời lẩn tránh áp lực bước vào đời và những trách nhiệm của người trưởng thành.

Việc theo đuổi bậc học cao hơn như thạc sĩ thường được xem là một bước đệm vững chắc cho sự nghiệp. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, nhiều bạn trẻ lựa chọn con đường này như một cách để "thoát ly" thực tại mỗi khi công việc bế tắc hay chưa sẵn sàng tâm lý trở thành người lớn. Thậm chí, câu nói "chán việc thì đi học thạc sĩ" đã trở thành một câu nói đùa phổ biến trong Gen Z hiện nay.

Học cao học để... "tránh" lớn

Vừa tốt nghiệp cử nhân loại ưu ngành Quản trị kinh doanh tại một trường Đại học có tiếng vào giữa tháng 8, Phạm Thùy Trang (22 tuổi, Thanh Hóa) đã vội vàng chuẩn bị các thủ tục để học lên cao học. Trang cho biết, sở dĩ có sự lựa chọn này là bởi bản thân đang trong quãng thời gian rảnh rỗi sau khi tốt nghiệp, chưa kiếm được việc làm, cộng với sự thiếu tự tin khi khả năng chuyên môn vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu từ các nhà tuyển dụng. Trang cho biết học thạc sĩ chính là “liều thuốc” tạo ảo giác giúp bản thân ... cảm thấy chưa phải là người lớn.

Gần đây, cô nàng dành nhiều thời gian hơn tìm hiểu về chương trình Thạc sĩ Kinh tế. Ý tưởng nảy sinh khi Trang vô tình đọc được từ những thông tin trên mạng xã hội, cho rằng việc theo học cao học chính là một giải pháp tình thế cho sinh viên mới ra trường chưa muốn trưởng thành. Trang chia sẻ: "Việc học Thạc sĩ tuy tốn kém, nhưng mình cũng đã cân nhắc kỹ lưỡng, biết đâu ở thời điểm hiện tại đó là lựa chọn phù hợp với bản thân thì sao."

Học Thạc sĩ để ... 'trốn' trưởng thành ảnh 1

Chán nản, áp lực với công việc, cuộc sống, nhiều sinh viên chọn cách học lên cao như một giải pháp "thoát ly" khỏi thực tại (Ảnh minh họa bởi AI).

Giống với Trang, Phạm Minh Anh (21 tuổi, Hải Phòng) đã chọn con đường học lên cao học ngay từ khi còn là sinh viên năm ba. Được sự ủng hộ nhiệt tình của gia đình, Minh Anh còn song song theo học một chương trình đào tạo song bằng tại Đại học Kinh tế Quốc dân. Hiện tại, Minh Anh đang chuẩn bị tốt nghiệp bằng đại học đầu tiên và sẽ dành 3 năm tiếp theo để hoàn thành chương trình đào tạo kép. Mặc dù bố mẹ khuyên về quê làm việc sau khi ra trường, Minh Anh vẫn quyết định ở lại Hà Nội để tiếp tục theo đuổi con đường học vấn. Cô bạn chia sẻ: “Mình thích cuộc sống tự do ở Thủ đô và muốn tận dụng thời gian này để trang bị thêm kiến thức, kỹ năng.”

Học Thạc sĩ để ... 'trốn' trưởng thành ảnh 2

Sợ tự lập quá sớm, Gen Z ngày nay chọ cách học cao để "trốn" cảm giác trở thành người lớn (Ảnh minh họa bởi AI).

Dù vậy, Minh Anh cũng thẳng thắn chia sẻ, suốt những năm qua, bản thân được gia đình bao bọc và chu cấp đầy đủ. Việc chưa từng phải đi làm thêm trang trải cuộc sống khiến nữ sinh cảm thấy lo lắng khi nghĩ đến tương lai. “Mình xem quãng thời gian học thạc sĩ như một giai đoạn chuyển tiếp, giúp làm quen dần với việc tự quản lý tài chính và chuẩn bị tốt hơn cho công việc sau này. Ngoài ra, mình sợ cảm giác phải tự lập quá sớm. Sau nhiều năm được gia đình bao bọc, mình chưa quen với việc phải đối mặt với áp lực cuộc sống", Minh Anh bộc bạch.

