Khi tân sinh viên trở thành ‘roommate’: Cùng nhau sống, cùng nhau trưởng thành

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Bước chân vào cánh cửa đại học, một trong những thách thức đầu tiên mà tân sinh viên phải đối mặt là tìm kiếm nơi ở. Với việc giá cả sinh hoạt tại các thành phố lớn ngày càng tăng cao, không ít bạn trẻ chọn giải pháp chia sẻ phòng trọ với người khác, hay còn gọi là "roommate" (bạn cùng phòng). Việc này không chỉ giúp các bạn sinh viên tiết kiệm chi phí, mà còn mang lại nhiều trải nghiệm quý báu. 

Tuy nhiên, cùng với những lợi ích về mặt kinh tế, sống chung phòng cũng đặt ra không ít thử thách về sự hòa hợp và cách thức quản lý cuộc sống chung.

Khi tân sinh viên trở thành ‘roommate’: Cùng nhau sống, cùng nhau trưởng thành ảnh 1

Văn hoá “roommate” không thể thiếu với các bạn sinh viên.

Những lợi ích từ việc ở chung

Khi được hỏi về lý do chọn sống chung với "roommate", hầu hết các sinh viên đều nhấn mạnh yếu tố tài chính. Thiều Thị Minh Ánh, một sinh viên năm ba tại Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật - Công nghiệp thẳng thắn chia sẻ: “Khi chia sẻ phòng trọ với bạn khác mình sẽ giảm bớt được gánh nặng tài chính”.

Trong bối cảnh giá cả thuê nhà ở thành phố liên tục leo thang, điều này trở thành giải pháp thiết thực giúp sinh viên, đặc biệt là những bạn đến từ gia đình có điều kiện tài chính hạn hẹp, có thể cân đối được ngân sách của mình. Cảm giác nhẹ nhõm khi biết rằng mỗi khoản chi đều được san sẻ giúp các bạn sinh viên không chỉ giảm bớt áp lực tài chính, mà còn tạo điều kiện để họ tập trung vào việc học tập và xây dựng những mối quan hệ mới, khi mà cuộc sống ở thành phố lớn có thể trở nên cô đơn nếu phải đối mặt với nó một mình.

Khi tân sinh viên trở thành ‘roommate’: Cùng nhau sống, cùng nhau trưởng thành ảnh 2

Minh Ánh và những chia sẻ về việc có bạn cùng phòng.

Cũng theo như Minh Ánh, ngoài việc tiết kiệm chi phí sinh hoạt như tiền nhà, điện, nước, việc sống chung với "roommate" còn mang lại giá trị tinh thần vô cùng lớn. Với nhiều bạn trẻ, đây là lần đầu tiên họ phải tự lập và đối mặt với những thách thức của cuộc sống thành thị, từ việc quản lý chi tiêu, học tập đến việc tự chăm sóc bản thân. Trong hoàn cảnh đó, một người bạn đồng hành không chỉ là người chia sẻ gánh nặng về tài chính mà còn là chỗ dựa tinh thần quan trọng.

“Sự hiện diện của người bạn cùng phòng giúp mình cảm thấy bớt cô đơn và nhớ nhà. Những lúc mệt mỏi, lo lắng, mình luôn có một người bạn để tâm sự, chia sẻ, hay đơn giản là ngồi cạnh nhau ăn bữa cơm, cũng đủ để xoa dịu những khó khăn của cuộc sống xa gia đình”.

Mặc dù sống chung với “roommate” mang lại nhiều lợi ích, nhưng điều này cũng đi kèm với không ít thách thức. Một trong những vấn đề phổ biến nhất là sự khác biệt về lối sống và thói quen sinh hoạt của mỗi người. Trần Thảo Nguyên, sinh viên năm hai Học viện Tài chính chia sẻ: “Mình và bạn cùng phòng của mình khá hợp nhau về mặt sở thích, tính cách, thói quen. Chúng mình luôn thấu hiểu và đồng cảm cho nhau, tuy nhiên trong cuộc sống hàng ngày cũng không tránh khỏi những mâu thuẫn”.

