Khởi nghiệp sinh viên và góc nhìn từ người trong cuộc

0:00 / 0:00
0:00
Khởi nghiệp sinh viên và góc nhìn từ người trong cuộc
SVVN - EHub - Cộng đồng khởi nghiệp trẻ (trường ĐH Ngoại thương, Cơ sở II) kết hợp với Enatus IU (trường ĐH Quốc tế, ĐHQG TP. HCM) tổ chức talkshow trực tuyến “TURN BARRIERS INTO POWER”. Talkshow có sự tham gia của hai khách mời là anh Nguyễn Việt Hùng và anh Huỳnh Quang Minh, thu hút hơn 2.300 lượt xem.

Những chia sẻ của hai diễn giả xoay quanh việc thay đổi, đa dạng hóa góc nhìn của thế hệ trẻ hiện nay về khởi nghiệp, góp phần giảm thiểu những băn khoăn, lo lắng khi theo đuổi con đường này.

Theo đuổi hệ giá trị cá nhân

Với những bạn trẻ manh nha khởi nghiệp, anh Nguyễn Việt Hùng (Founder và CEO của ColorME) cho rằng: “Việc cảm thấy áp lực cùng trang lứa hay thậm chí gặp khủng hoảng là một điều không thể tránh khỏi. Quan trọng là chúng ta phải biết cách biến những tiêu cực ấy thành động lực thúc đẩy bản thân bước tiếp con đường của riêng mình”.

Đồng quan điểm với anh Việt Hùng, anh Huỳnh Quang Minh (Founder của Loli & The woft, Tizi Đích Lép và là đại sứ của YouTube năm 2020) chia sẻ: “Theo mình, mỗi người nên đặt ra một từ khóa hay nói cách khác là hệ giá trị cá nhân. Với nó, ta sẽ có định hướng rõ ràng, không loay hoay khi theo đuổi nhiều thứ. Quan trọng hơn, điều đó giúp các bạn không cảm thấy áp lực, khủng hoảng khi so sánh bản thân với vô vàn hệ giá trị của người khác”.

Hệ giá trị cá nhân cũng là thứ thúc đẩy người trẻ khởi nghiệp và xác định cụ thể mục tiêu, cách thức khởi nghiệp. Cùng có lý tưởng tạo ảnh hưởng trong lĩnh vực giáo dục, từ lúc còn là sinh viên, anh Việt Hùng và anh Quang Minh đã từ bỏ công việc có thu nhập cao, ổn định để làm lại từ đầu.

Anh Việt Hùng bộc bạch: “Trong quá trình khởi nghiệp, mình phải đánh đổi kha khá thứ từ cơ hội thăng tiến, thời gian, tiền bạc đến sức khỏe. Nhưng vì xác định được hệ giá trị của bản thân là giáo dục mà không phải là tiền bạc nên mình thấy giai đoạn khó khăn đó hoàn toàn xứng đáng”.

Khởi nghiệp sinh viên và góc nhìn từ người trong cuộc ảnh 1
Hai diễn giả chia sẻ những kinh nghiệm khởi nghiệp với các bạn sinh viên trong suốt gần ba tiếng.

Cũng chia sẻ về điều này, anh Quang Minh bày tỏ: “Mỗi người có một quan điểm về giáo dục. Mình thì mong muốn theo đuổi một hệ giáo dục lan tỏa. Lý tưởng của mình là tạo ra sự ảnh hưởng cho xã hội mình đang sống. Đó là giá trị đã dẫn mình đến với ý tưởng sáng lập các dự án về tình yêu, giáo dục giới tính và đạt thành công như hôm nay”.

Khởi nghiệp một cách tử tế

Anh Quang Minh cho biết câu hỏi “Bạn là người kiếm tiền hay là người làm cách mạng?” thường được nhiều founder sử dụng trong tuyển dụng nhân sự. Anh cũng cho rằng: “Những người sếp, người thầy, founder giỏi sẽ thường nói với nhau về điều họ muốn mang đến cho cuộc đời. Vậy nên, ngoài việc theo đuổi lợi nhuận thì cái tâm và sự tử tế sẽ là điều kiện tiên quyết cho sự thành công của chúng ta”.

Bên cạnh đó, hai diễn giả cũng nhắc nhở các bạn sinh viên nên cân nhắc giữa cái được và mất khi quyết định khởi nghiệp. Anh Quang Minh bày tỏ: “Nếu thành công thì cái giá phải trả không đáng là gì. Nhưng nếu thất bại, dù nhỏ thôi thì cũng khiến ta mất nhiều thứ, đặc biệt là phải chịu tổn thương”.

Bổ sung cho quan điểm này, anh Việt Hùng tin rằng thất bại cũng là một sự chuẩn bị. Tuy nhiên, điều này không nên trở thành nỗi lo, là hòn đá cản đường kế hoạch khởi nghiệp. Anh giải thích: “Quan trọng nhất là các bạn phải hiểu rõ giá trị bản thân, có kế hoạch và biết cách cụ thể hóa ý tưởng của mình thành các mục tiêu”.

Anh Quang Minh nhấn mạnh: “Tuy nhiên, các bạn không nên “thần thánh hóa” ý tưởng vì đó chỉ là điều kiện cần cho một kế hoạch khởi nghiệp. Thay vào đó, các bạn nên thực tế hóa ý tưởng đó bằng cách tìm cho mình một người thầy từ các mối quan hệ xã hội hoặc tại các cuộc thi, hội nhóm”. Quan trọng hơn, anh cho rằng, sau quá trình lĩnh hội kiến thức, người trẻ nên học cách trải nghiệm để tích lũy kinh nghiệm cho bản thân.

Cùng với đó, hai diễn giả cũng khuyến khích sinh viên nên tìm những người đồng đội có năng lực để vừa hợp tác vừa học hỏi lẫn nhau. Anh Việt Hùng cũng đề xuất việc tự động hóa việc quản lý công việc bằng công nghệ số với người trẻ có mong muốn khởi nghiệp.

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Từ 24 - 28/4, Bộ GD - ĐT sẽ cho thí sinh là học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi trực tuyến

Từ 24 - 28/4, Bộ GD - ĐT sẽ cho thí sinh là học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi trực tuyến

SVVN - Bộ GD-ĐT vừa ban hành kế hoạch số 299/KH-BGDĐT về việc tổ chức Hội nghị tập huấn quy chế và nghiệp vụ tổ chức Kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2024. Từ 24/4 đến 28/4, Bộ sẽ tổ chức cho thí sinh là học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi trực tuyến trên Hệ thống quản lý thi. Thí sinh sẽ đăng ký dự thi chính thức từ 2/5 đến 17h ngày 10/5.
Chuyên gia mách nước để vượt qua áp lực thi cử

Chuyên gia mách nước để vượt qua áp lực thi cử

SVVN - “Giá trị con người không nằm ở điểm số, nhưng nó giúp con đường đi sau này dễ dàng hơn, nếu các bạn có mục tiêu và hoạch định được con đường đi của mình”, ThS Tâm lý Trần Thị Thanh Trà - giảng viên trường ĐH Mở TP. HCM chia sẻ tại chương trình "Hỗ trợ tâm lý học đường - đưa chuyên gia đến với trường học", sáng 8/4, tại trường THPT Nguyễn Chí Thanh (Q. Tân Bình, TP. HCM).