Môn học ngành thời trang đưa sinh viên từ lớp học đến với bản làng

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Một môn học mới thuộc ngành thời trang tại RMIT cho sinh viên cơ hội khám phá dệt may truyền thống Việt Nam, học hỏi trực tiếp từ các nghệ nhân và sinh hoạt cùng các cộng đồng dân tộc thiểu số.

Chương trình Cử nhân Quản trị doanh nghiệp thời trang tại Đại học RMIT Việt Nam đã đưa triết lý học đi đôi với hành lên một tầm cao mới với môn học độc đáo “Dệt may Việt Nam: truyền thống và đương đại”. Môn học gồm chuyến đi thực tế kéo dài hai tuần, tạo cơ hội cho sinh viên đến thăm các nhóm dân tộc thiểu số, nghệ nhân, các nhà máy hiện đại và doanh nghiệp thời trang, kết hợp tham quan theo nhóm nhỏ với trải nghiệm văn hóa.

Cô Titi Rylander, giảng viên Thời trang và điều phối viên môn học, cho biết: “Việc tìm hiểu về chất liệu thời trang không nên giới hạn trong phạm vi lớp học. Sinh viên cần cảm nhận, chạm vào và tận mắt nhìn thấy chất liệu, cũng như trò chuyện với những người trực tiếp làm nên chúng. Thông qua hướng tiếp cận mang tính thực tiễn này, sinh viên có được hiểu biết sâu sắc về truyền thống, cũng như các thách thức và sáng kiến đổi mới đang định hình ngành dệt may Việt Nam”.

Môn học ngành thời trang đưa sinh viên từ lớp học đến với bản làng ảnh 1

Sinh viên RMIT và giảng viên Titi Rylander cùng các nghệ sĩ đến từ Đu Đủ Indigo. (Hình: Mitchell Vassie, Bùi Hoàng Tiến Dũng)

Học hỏi từ những chuyến du hành

Với nhóm sinh viên đăng ký môn học vào học kỳ đầu tiên ra mắt cuối năm ngoái, hành trình học của các bạn bắt đầu trên nền tảng trực tuyến với các bài giảng về vấn đề chiếm dụng văn hóa, phát triển bền vững và thông lệ tốt khi làm khách trong các bối cảnh văn hóa đa dạng. Nhưng điểm nhấn thực sự là chuyến đi thực tế kéo dài hai tuần đến các tỉnh thành miền Bắc.

Tại đây, sinh viên đã đến thăm các nhà thiết kế thời trang, xưởng thủ công và nhà máy dệt ở Hà Nội và vùng lân cận. Các bạn được khám phá ngành công nghiệp dệt may hiện đại, cũng như tìm hiểu hoạt động của các nhà thiết kế đương đại lấy cảm hứng từ di sản truyền thống Việt Nam. Nhóm còn dành năm ngày ở tỉnh Hòa Bình, sinh sống cùng người dân tộc Mường, Dao và H'mông, tìm hiểu về nghề thủ công truyền thống của họ và thậm chí đi bộ nhiều ki lô mét qua rừng để khám phá các chất liệu tự nhiên.

Môn học ngành thời trang đưa sinh viên từ lớp học đến với bản làng ảnh 2

Nhóm sinh viên tìm hiểu về nghệ thuật nhuộm chàm tại Đu Đủ Indigo ở Hà Nội, nơi các nghệ sĩ đã cải tiến kỹ thuật nhuộm Katazome của Nhật Bản bằng cách sử dụng bột gạo nếp và cám gạo có nguồn gốc địa phương. (Hình: Bùi Hoàng Tiến Dũng)

Sinh viên ngành Quản trị doanh nghiệp thời trang Đinh Ngọc Gia Bảo coi chuyến đi này là “một trong những trải nghiệm học tập lôi cuốn và mở mang tầm mắt nhất” mà cô từng có. Bảo rất thích thú với cơ hội được “di chuyển liên tục và học hỏi từ các cộng đồng dân tộc thiểu số, gặp gỡ các chủ thương hiệu và nghệ nhân, cũng như thử sức làm những sản phẩm dệt thủ công xuyên suốt hành trình này”.

Trau dồi từ thực tế

Môn học không chỉ dạy cho sinh viên về các sản phẩm dệt mà còn giúp họ kết nối sâu sắc với di sản văn hóa phong phú của Việt Nam. Bằng cách giao lưu với các nghệ nhân trong quá trình lưu trú tại nhà dân và các dự án hợp tác, sinh viên sẽ hiểu sâu hơn về ý nghĩa văn hóa của các sản phẩm dệt và cuộc sống thường ngày của những người tạo ra chúng.