Khi tân sinh viên trở thành ‘roommate’: Cùng nhau sống, cùng nhau trưởng thành ảnh 3

Trần Thảo Nguyên sinh viên năm hai Học viện Tài chính.

Trong một thế giới mà mọi thứ đều mới mẻ và đôi khi đầy thách thức, việc có người đồng hành giống như một nguồn động viên quý báu, giúp sinh viên thêm vững tin và mạnh mẽ hơn trong quãng thời gian học tập và trải nghiệm xa nhà. Chắc chắn, không phải mọi việc đều đơn giản và suôn sẻ bởi khi ở chung, mâu thuẫn là điều khó tránh khỏi. Điều quan trọng là cách các sinh viên ứng phó và giải quyết những bất đồng.

Lời khuyên cho tân sinh viên khi sống chung

Việc sống chung với "roommate" đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều sinh viên. Vậy tân sinh viên cần chuẩn bị gì trước khi quyết định sống chung với "roommate"?

Trước hết, họ cần có một cái nhìn thực tế về việc chia sẻ không gian sống. Đây không chỉ là vấn đề tài chính mà còn là về sự thấu hiểu, chia sẻ và nhường nhịn. Tân sinh viên nên cởi mở trong việc thiết lập các quy tắc chung ngay từ khi bắt đầu. Những quy tắc này có thể bao gồm việc phân chia công việc nhà, đảm bảo giữ không gian chung sạch sẽ, tôn trọng giờ giấc học tập và nghỉ ngơi của nhau, cũng như thống nhất về việc mời bạn bè đến phòng.

Thảo Nguyên kể lại rằng cô và bạn cùng phòng có lúc xảy ra mâu thuẫn, chủ yếu xuất phát từ tính cách khác biệt: "Chúng mình giải quyết bằng cách thẳng thắn trao đổi, nói rõ những điều chưa hài lòng và đưa ra góp ý cho đối phương".

Thảo Nguyên cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đặt ra những quy tắc chung ngay từ đầu. Cô và bạn cùng phòng đã thỏa thuận không về muộn quá 12h đêm, không dẫn người lạ về phòng nếu chưa xin phép và luôn giữ gìn vệ sinh chung. Việc có những quy tắc này giúp họ tránh được những rắc rối không đáng có và tạo dựng một không gian sống thoải mái cho cả hai bên.

Sự tôn trọng lẫn nhau và việc duy trì các nguyên tắc rõ ràng chính là nền tảng để đảm bảo một môi trường sống chung hòa hợp và bền vững. Khi sống chung với người khác, không gian cá nhân trở nên thu hẹp, và việc mỗi cá nhân biết nhường nhịn, lắng nghe và tôn trọng quyền riêng tư của đối phương trở nên vô cùng quan trọng. Điều này không chỉ giúp tránh những hiểu lầm hay mâu thuẫn không đáng có mà còn tạo ra không khí sống dễ chịu, nơi mọi người đều cảm thấy thoải mái và an toàn trong căn phòng của mình.

Ngô Thuỳ Linh, sinh viên năm ba tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền chia sẻ: "Các bạn nên tìm hiểu kỹ về thói quen và lối sống của bạn cùng phòng bởi đây là điều quan trọng để tránh những bất đồng không đáng có. Ngoài ra, các bạn cũng cần phải giữ thái độ cởi mở và sẵn sàng thích nghi, vì không phải mọi thói quen của "roommate" đều sẽ hợp với mình ngay từ đầu".

Khi tân sinh viên trở thành ‘roommate’: Cùng nhau sống, cùng nhau trưởng thành ảnh 4

Thuỳ Linh và lời khuyên cho các bạn tân sinh viên.

