SVVN - Ngoài nhiệm vụ chính trị đặc biệt, những người lính biên phòng đảo Hòn Chuối còn gắn kết với sợi dây vô hình chính là tình cảm của nhân dân. Điều này giúp anh em cán bộ, chiến sĩ vượt qua trở ngại, khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.
SVVN - Không tiếng trống trường, học sinh không mặc đồng phục, người đứng lớp không soạn giáo án... nhưng một lớp học do nữ Bí thư Đoàn cơ sở phường 7 (TP. Bạc Liêu, Bạc Liêu) vẫn luôn rộng cửa, giúp nhiều trẻ em nghèo biết đến con chữ suốt 10 năm nay.
SVVN - Tại lớp học xóa mù chữ ở xóm Mỏ Chì, xã Cúc Đường, huyện Võ Nhai, thanh niên, thậm chí nhiều người lên chức ông, bà, làm lụng cả ngày, không kịp ăn tối vẫn tham gia lớp học.
SVVN - Đến miếu Bà ở ấp Thương (khu phố Châu Thới, phường Bình An, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương), một hình ảnh khiến ai nhìn thấy cũng nhớ đến ông giáo làng thời xa xưa. Nơi đây có một lớp học luôn sáng đèn mỗi buổi tối. Có những đứa trẻ mới lên sáu song cũng có đứa đã mười mấy tuổi vẫn tập đánh vần từng con chữ.
SVVN - Mới đây, Đội Công tác Xã hội trường ĐH KHTN, ĐHQG TP. HCM (đội CTXHUS) đã tổ chức chương trình ‘Ánh Xuân - Xuân san sẻ’ cho các em nhỏ ở lớp học tình thương ấp Tân Lập, phường Đông Hòa, TP. Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
SVVN - Xuất phát từ tình thương với các học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, cô Lê Thị Hòa cùng một số giáo viên trường Tiểu học Đông Sơn (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) đã mở lớp học miễn phí cho trẻ khuyết tật, gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn tại chùa Hương Lan (xã Đông Sơn, Chương Mỹ, Hà Nội).
SVVN - Gần 20 năm qua, lớp học của Thiếu tá Nguyễn Văn Tưởng (Đồn biên phòng Cầu Bóng, thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa) vẫn sáng đèn đều đặn vào mỗi đêm nơi con dốc tối Nha Trang.
SVVN - Thấu hiểu được những khó khăn mà trẻ em nghèo phải đối diện, suốt hơn 10 năm nay, anh Đỗ Thiện Thành (30 tuổi) vẫn miệt mài duy trì lớp học tình thương Bình Thung, chắp cánh ước mơ cho biết bao thế hệ trẻ em nghèo ham học ở P. Bình An, TP. Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
SVVN - Anh Trương Văn Vũ - Chủ nhiệm CLB Nét bút xanh hơn chục năm gắn bó với các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, sẻ chia với những mảnh đời khó khăn, giúp các em học sinh nghèo có thêm cơ hội học tập, viết tiếp những ước mơ.
Vừa qua, Qui Phúc đã cùng các thí sinh Miss World Vietnam 2022 thực hiện dự án “Gieo chữ gặt yêu thương”, trao tặng cơ sở vật chất và học bổng cho học sinh lớp học tình thương làng bè hồ Trị An.
SVVN - Khi mới 18 tuổi, thấu hiểu sự thiệt thòi của trẻ trong khu phố nghèo, anh Huỳnh Quang Khải mở một lớp học dạy chữ cho các em. Nằm khuất sâu trong một xóm nhỏ ở phường Hiệp Thành, Quận 12 (TPHCM), lớp học tình thương Ngọc Việt đã có 14 năm hoạt động.
SVVN - Làm theo lời Bác: "Người biết một chữ phải dạy cho người chưa biết chữ!", cô giáo Phạm Thị Huyền (Phường Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân, Hà Nội) đã mở lớp học tình thương, giảng dạy cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở Hà Nội. Suốt 24 năm qua, cô cần mẫn giúp đỡ các em biết đọc, biết viết.
SVVN - Với tấm lòng thương cảm tới các em nhỏ có hoàn cảnh gia đình không được đến trường, thầy giáo trẻ Ninh Việt Trí mở lớp học tình thương tại TP. HCM để dạy dỗ các em từ những con chữ đến con số.
SVVN - Tỉnh đoàn An Giang thăm hỏi, tặng quà Tết cho trẻ em hoàn cảnh khó khăn, lang thang cơ nhỡ tại lớp học Tình Thương ở khóm Nguyễn Du, phường Mỹ Bình, TP Long Xuyên nhân dịp đón năm mới Tân Sửu năm 2021.