Mai Khanh (24 tuổi, Đồng Nai) cũng đang trải qua tình cảnh tương tự. Tốt nghiệp loại Xuất sắc ngành Quan hệ công chúng, kiếm được một việc làm ổn định chỉ sau 1 năm ra trường, thế nhưng, cô nàng sớm cảm thấy “vỡ mộng” bởi thực tế cuộc sống và môi trường làm việc vốn không hề “màu hồng” như bản thân vẫn tưởng. Đó cũng chính là lúc Mai Khanh nghĩ đến việc học thạc sĩ như một “lối thoát” khỏi những khó khăn, bộn bề chốn công sở.

“Ngày còn sinh viên, mình luôn hào hứng với viễn cảnh tự lập. Nhưng khi bước vào đời, mình mới nhận ra những áp lực của công việc. Mình ước gì có thể quay lại thời sinh viên, khi cuộc sống đơn giản và không có nhiều áp lực. Chính vì vậy, mình đã quyết định theo học thạc sĩ”, Mai Khanh chia sẻ.

Lướt một vòng các trang mạng xã hội, không khó để bắt gặp cụm từ “chán việc thì đi học thạc sĩ”, "học thạc sĩ vì chưa muốn trưởng thành" bên dưới những bài đăng than vãn của các bạn trẻ mỗi khi gặp phải những khó khăn, trục trặc khi phải đối mặt với cuộc sống tự lập "hậu tốt nghiệp".

Liệu có phải giải pháp trốn tránh hiệu quả?

Chuyên gia tâm lý Đào Thúy Hoàn nhận định rằng việc học thạc sĩ ngay sau khi tốt nghiệp có thể ảnh hưởng đến tâm lý và định hướng nghề nghiệp của các bạn trẻ. Bà cho biết: "Việc nhiều bạn trẻ chọn học thạc sĩ ngay sau khi tốt nghiệp có thể xuất phát từ nhiều lý do khác nhau. Một số bạn muốn nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn để tăng cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp. Tuy nhiên, cũng có một nhóm bạn trẻ chọn con đường này để tránh phải đối mặt với áp lực của công việc và cuộc sống thực tế. Trong bối cảnh xã hội ngày càng cạnh tranh, áp lực về việc làm và thành công có thể trở nên quá lớn, khiến nhiều bạn trẻ cảm thấy chưa sẵn sàng bước vào cuộc sống lao động ngay lập tức".

Học Thạc sĩ để ... 'trốn' trưởng thành ảnh 3

Chuyên gia tâm lý Đào Thúy Hoàn: "Trong bối cảnh xã hội ngày càng cạnh tranh, áp lực về việc làm và thành công có thể trở nên quá lớn, khiến nhiều bạn trẻ cảm thấy chưa sẵn sàng bước vào cuộc sống lao động ngay lập tức".

Theo chuyên gia, việc học thạc sĩ ngay sau khi tốt nghiệp đại học là một lựa chọn an toàn cho nhiều bạn trẻ, khi các bạn được tiếp tục làm quen với môi trường học thuật quen thuộc. Tuy nhiên, sự an toàn này cũng tiềm ẩn nguy cơ khiến các bạn trì hoãn việc hòa nhập vào thị trường lao động. Việc lùi lại một bước có thể giúp tránh những áp lực ban đầu của công việc, nhưng cũng đồng nghĩa với việc bỏ lỡ cơ hội rèn luyện các kỹ năng mềm quan trọng và khám phá những tiềm năng mới của bản thân. Đôi khi, việc học thêm trở thành một cách để kéo dài thời gian đưa ra những quyết định định hình sự nghiệp và cuộc sống.

Chuyên gia tâm lý Đào Thúy Hoàn khuyên các bạn trẻ nên vạch ra định hướng rõ ràng trước khi quyết định học lên cao vì khoản đầu tư cho việc này không nhỏ. Ngay khi còn là sinh viên, các bạn trẻ nên chuẩn bị tâm lý cũng như kiến thức kinh nghiệm cho việc đi làm để khi tốt nghiệp các bạn tự tin bước vào thị trường lao động. Chuyên gia chia sẻ: "Các bạn trẻ nên tìm kiếm cơ hội thực tập hoặc làm việc bán thời gian trong thời gian học, điều này sẽ giúp các bạn tích lũy kinh nghiệm và chuẩn bị tốt hơn cho sự nghiệp sau này. Quan trọng nhất là các bạn nên xác định rõ mục tiêu học tập của mình và không ngại bước vào cuộc sống lao động để tránh rơi vào vòng xoáy của áp lực và sự trì hoãn."

