24 năm gắng sức duy trì lớp học tình thương của cô giáo yêu nghề, thương người

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Làm theo lời Bác: "Người biết một chữ phải dạy cho người chưa biết chữ!", cô giáo Phạm Thị Huyền (Phường Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân, Hà Nội) đã mở lớp học tình thương, giảng dạy cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở Hà Nội. Suốt 24 năm qua, cô cần mẫn giúp đỡ các em biết đọc, biết viết.

"Có một nghề bụi phấn bám đầy tay

Ta vẫn gọi là nghề cao quý nhất

Có một nghề không trồng hoa trên đất

Mà cho đời những đóa hoa thơm".

"Cứ mỗi lần đọc và nghe những vần thơ ấy, lòng tôi lại trào dâng những cơn sóng dạt dào cảm xúc. Trên dòng sông kiến thức mênh mông, mỗi em học sinh đều phải lấp đầy hành trang của mình bằng việc học tập để trở thành người có ích cho xã hội. Nhưng không phải em học sinh nào cũng có thể cắp sách tới trường..." Đó là những chia sẻ của cô giáo Phạm Thị Huyền tại lớp học tình thương nằm ở mặt sau UBND phường Thanh Xuân Nam, Hà Nội.

“Cô giáo như mẹ hiền”

24 năm gắng sức duy trì lớp học tình thương của cô giáo yêu nghề, thương người ảnh 1

Tình yêu thương của cô giáo Huyền đã giúp các em nhỏ nghèo khó có một tương lai tươi sáng hơn.

Cứ đều đặn vào 7 giờ 30 phút sáng từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, tại nhà Hội họp phường Thanh Xuân Nam lại vang lên tiếng ê a tập đọc của các em học sinh. Bất kể trời nắng hay mưa, dù là chỉ có một, hai học sinh, cô Phạm Thị Huyền vẫn miệt mài giảng dạy. Được biết, lớp học tình thương này đã xuất hiện được 24 năm, và điều khiến lớp học được duy trì tới thời điểm hiện tại là nhờ tấm lòng bao la với trẻ em, và tình yêu nghề của cô giáo Huyền.

Cô Huyền chia sẻ rằng: “Có những người nói với tôi rằng, tuổi này không nghỉ ngơi, còn dạy học cho vất vả làm gì? Tôi luôn vui vẻ trả lời, có câu hát “Yêu nghề bao nhiêu, ta càng yêu người bấy nhiêu”, bản thân tôi luôn hạnh phúc khi được đem những kiến thức truyền lại cho học sinh của mình.

Các em học sinh ở đây mỗi em có một hoàn cảnh khác nhau. Có em bị bố mẹ bỏ, em thì bố mẹ vướng vào vòng lao lý, em thì hoàn cảnh khó khăn không có tiền đi học, em bị tự kỷ,… Nhìn học sinh của mình hoàn cảnh như vậy, tôi rất thương, rất xót".

Dưới sự dìu dắt, chỉ bảo của cô giáo Huyền, các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn ở Hà Nội được biết đến cái chữ, được cắp sách đi học, học sinh trong lớp của cô đều rất tình cảm, quấn quýt nhau như một gia đình lớn. Bạn Trần Thị Hoài đã có 7 năm gắn bó với lớp học của cô giáo Huyền chia sẻ: “Cô Huyền rất tốt bụng, cô dạy chúng em tập đọc, tập viết, cô dạy vẽ, dạy hát những bài hát hay. Thời gian rảnh cô kể cho chúng em nghe những câu chuyện về Bác Hồ kính yêu. Đối với em, cô giáo như mẹ hiền, em rất yêu cô”.

24 năm gắng sức duy trì lớp học tình thương của cô giáo yêu nghề, thương người ảnh 2

Cô giáo Huyền rất hạnh phúc khi nhìn thấy các em học sinh khôn lớn và trưởng thành lên mỗi ngày.

Tâm huyết của cô giáo Huyền dành trọn cho lớp học đặc biệt

Nghe cô kể về những ngày đầu tiên mở lớp mới thấy những khó khăn không dễ dàng vượt qua. "Ban đầu tôi cũng rất khó khăn, không có tiền cũng không có sẵn phòng học. Tôi nghĩ đủ mọi cách để có thể giúp đỡ học sinh nghèo, thời điểm đó tôi đã phải bán cả chiếc ghế sofa của gia đình để lấy tiền mở lớp học cho các em”. Cô Huyền bồi hồi nhớ lại.

Cô chia sẻ thêm, cô luôn cảm nhận bản thân là một người lái đò, chèo đò đi rồi lại chèo đò về. Dù vậy cô cũng không cảm thấy mệt mỏi, chỉ cần nhìn các em tiến bộ, biết được nét chữ, con số, có nơi để học, không phải đi lang thang là cô vui rồi.

Kể từ ngày mở lớp học cho tới nay, học sinh của cô Huyền không chỉ được học miễn phí, mà những em có hoàn cảnh quá khó khăn còn được cô trợ giúp giấy bút, sách vở. Các em học sinh được cô chỉ dạy về cả kiến thức lẫn cách làm người, rèn luyện tính kiên trì và nghị lực để vươn lên trong cuộc sống... Những câu chuyện, những đề văn về đạo hiếu, nghĩa cử cao đẹp thường là những nội dung được cô ưu tiên trong quá trình giảng dạy.

