Mùa Xuân của sinh viên cho những mảnh đời, buôn làng

SVVN - Khi tất cả đang chuẩn bị đón không khí đoàn viên đầm ấm bên gia đình, khi những bánh mứt đang được chuẩn bị để đón Xuân, thì những sinh viên tình nguyện lại tỏa về những mái ấm, những bản làng xa xôi hẻo lánh để san sẻ yêu thương và chung tay giúp sức cho một cái Tết đủ đầy.

Để chuẩn bị cho chuyến đi 3 ngày tại chùa Diệu Pháp (Trung tâm bảo trợ xã hội Diệu Pháp (Quận Bình Thạnh), đội Công tác xã hội của trường ĐH Văn Lang đã phải chuẩn bị từ hơn hai tuần trước. Những thành viên của đội tạm gác lại những chuyến về quê đoàn viên cùng gia đình để đến với những mảnh đời kém may mắn do Trung tâm đang bảo trợ.

Mùa Xuân của sinh viên cho những mảnh đời, buôn làng ảnh 1Đội công tác xã hội ĐH Văn Lang rừa chén bát tại Chùa Diệu Pháp. 

Các bạn tự tay cắt giấy xếp đăng, gói những phần quà gồm gạo, nước tương, dầu ăn và nhiều nhu yếu phẩm khác để trao tặng cho các cụ ông, cụ bà già yếu neo đơn chuẩn bị cho cái Tết đủ đầy nhất. Những mảnh đời ở đây không lạ gì những chiếc áo xanh sinh viên vẫn thường xuyên đến thăm và tổ chức các hoạt động san sẻ yêu thương. Nhưng những ly nước bưng tận tay, những cánh tay dìu các cụ vào ghế ngồi, những tiếng cười rộn rã khi rửa từng chiếc chén, đôi đũa trong thời khắc Xuân sắp đến, luôn khiến họ cảm thấy đầm ấm và được yêu thương.

Mùa Xuân của sinh viên cho những mảnh đời, buôn làng ảnh 2Thăm hỏi các hoàn cảnh neo đơn. 

Đội trưởng Phan Hoàng Thái cho biết: “dù 3 ngày qua khi hỗ trợ chùa cũng có những phút giây lao động mệt nhọc nhưng đổi lại chúng ta lại có những khoảnh khắc đầy yêu thương. Đặc biệt hơn là bằng tấm lòng nhân ái của mỗi chúng ta đã đóng góp một phần nào đó cho những hoàn cảnh khó khăn, mang đến một cái Tết trọn vẹn sum vầy, ấm áp yêu thương”.

Mùa Xuân của sinh viên cho những mảnh đời, buôn làng ảnh 3CLB CTXH HUFI làm lại đường vào trường mẫu giáo tại buôn Lách Ló. 

Cũng đầm ấm không kém là chương trình “Hành trình mang tết về Buôn Lách Ló” của CLB Công tác xã hội HUFI – trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM. Buôn Lách Ló nằm lọt thỏm trong Khu Bảo tồn thiên nhiên Nam Kar ( huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk). Người dân ở đây đã quá quen với cảnh cách trở và khó khăn, nên khi những sinh viên từ xa về đây chung tay tổ chức Tết đã trở thành sự kiện đặc biệt.

Mùa Xuân của sinh viên cho những mảnh đời, buôn làng ảnh 4Những đòn bánh tét được các bạn gói và trao tặng cho các gia đình khó khăn. 

 Tại đây CLB đã trao tặng 56 phần quà cho các hộ dân tại địa phương trị giá hơn 28 triệu đồng (mỗi phần quà bao gồm 10kg gạo, 1 thùng mì, bánh kẹo, nước ngọt, dầu ăn, nước tương, nước mắm, muối, đường, bột ngọt... kèm tiền mặt). 130 đòn bánh tét thơm thảo cũng được các bạn tự tay gói và trao tặng, cùng những phần quà đầy ý nghĩa khác cho học sinh hiếu học, giáo viên: balo, bút viết, tiền mặt, máy lọc nước...), tổ chức trò chơi cho trẻ em, bữa ăn thân mật.  Không chỉ vậy, các bạn sinh viên còn kết hợp với người dân sửa lại đường xá, sơn sửa cổng trường và dụng cụ giải trí cho trường học.