MỚI - NÓNG
Việt Nam lập kỳ tích: 38/38 học sinh đoạt giải tại các kỳ thi Olympic quốc tế 2024
Việt Nam lập kỳ tích: 38/38 học sinh đoạt giải tại các kỳ thi Olympic quốc tế 2024
SVVN - Năm 2024, học sinh Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế tại các kỳ thi Olympic quốc tế và khu vực, với 38/38 thí sinh đoạt giải, gồm: 12 Huy chương Vàng, 15 Huy chương Bạc, 10 Huy chương Đồng và 1 Bằng khen. Thành tích này đánh dấu sự nỗ lực vượt bậc của các em, đồng thời phản ánh chất lượng giáo dục phổ thông và công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của Việt Nam.
Hai nhà khoa học nữ được vinh danh Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam, năm 2024
Hai nhà khoa học nữ được vinh danh Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam, năm 2024
SVVN - Quỹ Giải thưởng Tài năng nữ Việt Nam đã trao Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam, năm 2024, vinh danh 11 cá nhân và 4 tập thể nữ có những đóng góp xuất sắc trong các lĩnh vực đời sống, khoa học và công nghệ. Trong đó, PGS. TS Nguyễn Thị Thu Hoài và TS Hà Thị Thanh Hương là hai nhà khoa học nữ hiện đang làm việc tại trường ĐH Quốc tế (ĐHQG TP. HCM) với những thành tích nổi bật vì những đóng góp cho cộng đồng.
Thi tốt nghiệp THPT 2025: Lần đầu theo chương trình mới, tăng cường đánh giá năng lực và giảm áp lực cho thí sinh
Thi tốt nghiệp THPT 2025: Lần đầu theo chương trình mới, tăng cường đánh giá năng lực và giảm áp lực cho thí sinh
SVVN - Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 sẽ là lần đầu tiên áp dụng theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, với mục tiêu đánh giá toàn diện năng lực học sinh, đồng thời giảm áp lực và chi phí cho thí sinh và xã hội. Bộ GD - ĐT đang chuẩn bị kỹ lưỡng các điều kiện để tổ chức kỳ thi nghiêm túc, an toàn và hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ khai giảng năm học mới

Học viện Nông nghiệp Việt Nam đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ khai giảng năm học mới

SVVN - Chào đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới dự Lễ khai giảng năm học mới 2024 - 2025, GS. TS Nguyễn Thị Lan - Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam coi đây là sự động viên to lớn đối với thầy và trò Học viện, đúng vào dịp kỷ niệm 68 năm thành lập, đánh dấu một chặng đường dài với nhiều nỗ lực và thành tựu vượt bậc trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Bốn tài năng trẻ xuất sắc tại Đường lên đỉnh Olympia: Ai sẽ chạm tay vào vòng nguyệt quế?

Bốn tài năng trẻ xuất sắc tại Đường lên đỉnh Olympia: Ai sẽ chạm tay vào vòng nguyệt quế?

SVVN - Trận Chung kết ‘Đường lên đỉnh Olympia’ năm 2024 hứa hẹn sẽ vô cùng hấp dẫn với sự góp mặt của bốn thí sinh xuất sắc: Trần Trung Kiên (Phú Yên), Nguyễn Quốc Nhật Minh (Gia Lai), Võ Quang Phú Đức (Thừa Thiên - Huế) và Nguyễn Nguyên Phú (Hà Nội). Các thí sinh này đã xuất sắc vượt qua các vòng thi Quý để giành vé vào Chung kết, diễn ra vào sáng Chủ nhật, 13/10 tới.
Chủ tịch sáng lập Diễn đàn Kinh tế Thế giới đưa ra lời khuyên cho bạn trẻ Việt Nam trong thời đại 4.0

Chủ tịch sáng lập Diễn đàn Kinh tế Thế giới đưa ra lời khuyên cho bạn trẻ Việt Nam trong thời đại 4.0

SVVN - Trong chuyến thăm và làm việc tại TP. HCM từ ngày 5 - 6/10/2024, GS Klaus Schwab, Chủ tịch sáng lập Diễn đàn Kinh tế Thế giới - World Economic Forum (WEF) đã có nhiều hoạt động, trong đó có buổi nói chuyện với sinh viên các trường đại học và công dân trẻ tiêu biểu của TP. HCM với chủ đề “Kinh tế tri thức - Nền tảng cho tương lai thịnh vượng và hành động của giới trẻ”.
Kỳ thi đánh giá năng lực 2025: Đột phá với cấu trúc mới và cơ hội lựa chọn cho thí sinh

