Nền tảng văn học mạng dành cho người “yêu con chữ”

0:00 / 0:00
0:00
Nền tảng văn học mạng dành cho người “yêu con chữ”
SVVN - Được thành lập từ tháng 11/2020, VietLit đang ngày càng khẳng định vai trò là một sân chơi văn học mạng thực thụ dành cho các tác giả và độc giả.

Mục đích của VietLit từ những ngày đầu thành lập là trở thành một nền tảng văn học tiêu biểu tại Việt Nam - nơi độc giả và tác giả có thể kết nối, chia sẻ và nuôi dưỡng tình yêu con chữ. Tương tự với các nền tảng đăng tải văn học mạng trên thế giới như Wattpad, AO3… VietLit hoạt động theo hướng phi lợi nhuận trong thời gian đầu.

Một dự án gắn kết nhiều “múi giờ” lệch nhau

Đội ngũ VietLit là tập hợp các bạn trẻ Việt Nam sinh sống và làm việc ở nhiều nơi trên thế giới, từ Mỹ, Nhật cho đến một số nước Châu Âu. Các bạn thường làm việc với nhau thông qua điện thoại hay ứng dụng Zoom, Slack. Nguyễn Trang, founder của dự án kể rằng: “Đội ngũ chúng mình thực sự rất có duyên với nhau. Tuần đầu khi nảy ra ý tưởng, mình đã gọi điện cho bạn thân rồi rủ bạn ấy cùng làm. Sự đồng ý rất nhanh từ bạn ấy đã tiếp sức cho mình, khiến mình cảm thấy có động lực hơn dù lúc ấy ý tưởng mới manh nha thành hình. Sau đó, mình gọi tiếp cho một số người quen, đăng tải thông tin về dự án lên mạng xã hội rồi liên hệ với những ai có hứng thú. Khi ấy, tất cả đều chưa rõ liệu có thể biến ý tưởng thành hiện thực được không”.

Nền tảng văn học mạng dành cho người “yêu con chữ” ảnh 1

Nguyễn Trang - Founder dự án. (Ảnh: NVCC)

“Tớ không biết bản thân có đủ giỏi để đóng góp cho dự án không?” - Đây là nỗi băn khoăn của các thành viên trong nhóm khi bắt tay vào thực hiện hóa giấc mơ. Và rồi, những người trẻ ấy vẫn quyết tâm dấn thân trong tâm thế nửa hào hứng, nửa lo lắng.

Nền tảng văn học mạng dành cho người “yêu con chữ” ảnh 2

Nguyễn Mai - Trưởng nhóm Phát triển web và Quản lý hình ảnh của dự án.

Từ một nhóm 7 - 8 người cho tới giai đoạn truyền thông chính thức, VietLit đã lớn mạnh dần thành một đội đầy đủ các ban Nội dung, Thiết kế, Phát triển web... “May mắn thay, các thành viên lúc ấy đều cùng chí hướng trong việc xây dựng một nền tảng chất lượng để đăng tải và đọc tác phẩm. Ngoài ra, việc sẵn sàng mở lời kết nối và tận dụng tối đa những mối quan hệ cũng như tài nguyên xung quanh đã giúp chúng mình thành lập nên đội ngũ như bây giờ. Mọi chuyện diễn ra cứ như một phép màu vậy”, Nguyễn Mai, trưởng nhóm thiết kế web của VietLit nhớ lại.

“Sau khi thực hiện khảo sát và phỏng vấn sâu với hơn 300 đối tượng ngẫu nhiên, chúng mình nhận ra chưa có sân chơi nào đáp ứng đầy đủ nhu cầu của cộng đồng người yêu văn chương ở thời điểm hiện tại. Vì thế, VietLit đã ra đời, lớn lên từ ước mơ và lòng nhiệt huyết của chúng mình”, các thành viên của VietLit chia sẻ thêm.

Nền tảng văn học mạng dành cho người “yêu con chữ” ảnh 3

Trần Phương Vi - Trưởng nhóm Nội dung của dự án.