Mùa Xuân của sinh viên cho những mảnh đời, buôn làng ảnh 5Niềm vui của trẻ em là hạnh phúc của các sinh viên tình nguyện. 

“Tổng giá trị các phần việc và quà tặng cho buôn Lách Ló là gần 100 triệu đồng. Nhưng thứ giá trị nhất không đong đếm được mà tụi mình trao tặng có lẽ là tình yêu thương với người dân tại đây. Mỗi thành viên trong CLB cũng có trải nghiệm tuyệt vời và nhiều bài học về đời sống mà sau này ra trường tụi mình sẽ mang theo”, một thành viên CLB tâm sự.

Tại trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng), Liên Chi đoàn khoa Điện tử - Viễn thông phối hợp phối hợp với Liên chi đoàn khoa Tiếng Nga (trường ĐH Ngoại ngữ), đã tổ chức chương trình “Xuân yêu thương“đến với những gia đình khó khăn của xã Phước Gia, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam.

Mùa Xuân của sinh viên cho những mảnh đời, buôn làng ảnh 6Trao tặng đồ dùng sinh hoạt cho bà con tại xã Phước Gia. 

Đây là một xã còn nhiều khó khăn với 98 hộ nghèo trên 198 hộ dân sinh sống, 7 hộ cận nghèo, gia đình diện chính sách v.v. Phần đông bà con làm nghề nông, thu nhập còn bấp bênh. Ở nơi cách trở, mong muốn của bà con nơi đây không chỉ là những nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống khi cái Tết đang đến, mà còn là những ánh điện chiếu sáng các đoạn đường heo hút, là khu vui chơi cho trẻ em...

Mùa Xuân của sinh viên cho những mảnh đời, buôn làng ảnh 7Tình nguyện viên ĐH Đà Nẵng sơn sửa lại trường học cho học sinh. 

Đoàn đã xây dựng 5 trụ đèn chiếu sáng sử dụng năng lượng Mặt Trời trị giá 2 triệu đồng/trụ tại các con đường trong xã và xây dựng một khu vui chơi cho trẻ em trị giá 10 triệu đồng. Hơn 70 suất quà tặng cũng được trao tận tay những hoàn cảnh khó khăn trong xã.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Nữ sinh tóc xanh Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) đỗ học bổng toàn phần thạc sĩ châu Âu

Nữ sinh tóc xanh Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) đỗ học bổng toàn phần thạc sĩ châu Âu

SVVN - Với mái tóc ngắn nhuộm nổi bật, Hoài Thu là cô gái ngành kỹ thuật đam mê học hỏi, khám phá và không ngừng tiến bộ. Chỉ trong ba năm đại học, nữ sinh USTH hoàn thành 180 tín chỉ, học thêm tiếng Pháp, đạt nhiều giải thưởng lớn nhỏ, đi trao đổi và thực tập tại Ý, trước khi giành học bổng thạc sĩ Erasmus Mundus.
500 đội viên, đoàn viên đồng diễn, xếp hình cờ hoa mừng 'Tết Độc lập' tại Nam Định

500 đội viên, đoàn viên đồng diễn, xếp hình cờ hoa mừng 'Tết Độc lập' tại Nam Định

SVVN - Đồng diễn, xếp chữ, xếp cờ hoa chào mừng Ngày Quốc khánh 2/9 là hoạt động truyền thống hằng năm của các bạn học sinh tại Hải Hậu, Nam Định - một trong những địa phương 'ăn Tết Độc lập' lớn nhất cả nước với nhiều hoạt động thể thao, văn hoá, văn nghệ quần chúng sôi nổi cả tháng.
Thế hệ trẻ và Ngày Quốc khánh

Thế hệ trẻ và Ngày Quốc khánh

SVVN - Ngày Quốc khánh 2/9 từ lâu đã trở thành một biểu tượng lịch sử quan trọng của dân tộc Việt Nam, gắn liền với lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh kiên cường và đoàn kết dân tộc. Đây là ngày để tưởng nhớ sự kiện trọng đại của đất nước khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Qua góc nhìn của thế hệ trẻ ngày nay, ngày lễ vừa là cột mốc lịch sử, vừa là dịp để họ khám phá, thể hiện tình yêu quê hương theo cách riêng.