Kỳ thi đánh giá năng lực 2025: Đột phá với cấu trúc mới và cơ hội lựa chọn cho thí sinh

SVVN - Kỳ thi đánh giá năng lực 2025 của ĐHQG Hà Nội chính thức khởi động, với khoảng 85.000 lượt thí sinh cùng cấu trúc đề thi mới mẻ và phong phú. Thí sinh sẽ trải qua ba phần thi: Toán học và Xử lý số liệu, Ngôn ngữ - Văn học, và Khoa học hoặc Tiếng Anh. Đặc biệt, phần Khoa học sẽ cho phép thí sinh lựa chọn 3 trong 5 chủ đề khác nhau, hứa hẹn mang đến trải nghiệm thi hấp dẫn và đa dạng.
Hà Nội tuyên dương 100 thủ khoa xuất sắc: Nơi toả sáng những ‘Sinh viên 5 tốt’

Hà Nội tuyên dương 100 thủ khoa xuất sắc: Nơi toả sáng những ‘Sinh viên 5 tốt’

SVVN - Hà Nội sẽ tổ chức Lễ tuyên dương 100 thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc năm, nhằm chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và ghi nhận những thành tích ấn tượng của sinh viên, với những công trình nghiên cứu khoa học xuất sắc. Đây là lần thứ 22, TP. Hà Nội vinh danh các thủ khoa, góp phần khuyến khích và thu hút nhân tài cho sự phát triển của thành phố.
Khám phá tương lai với AI: Sinh viên ĐHQG Hà Nội nhận thông điệp truyền cảm hứng từ Chủ tịch Đối ngoại Meta

Khám phá tương lai với AI: Sinh viên ĐHQG Hà Nội nhận thông điệp truyền cảm hứng từ Chủ tịch Đối ngoại Meta

SVVN - Chuyến thăm của Ngài Nick Clegg, Chủ tịch phụ trách Đối ngoại Toàn cầu Meta, mang đến cho sinh viên ĐHQG Hà Nội nguồn cảm hứng mạnh mẽ về tương lai của trí tuệ nhân tạo (AI). Những chia sẻ của ông khuyến khích sinh viên đón nhận công nghệ, mở rộng tư duy và sẵn sàng nắm bắt cơ hội để vươn xa trong kỷ nguyên số.
Những sai lầm phổ biến mà sinh viên mới khởi nghiệp thường mắc phải

Những sai lầm phổ biến mà sinh viên mới khởi nghiệp thường mắc phải

SVVN - PGS.TS Trương Ngọc Kiểm, Giám đốc Trung tâm Chuyển giao Tri thức và Hỗ trợ Khởi nghiệp (Đại học Quốc gia Hà Nội), Phó Chủ tịch Mạng lưới Đổi mới sáng tạo & Khởi nghiệp Đại học và Cao đẳng Việt Nam (VNEI) tiếp tục trao đổi với phóng viên Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong về câu chuyện khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, đặc biệt là kỹ năng khởi nghiệp trong sinh viên.
Điều quan trọng nhất một sinh viên cần chuẩn bị để bắt đầu hành trình khởi nghiệp

Điều quan trọng nhất một sinh viên cần chuẩn bị để bắt đầu hành trình khởi nghiệp

SVVN - Mở đầu cho loạt bài viết chào đón các tân sinh viên năm học 2024-2025, Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, Báo Tiền Phong mời bạn gặp gỡ PGS.TS Trương Ngọc Kiểm, Giám đốc Trung tâm Chuyển giao Tri thức và Hỗ trợ Khởi nghiệp (Đại học Quốc gia Hà Nội), Phó Chủ tịch Mạng lưới Đổi mới sáng tạo & Khởi nghiệp Đại học và Cao đẳng Việt Nam (VNEI).
Tiến sĩ Lưu Trần Toàn: Nghiên cứu khoa học là một quá trình dài hơi và đòi hỏi sự kiên nhẫn

Tiến sĩ Lưu Trần Toàn: Nghiên cứu khoa học là một quá trình dài hơi và đòi hỏi sự kiên nhẫn

SVVN - Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong trò chuyện với tiến sĩ Lưu Trần Toàn về các kỹ năng nghiên cứu khoa học cho tân sinh viên. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của kỹ năng đọc hiểu, tư duy phản biện và quản lý thời gian, đồng thời chia sẻ cách lựa chọn tài liệu và phương pháp nghiên cứu hiệu quả.