Trải nghiệm văn hóa chân thực này chính là nền tảng của môn học. Như cô Rylander chia sẻ, nhiều sinh viên Việt Nam chưa có cơ hội tiếp xúc gần gũi với văn hóa của các dân tộc thiểu số. “Nhiều sinh viên quan tâm đến tính bền vững và văn hóa, nhưng các em chưa có điểm tiếp xúc. Môn học này mang đến cho các em sự kết nối đó”, cô cho biết.

Môn học ngành thời trang đưa sinh viên từ lớp học đến với bản làng ảnh 3

Môn học gồm các buổi hướng dẫn thực hành của nghệ nhân dân tộc thiểu số về các chất liệu tự nhiên và kỹ thuật dệt may truyền thống. (Hình: Bùi Hoàng Tiến Dũng, Titi Rylander)

Sinh viên ngành Quản trị doanh nghiệp thời trang Bùi Hoàng Tiến Dũng (Adrian) chia sẻ rằng cơ hội tương tác trực tiếp với các nghệ nhân đã cho cậu nhiều kỷ niệm đáng nhớ.

“Người hướng dẫn cho chúng tôi là những nghệ nhân thủ công lành nghề đến từ các dân tộc khác nhau. Vật liệu mà chúng tôi dùng không hề khó tìm mà là cỏ cây hoa lá mọc trong các khu rừng và ven lối đi”, Adrian cho biết.

“Điều này khiến tôi nhận ra mình đã thường xuyên bỏ qua các vật liệu hiện hữu trong môi trường xung quanh – có thể là hoa trong vườn của bà tôi, sợi len còn sót lại từ các dự án trước, hoặc những mảnh vải vụn từ đồ may vá của em gái tôi. Tôi phát hiện ra rằng tôi có thể tạo ra tác phẩm vừa mang tính bền vững, vừa có sự kết nối cá nhân khi đưa những vật liệu này vào các dự án của mình”.

Môn học ngành thời trang đưa sinh viên từ lớp học đến với bản làng ảnh 4

Nghệ nhân tơ tằm Phan Thị Thuận hướng dẫn sinh viên RMIT làm tơ sen từ các sợi mảnh mai trong cuống sen. (Hình: Bùi Hoàng Tiến Dũng, Titi Rylander)

Góc nhìn mới về thời trang

Tính trải nghiệm sâu sắc của môn học đã để lại dấu ấn trong sinh viên, ảnh hưởng không nhỏ đến định hướng tương lai của các bạn trong lĩnh vực thời trang.

Đối với Bảo, trải nghiệm này đã thay đổi hoàn toàn góc nhìn của cô về thời trang: “Tôi từng cho rằng bảo tồn nghề thủ công đồng nghĩa với việc làm cho nó được biết đến rộng rãi hơn, nhưng cách hiểu đó xuất phát từ góc nhìn của một người thiết kế, xây dựng doanh nghiệp và tạo doanh thu từ thời trang. Các nghệ nhân có thể sẽ không cùng chia sẻ quan điểm đó. Ngay cả khi nghề truyền thống của họ được giới thiệu đến nhiều người hơn thì câu hỏi lớn hơn được đặt ra là: Ai thực sự được hưởng lợi?”

“Trong tương lai, tôi muốn chú tâm và cởi mở hơn với những lối tư duy khác về thời trang, chứ không chỉ xoay quanh xu hướng và mục đích thương mại”, cô nói.

Môn học ngành thời trang đưa sinh viên từ lớp học đến với bản làng ảnh 5

Sinh viên RMIT chụp ảnh với nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận. (Hình: Titi Rylander, Bùi Hoàng Tiến Dũng)

Đối với Adrian, khóa học là hành trình khám phá lại những giá trị trong môi trường xung quanh và thoát khỏi lối suy nghĩ thông thường. “Quan trọng nhất, khóa học đã dạy tôi rằng những nguồn tài nguyên và nguồn cảm hứng quý giá nhất nằm ngay trong tầm tay của chúng ta, chỉ chờ ta chú ý và sử dụng”, cậu nói.

Trải nghiệm của hai sinh viên cho thấy cách tiếp cận giáo dục với tư duy tiến bộ có thể định hình thế hệ chuyên gia thời trang tiếp theo – sáng tạo, chu đáo và gắn bó sâu sắc với thế giới xung quanh.