Sống chung với người khác không phải lúc nào cũng dễ dàng, điều quan trọng là giữ thái độ lắng nghe và sẵn sàng thỏa hiệp. Mỗi người đều có những thói quen và cá tính riêng, và không phải lúc nào chúng cũng phù hợp với người còn lại. Thay vì cố gắng thay đổi người khác, việc chấp nhận và tôn trọng sự khác biệt của nhau sẽ giúp mối quan hệ “roommate” trở nên bền vững và tích cực hơn.

“Khi các bạn có thể cởi mở và thấu hiểu nhau, dần dần một mối quan hệ sẽ được xây dựng trên sự chân thành và tôn trọng lẫn nhau. Các bạn sẽ nhận ra rằng "roommate" không chỉ là người ở chung phòng, mà có thể trở thành một người bạn tri kỷ, một chỗ dựa vững chắc trong quãng thời gian học tập đầy thử thách. Chính nhờ sự đồng hành ấy mà hành trình trưởng thành của các bạn trở nên ý nghĩa và đáng nhớ hơn rất nhiều”.

Chắc chắn rằng, văn hóa "roommate" không phải là một lựa chọn dễ dàng nhưng sẽ là một trải nghiệm đáng giá cho các bạn sinh viên.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Sao Tháng Giêng 2024: Hành trình thay đổi bản thân của nam sinh là Phó Chủ tịch Hội Sinh viên ULIS

Sao Tháng Giêng 2024: Hành trình thay đổi bản thân của nam sinh là Phó Chủ tịch Hội Sinh viên ULIS

SVVN - Khúc Nam Cường (sinh năm 2003) theo học chuyên ngành Sư phạm Tiếng Anh, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội. Tham gia vào các phong trào Đoàn - Hội, Nam Cường từ một chàng trai hướng nội đã trở thành Phó Chủ tịch Hội Sinh viên của trường. Với những thành tích học tập và hoạt động nổi bật, Nam Cường đã vinh dự nhận Giải thưởng Sao Tháng Giêng của Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam năm học 2023-2024.
Không xuất sắc nhưng luôn nỗ lực vượt qua chính mình

Không xuất sắc nhưng luôn nỗ lực vượt qua chính mình

SVVN - Nguyễn Hồng Anh (sinh năm 2003) là sinh viên năm thứ tư chuyên ngành Văn hóa Truyền thông tại Học viện Hành chính Quốc gia. Dù không có thành tích nổi bật hay bảng điểm xuất sắc, nhưng Hồng Anh luôn tin rằng sự nỗ lực không ngừng và những bước đi nhỏ hàng ngày chính là chìa khóa tạo nên hành trình ý nghĩa.
Hành trình vượt khó của chàng trai xứ Thanh trên con đường gieo mầm tri thức

Hành trình vượt khó của chàng trai xứ Thanh trên con đường gieo mầm tri thức

SVVN - Vũ Nhật Duy (sinh năm 2006) sinh viên năm nhất ngành Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Hồng Đức, là tấm gương về nghị lực và khát vọng vươn lên trong cuộc sống. Với 28,6/30 điểm trong kỳ thi THPTQG 2024 và nhiều thành tích trong học tập, Duy đã vượt qua hoàn cảnh khó khăn để thực hiện ước mơ Sư phạm. Mới đây, em vinh dự nhận học bổng Nâng bước Thủ khoa 2024 do Báo Tiền Phong trao tặng, minh chứng cho hành trình vượt khó đầy cảm hứng.
Ước mơ trở thành cán bộ Tòa án của chàng trai đất Cảng

Ước mơ trở thành cán bộ Tòa án của chàng trai đất Cảng

SVVN - Phạm Việt Hoàng (sinh năm 2004), sinh ra ở miền đất Cảng - Hải Phòng và sinh sống tại Quảng Ninh, hiện là sinh viên năm 3 ngành Luật tại Học viện Tòa án. Bằng năng lực và niềm đam mê học tập, trong suốt quá trình phấn đấu của mình, Việt Hoàng đã đạt được nhiều thành tích xuất sắc trong học tập và phong trào Đoàn - Hội.
Nguyễn Quỳnh Anh: Hành trình chinh phục những danh hiệu sinh viên cao quý

