Lớp học ‘0 đồng’ của thầy giáo trẻ Thiện Thành

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Thấu hiểu được những khó khăn mà trẻ em nghèo phải đối diện, suốt hơn 10 năm nay, anh Đỗ Thiện Thành (30 tuổi) vẫn miệt mài duy trì lớp học tình thương Bình Thung, chắp cánh ước mơ cho biết bao thế hệ trẻ em nghèo ham học ở P. Bình An, TP. Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

“Còn trẻ không được đi học là còn dạy”

Lớp học tình thương Bình Thung được Đoàn phường Bình An chính thức thành lập vào năm 2005. Trải qua nhiều thăng trầm, có thời điểm phải giải tán nhưng lớp học đã duy trì được hơn 10 năm và cho chữ cho nhiều thế hệ học sinh.

Cứ đều đặn 17h - 19h từ thứ Hai đến thứ Sáu, bất kể kể nắng mưa, tại khuôn viên miếu Bà (ấp Thượng, KP. Châu Thới, P. Bình An, TP. Dĩ An, tỉnh Bình Dương) lại vang lên tiếng ê a đọc bài của đám trẻ nhỏ và lời giảng đầy tâm huyết từ người thầy tận tâm. Hình ảnh các em cặm cụi nắn nót từng con chữ, nhẩm đi nhẩm lại phép cửu chương vừa học ngày hôm trước khiến không ít người dân phải nơi đây mủi lòng.

Theo chia sẻ của anh Thành, tất cả trẻ em ở đây đều có hoàn cảnh khó khăn, xuất thân từ gia đình lao động nghèo, không có điều kiện nhập học tại các trường chính quy. Nhiều trẻ phải bỏ học ở quê, lên đây kiếm sống cùng ba mẹ. Buổi sáng đi làm, tối đến lớp để học chữ. “Tuy mỗi đứa là một hoàn cảnh khác nhau nhưng các em đều ham học và ngoan lắm”, anh Thành kể.

Lớp học ‘0 đồng’ của thầy giáo trẻ Thiện Thành ảnh 1

Hơn 10 năm nay, thầy giáo trẻ Đỗ Thiện Thành vẫn duy trì lớp học tình thương Bình Thung.

Lớp học được phân thành nhiều nhóm. Mỗi nhóm tương ứng với một trình độ khác nhau. Trẻ nào mới vào thì anh sẽ kèm riêng. Nếu tiến bộ thì anh chuyển qua nhóm ở cấp cao hơn. Nội dung lớp học bao gồm Toán và Tiếng Việt từ lớp 1 đến lớp 5. Có thời gian, anh sẽ dạy thêm về đạo đức. “Những em nào hoàn thành xong chương trình lớp 5, tôi tổ chức Lễ tốt nghiệp cho các em đó luôn. Nếu có nguyện vọng, tôi sẽ tạo điều kiện để tụi nhỏ được học tiếp THCS”, anh Thành cho biết.

Nói về động lực để duy trì lớp học trong suốt 10 năm qua, anh Thành tâm sự: “Đôi lúc áp lực từ công việc, tôi cũng có những suy nghĩ tiêu cực. Nhưng cứ mỗi lần nghĩ đến các em, mỗi đứa mỗi hoàn cảnh, tôi thương bọn chúng nhiều hơn. Các em không những thiếu về vật chất mà còn thiếu về tình cảm gia đình… Có nhiều người hỏi khi nào thì tôi sẽ giải tán lớp, tôi chỉ nói: “Khi nào vẫn còn những đứa trẻ không được đến trường thì tôi vẫn còn dạy”.