SVVN - Lớp học không thu phí. Hầu hết những người đi học là trí thức, cô giáo, doanh nhân, những người có địa vị trong xã hội. Nhiều người khóc nức nở không kìm nén được. Họ chờ đến lượt để kể về những góc đen của đời mình.
SVVN - Năm học mới, thượng uý Trần Bình Phục cõng học sinh từ ghềnh lên đỉnh đảo Hòn Chuối- ngoài khơi biển Tây Nam Cà Mau để dạy chữ. Tiếng ê a đọc bài vang xa trên biển mênh mông sau một ngày mưa giông lớn.
SVVN - Mong muốn giúp các em nhỏ trong làng đọc thông viết thạo, chị Rmah H’Blao (SN 1988, người Jarai, ở làng Chao Pông, xã Ia Phang, huyện Chư Pưh,Gia Lai) tình nguyện mở lớp dạy học thêm miễn phí suốt 7 năm qua.
SVVN - Hàng ngày, thượng úy Trần Bình Phục cõng các em nhỏ đến Lớp học tình thương Biên phòng trên đỉnh đảo Hòn Chuối để dạy chữ. Tiếng thầy giảng bài, tiếng trẻ ê a vang trong tiếng sóng biển, ấm áp tình quân- dân nơi đảo xa. Bóng thầy giáo quân hàm xanh trên đảo Hòn Chuối ngoài khơi biển Tây - cứ thế từng ngày khắc dấu trong lòng cư dân vùng biển.
Cô giáo Nguyễn Thanh Giang nhỏ thó chỉ cao có 1m40 và nặng hơn 30kg bước đi khó nhọc vì bị dị tật từ bé. Còn những học trò của cô lớn, bé đủ cả nhưng đều bị mắc bệnh thiểu năng, tật nguyền. Bao năm nay đã tồn tại một lớp học tình thương rất đặc biệt như thế dưới chân thành Cổ Loa (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội).
SVVN - Không chỉ làm nhiệm vụ canh giữ biên cương, các chiến sỹ biên phòng dạy học xoá mù chữ cho nhiều mảnh đời, cũng như mang hơi ấm gia đình, nâng cánh ước mơ đến trường của các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn.
SVVN - 27 năm trôi qua, mọi thứ đã thay đổi… nhưng vẫn còn nguyên lớp học tình thương Phước Thiện của cô Đặng Thu Thảo hôm nào. Mái tóc cô đã bạc nhưng tấm lòng của cô với sự nghiệp trồng người vẫn tròn vẹn như xưa.
8 năm nay, căn nhà của cô Đạm ở thôn Ngọc Bật (xã Cao Phong, Sông Lô, Vĩnh Phúc) đã trở thành lớp học của 17 học sinh. Các em tới vào dịp cuối tuần để cô kèm cặp, giảng giải thêm. Vào kỳ nghỉ hè, ngày nào các em cũng đến học.
TP - 5 năm qua, tại Bệnh viện Ung Bướu TPHCM, một lớp học tình thương dành cho các bệnh nhi ung thư đã ươm mầm và không ngừng phát triển ngay tại nơi sự sống gần như héo úa này.
TP - Cứ tối đến, ở CLB “Ông bà cháu” (Khu phố Thái Bình 1, phường Long Bình, quận 9, TPHCM) lại rộn ràng tiếng tập đọc. Lớp học đặc biệt này có cả những học sinh xấp xỉ tuổi 30, là công nhân lao động, có cả những em bé 5, 6 tuổi nhưng gia đình không có điều kiện cho con đến trường. Đó là lớp học tình thương của anh dân quân tự vệ Đặng Đức Tính.
Ở KP Thái Bình 1, phường Long Bình (quận 9, TP.HCM) có lớp học tình thương tối nào cũng sáng đèn, đem con chữ đến với những bạn nhỏ khó khăn - do bí thư chi đoàn KP Thái Bình 1 Đặng Đức Tính đứng lớp.
TP - “Bố mẹ mình đều là trẻ mồ côi. Bố đi ở đợ cho người ta, chỉ học đến lớp 5. Mẹ không biết chữ. Nhưng ông bà nuôi dạy sáu anh em ăn học đến nơi, đến chốn, có người làm giáo viên, tiến sỹ. Mình chỉ hy vọng giúp cho các em thiệt thòi có bạn, có trường, biết đọc, biết viết”.