Nguyễn Quỳnh Anh: Hành trình chinh phục những danh hiệu sinh viên cao quý

SVVN - Nguyễn Quỳnh Anh, sinh viên năm 4 ngành Quan hệ quốc tế tại Học viện Ngoại giao, không chỉ là một tấm gương tiêu biểu trong học tập mà còn là người trẻ đầy nhiệt huyết với các hoạt động Đoàn – Hội. Với tinh thần phấn đấu không ngừng, Quỳnh Anh đã xuất sắc đạt danh hiệu “Sinh viên 5 tốt cấp Trung ương” trong hai năm liên tiếp và Giải thưởng “Sao Tháng Giêng” năm 2024 – một trong những giải thưởng danh giá dành cho cán bộ Đoàn, Hội tiêu biểu.
Cựu Quán quân Olympic Kinh tế lượng là nghiên cứu sinh tiến sĩ Toán Tài chính tại Hà Lan

Cựu Quán quân Olympic Kinh tế lượng là nghiên cứu sinh tiến sĩ Toán Tài chính tại Hà Lan

SVVN - Nguyễn Ngọc Trường (sinh năm 1998) là cựu sinh viên khóa K54, Học viện Tài chính. Chàng trai từng ghi dấu ấn với danh hiệu Quán quân Hội thi Khoa học sinh viên toàn quốc Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng năm 2019. Mới đây nhất, Ngọc Trường đã xuất sắc đạt học bổng toàn phần chương trình tiến sĩ Toán Tài chính và chuẩn bị bắt đầu hành trình mới của mình tại Đại học Utrecht, Hà Lan.
Nữ sinh Trường Đại học Y Dược Hải Phòng: Từ đam mê khoa học đến danh hiệu Sinh viên 5 tốt cấp Trung ương

Nữ sinh Trường Đại học Y Dược Hải Phòng: Từ đam mê khoa học đến danh hiệu Sinh viên 5 tốt cấp Trung ương

SVVN - Lê Thị Mai Ngân, sinh năm 2003 tại Hải Phòng, hiện là sinh viên năm 4 chuyên ngành Dược học, lớp Dược K10A, Trường Đại học Y Dược Hải Phòng (HPMU). Không chỉ xuất sắc trong học tập với 6/6 học bổng khuyến khích, học bổng Vallet 2024 và bài báo khoa học đăng trên Tạp chí Y học Việt Nam, Mai Ngân còn là Chủ nhiệm CLB Nghiên cứu khoa học và Học tập tích cực, đạt danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" cấp Trung ương 2024.
Lê Thị Ngọc Anh - Ngọn lửa nhiệt huyết của Sao Tháng Giêng

Lê Thị Ngọc Anh - Ngọn lửa nhiệt huyết của Sao Tháng Giêng

SVVN - Nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống Học sinh, Sinh viên Việt Nam, danh hiệu “Sao Tháng Giêng” tiếp tục tôn vinh những cá nhân xuất sắc, lan tỏa tinh thần học tập và cống hiến đến cộng đồng. Một trong những gương mặt tiêu biểu năm nay là Lê Thị Ngọc Anh, sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân, người đã để lại dấu ấn sâu sắc bằng nỗ lực không ngừng nghỉ trong học tập và phong trào Đoàn - Hội.
Tôn vinh Sinh viên 5 tốt: Hành trình cống hiến nhiệt huyết của Nguyễn Hải Yến

Tôn vinh Sinh viên 5 tốt: Hành trình cống hiến nhiệt huyết của Nguyễn Hải Yến

SVVN - Nguyễn Hải Yến, sinh viên năm tư Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, không chỉ là tấm gương về nỗ lực học tập và cống hiến, mà còn là người lan tỏa những giá trị tích cực đến cộng đồng sinh viên. Từ những nỗ lực thầm lặng trên giảng đường đến những chuyến tình nguyện đầy ý nghĩa, Yến không ngần ngại khẳng định những giá trị cao đẹp qua các hành động thiết thực.