Lớp học ‘0 đồng’ của thầy giáo trẻ Thiện Thành ảnh 2

“Miễn sao tụi nhỏ cười là tôi vui”

Đó là chia sẻ của anh Thành khi được hỏi về những điều mà anh nhận được khi gắn bó cùng lớp học Tình thương Bình Thung. Bên cạnh việc truyền đạt kiến thức, chữ nghĩa, vào các dịp Trung Thu, lễ Tết anh đều kêu gọi hỗ trợ, cùng các bạn sinh viên, CLB từ các trường đại học tổ chức các hoạt động vui chơi cho các em.

“Mấy đứa nhỏ thích lắm, tham gia chương trình cười toe toét, về kể với ba mẹ đủ thứ hết. Nhìn thấy cảnh đó, là tôi thấy hạnh phúc lắm. Có mấy chương trình bị hụt kinh phí, tôi lấy tiền túi bù vào luôn. Miễn sao tụi nhỏ cười là tôi vui”, Anh Thành bộc bạch.

Lớp học ‘0 đồng’ của thầy giáo trẻ Thiện Thành ảnh 3

Anh Thành chụp với các bạn học sinh của lớp học.

Trong thời gian gắn bó với lớp học, điều làm anh buồn nhất là khi chứng kiến những em học trò học tốt nhưng bị ba mẹ bắt phải bỏ học. Anh nói: “Có nhiều trường hợp, tôi đến tận nhà vận động giải thích về lợi ích của việc học cho phụ huynh hiểu nhưng cũng không thay đổi được gì… Nhìn học trò mình ham học mà không được đến lớp, tôi bất lực và tự trách mình nhiều lắm”.

Suốt 10 năm kiên trì với lớp học, anh nhận không ít lời nói tiêu cực từ bạn bè và đồng nghiệp. Nhưng sau tất cả, anh vẫn nhận lại được niềm vui mỗi khi đến lớp. “Sống phải biết cho đi. Mình trao đi yêu thương thì sẽ nhận lại nụ cười”, anh Thành trải lòng.

MỚI - NÓNG
Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ IELTS trong mùa tuyển sinh 2025
Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ IELTS trong mùa tuyển sinh 2025
SVVN - Trong kỳ tuyển sinh đại học năm 2025, nhiều trường đại học trên cả nước tiếp tục mở rộng phương thức xét tuyển bằng chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, trong đó phổ biến nhất là IELTS. Điều này cho thấy xu hướng tăng cường sử dụng năng lực ngoại ngữ như một tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng đầu vào của sinh viên.

Có thể bạn quan tâm

Không khí Lễ 30/4 rộn ràng cùng loạt trào lưu kinh doanh mới của bạn trẻ

Không khí Lễ 30/4 rộn ràng cùng loạt trào lưu kinh doanh mới của bạn trẻ

SVVN - Dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam không chỉ là sự kiện đáng nhớ mà còn là cơ hội để nhiều ý tưởng kinh doanh nở rộ. Trong số đó, nổi bật lên hai xu hướng đang được giới trẻ hào hứng đón nhận: Chụp ảnh lấy liền tại các tiệm Photobooth theo chủ đề lịch sử và trải nghiệm không gian quán cà phê mang đậm màu sắc ngày thống nhất...
Nữ sinh Việt chinh phục học bổng thạc sĩ toàn phần Manaaki tại New Zealand và khát vọng hội nhập quốc tế

Nữ sinh Việt chinh phục học bổng thạc sĩ toàn phần Manaaki tại New Zealand và khát vọng hội nhập quốc tế

SVVN - Nguyễn Phạm Hồng Đào, sinh năm 1997 tại TP.HCM, là gương mặt tiêu biểu trong thế hệ trẻ Việt Nam hội nhập quốc tế với tinh thần dấn thân và sáng tạo. Tốt nghiệp ngành Công tác xã hội, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM, cô từng ghi dấu ấn qua hoạt động xã hội, đối ngoại và các dự án cộng đồng. Hiện Hồng Đào là học viên thạc sĩ Quan hệ quốc tế và Ngoại giao tại Đại học Canterbury (New Zealand) theo học bổng toàn phần Manaaki.