24 năm gắng sức duy trì lớp học tình thương của cô giáo yêu nghề, thương người ảnh 3
24 năm gắng sức duy trì lớp học tình thương của cô giáo yêu nghề, thương người ảnh 4

Ngày 19/5 vừa rồi, cô Huyền đã có một buổi kể chuyện về Bác Hồ cho học sinh của mình.

Phụ huynh em Cung Vân Mai (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết: "Đưa con đến đây học tôi rất yên tâm vì cô Huyền rất tốt, cô có cái tâm với nghề với học sinh. Nhờ có cô mà các con tiến bộ hơn rất nhiều. Nhiều em nhỏ khi tới đây đã gần như thay đổi cuộc đời”.

Sau 24 năm "gieo chữ" cho trẻ em nghèo, nhiều học sinh của cô giáo Huyền đã có đủ kiến thức để vào học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn Hà Nội. Với các học trò, cô và lớp học tình thương chính là ngọn đèn soi sáng con đường các em bước đến tương lai. Hy vọng lớp học tình thương ấy sẽ luôn được gìn giữ, phát triển để học sinh nghèo không có điều kiện đến trường có một môi trường để học tập.

MỚI - NÓNG
Thi tốt nghiệp THPT 2025: Lần đầu theo chương trình mới, tăng cường đánh giá năng lực và giảm áp lực cho thí sinh
Thi tốt nghiệp THPT 2025: Lần đầu theo chương trình mới, tăng cường đánh giá năng lực và giảm áp lực cho thí sinh
SVVN - Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 sẽ là lần đầu tiên áp dụng theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, với mục tiêu đánh giá toàn diện năng lực học sinh, đồng thời giảm áp lực và chi phí cho thí sinh và xã hội. Bộ GD - ĐT đang chuẩn bị kỹ lưỡng các điều kiện để tổ chức kỳ thi nghiêm túc, an toàn và hiệu quả.
Tỏa sáng Nghị lực Việt 2024: Tuyên dương 38 gương thanh niên khuyết tật tiêu biểu
Tỏa sáng Nghị lực Việt 2024: Tuyên dương 38 gương thanh niên khuyết tật tiêu biểu
SVVN - Tối ngày 7/10, tại Hà Nội, T.Ư Hội LHTN Việt Nam phối hợp cùng Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam và TCP Việt Nam tổ chức chương trình “Tỏa sáng Nghị lực Việt”, năm 2024. Chương trình tuyên dương 38 gương thanh niên khuyết tật tiêu biểu, những người đã vượt qua nghịch cảnh, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống và đóng góp tích cực cho cộng đồng. 
ĐHQG TP. HCM tiên phong trong việc giảm bớt phương thức thức tuyển sinh vào năm 2025
ĐHQG TP. HCM tiên phong trong việc giảm bớt phương thức thức tuyển sinh vào năm 2025
SVVN - PGS. TS Vũ Hải Quân - Giám đốc ĐHQG TP. HCM cho biết, năm 2025, ĐHQG TP. HCM thống nhất chủ trương thực hiện 3 phương thức tuyển sinh đại học gồm: (1) Xét tuyển thẳng; (2) Xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi Đánh giá năng lực do ĐHQG TP. HCM tổ chức; (3) Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT. Đồng thời, ĐHQG TP. HCM khuyến khích các đơn vị xây dựng phương thức xét tuyển kết hợp.

Có thể bạn quan tâm

Bài ca về sức mạnh nội tại của con người trong Thế chiến thứ Hai

Bài ca về sức mạnh nội tại của con người trong Thế chiến thứ Hai

SVVN - Lấy bối cảnh chiến tranh Thế giới thứ Hai, hình ảnh con người vươn lên tìm niềm vui sống được khắc họa qua một số tác phẩm. Một số tác phẩm văn học châu Âu nổi bật trong năm vừa qua có thể kể đến Hiệu sách cuối cùng ở London, Một thư viện ở Paris và Kí họa Venice , vừa được Tân Việt Books mua bản quyền và xuất bản tại Việt Nam.
'Thế giới đương đại' giúp bạn 'đọc' được thế giới đầy biến động

'Thế giới đương đại' giúp bạn 'đọc' được thế giới đầy biến động

SVVN - Những năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến tình hình kinh tế - chính trị thế giới biến động không ngừng, sự xuất hiện của đại dịch, rồi xung đột Nga-Ucraine hiện nay, càng khiến chúng ta cảm nhận rõ nét hơn sức ảnh hưởng sâu rộng của cục diện thế giới đối với mỗi quốc gia, cũng như mỗi cá nhân. 
Đã đến lúc cần có một cái nhìn mới về bản chất con người

Đã đến lúc cần có một cái nhìn mới về bản chất con người

SVVN - Trong cuốn sách Nhân loại, một lịch sử tràn đầy hi vọng, nhà sử học Rutger Bregman sẽ đưa độc giả vào cuộc hành trình phá bỏ những giả định của những nghiên cứu trước đây về bản chất con người vốn coi con người là ích kỉ và tư lợi, thay vào đó khám phá cách con người sử dụng bản chất rất đỗi tốt đẹp của mình để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.