MỚI - NÓNG
Tân binh HALEY kết hợp với MANBO của 'Rap Việt' khắc họa góc nhìn mới mẻ về nỗi buồn trong tình yêu của gen Z
Tân binh HALEY kết hợp với MANBO của 'Rap Việt' khắc họa góc nhìn mới mẻ về nỗi buồn trong tình yêu của gen Z
SVVN - HALEY chính thức ra mắt ca khúc mang tên 'Em buồn anh'. Sự trở lại lần này của tân binh gen Z đánh dấu cho bước phát triển tiếp theo sau khoảng thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng, kể từ sản phẩm debut, tháng 9/2024. Ca khúc một lần nữa khẳng định được thế mạnh sáng tác và sản xuất âm nhạc của HALEY.
Điểm qua dàn 'mỹ nhân' trong 'bom tấn' của Lý Hải: Từ 'ngôi sao trăm tỷ' đến 'nàng thơ' phim nghệ thuật Việt
Điểm qua dàn 'mỹ nhân' trong 'bom tấn' của Lý Hải: Từ 'ngôi sao trăm tỷ' đến 'nàng thơ' phim nghệ thuật Việt
SVVN - 'Lật mặt 8: Vòng tay nắng' của Lý Hải được kỳ vọng tiếp nối thành công vang dội của loạt phim này, trong đó ,được quan tâm hàng đầu là dàn diễn viên nữ xinh đẹp, tài năng. Những 'bóng hồng' của phim trải dài đủ thế hệ, với những thành tích và thực lực diễn xuất đa dạng, hứa hẹn mang đến một 'bữa tiệc' mãn nhãn và nhiệt huyết trên màn ảnh rộng.
Phát triển mạng lưới nhóm nghiên cứu mạnh
Phát triển mạng lưới nhóm nghiên cứu mạnh
SVVN - Trong khuôn khổ Diễn đàn ‘Tiếng nói tuổi trẻ - Hành động của Đoàn’, TS Khúc Thế Anh - Giảng viên Viện Ngân hàng Tài chính (ĐH Kinh tế Quốc dân) đã chia sẻ về việc phát triển mạng lưới nhóm nghiên cứu mạnh trong giảng viên trẻ và sinh viên nhằm hưởng ứng thực hiện các mục tiêu theo tinh thần Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Có thể bạn quan tâm

Từ bếp lửa quán cháo... đến bục giảng tương lai

Từ bếp lửa quán cháo... đến bục giảng tương lai

SVVN - Vượt qua những ngày dài từ 5 giờ sáng đến 11 giờ đêm mưu sinh, rồi lại thức trắng đến 2-3 giờ sáng ôn thi, Nguyễn Tuyết Nhung (sinh năm 2005, Thanh Hóa) đã chạm đến giảng đường đại học với danh hiệu Thủ khoa Sư phạm Tiểu học, Á khoa khối C trường ĐH Đồng Nai. 
Gợi ý chọn trường theo ngành nghề dành cho sinh viên

Gợi ý chọn trường theo ngành nghề dành cho sinh viên

SVVN - Lựa chọn ngành học và trường đại học phù hợp là một quyết định quan trọng, ảnh hưởng lớn đến con đường sự nghiệp sau này. Mỗi trường đại học đều có những thế mạnh riêng trong đào tạo các lĩnh vực khác nhau. Dưới đây là một số gợi ý giúp thí sinh có thể tìm được ngôi trường phù hợp với ngành nghề mà mình mong muốn theo đuổi.
Bốn điểm mới cần lưu ý với kỳ xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2025

Bốn điểm mới cần lưu ý với kỳ xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2025

SVVN - Tại Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp TP. HCM vừa diễn ra tại trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP. HCM), PGS. TS Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD - ĐT) cho biết, kỳ xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2025 có nhiều điểm mới. Thí sinh cần nắm vững quy trình xét tuyển để có cơ hội trúng tuyển vào ngành mong muốn.
Giáo dục đại học Việt Nam trong kỷ nguyên số: Nghị quyết 57 và cơ hội từ chuyển đổi số

Giáo dục đại học Việt Nam trong kỷ nguyên số: Nghị quyết 57 và cơ hội từ chuyển đổi số

SVVN - Ngày 1/3, tại ĐHQG Hà Nội, Hội thảo quốc tế ‘Giáo dục đại học Việt Nam – Trung Quốc: Cơ hội và thách thức trong kỷ nguyên trí tuệ số’ đã được tổ chức, thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu từ hai quốc gia. Hội thảo không chỉ là dịp để trao đổi thông tin, mà còn mở ra cơ hội thúc đẩy hợp tác giữa các trường đại học Việt Nam và Trung Quốc trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ hiện nay.