Nền tảng văn học mạng đảm bảo về nội dung lẫn thẩm mỹ

Nói về ý nghĩa của cái tên “VietLit”, các bạn hào hứng chia sẻ: “Từ “Lit” viết tắt cho “Literature” (văn học, văn chương). Bên cạnh đó, theo từ điển Merriam-Webster, “Lit” cũng là từ lóng được giới trẻ sử dụng rộng rãi với ý nghĩa “bùng cháy”, “đỉnh”, “chất quá đi”. Khi chọn tên với ý nghĩa như vậy, VietLit hướng tới việc tôn vinh các tác phẩm được viết bởi người Việt. Mục tiêu của chúng mình là truyền lửa, tạo ra một cộng đồng trẻ đầy đam mê và nhiệt huyết để phát triển nền văn học mạng tại Việt Nam”.

Đến với nền tảng văn học mạng này, các tác giả có cơ hội gây dựng tên tuổi, hưởng tối đa quyền lợi, được thỏa sức sáng tạo và tương tác qua lại trong cộng đồng. Nơi đây như một sân chơi văn học giúp ươm mầm tài năng những cây bút trẻ, đồng thời chào đón đa dạng các thể loại văn học hay những góc nhìn đa chiều trong sáng tác. VietLit cũng xây dựng đội ngũ biên tập viên chuyên nghiệp, chịu trách nhiệm kiểm duyệt các tác phẩm đầu vào để mang đến những tác phẩm chất lượng cho độc giả.

Nền tảng văn học mạng dành cho người “yêu con chữ” ảnh 4

Hoàng Khánh Ngân - Trưởng nhóm Thiết kế của dự án.

Những kiến thức văn học thường được cập nhật trên fanpage VietLit. Nội dung ấy đảm bảo hấp dẫn, bổ ích cùng lối diễn đạt gần gũi với người đọc. Do đó, để tạo ra được nội dung chỉn chu nhất, các thành viên VietLit phải lên ý tưởng từ sớm và trải qua nhiều lần bàn bạc, sửa đổi. Trần Phương Vi, trưởng nhóm Nội dung nói rằng: “Bản thân các thành viên ban Nội dung của VietLit cũng mất nhiều công sức để tìm đề tài và nghiên cứu trước khi viết. Điển hình như chuỗi bài Hướng dẫn của VietLit (được gắn hashtag #vietlit_tutorial) thường có tính thử thách cao vì đòi hỏi sự tổng hợp, kiểm chứng từ đa nguồn thông tin trước khi lên bài. Ngoài ra, chúng mình cũng luôn cố gắng để cân bằng, tìm cách tiếp cận với những nội dung phức tạp, học thuật một cách dễ hiểu và chất (lit) nhất”.

Không chỉ có kho tàng nội dung thú vị, VietLit cũng luôn trau chuốt về mặt hình ảnh. Ứng với mỗi nội dung, ban Thiết kế của VietLit sẽ sáng tạo những hình ảnh liên quan. “Quá trình “đuổi hình” của chúng mình cũng y như lúc “bắt chữ”, ấy là đều trải qua nhiều vòng nhận xét của các thành viên trước khi cho ra sản phẩm cuối cùng. Chúng mình cũng rất chú trọng việc để trí tưởng tượng của mọi người bay cao bay xa, nên không có một yêu cầu cụ thể nào về phong cách thiết kế hay bắt buộc người vẽ phải sửa theo nhận xét”, Hoàng Khánh Ngân, trưởng ban Thiết kế tâm sự.

Nền tảng văn học mạng dành cho người “yêu con chữ” ảnh 5

Một số tác phẩm do các tác giả gửi về VietLit.

Tác động tích cực nhất mà VietLit đem lại là giúp mọi người chăm đọc, chăm viết hơn. Các thành viên chia sẻ: “Ví dụ như cuộc thi Thương gửi - Thư gửi người thương tổ chức vào tháng Tư vừa rồi, chúng mình đã nhận được hơn 400 lá thư. Có những lá thư dành tặng bạn bè, người thân, người yêu... và cả những lá thư gửi cho bản thân trong tương lai và quá khứ. Nhiều bạn còn chia sẻ đã ngừng viết lâu rồi nhưng nhờ cuộc thi mà lại cầm bút lên ký gửi cảm xúc vào con chữ”.

Nền tảng văn học mạng dành cho người “yêu con chữ” ảnh 6

Một số kiến thức văn học được đăng tải. (Ảnh: Fanpage VietLit).

Trong tương lai, khi cộng đồng đã lớn mạnh hơn, VietLit mong muốn sẽ chuyển sang phương hướng hoạt động có lợi nhuận để “chạy được đường dài”. Từ tháng Sáu đến tháng Mười năm nay, các thành viên tập trung tối ưu nền tảng web vietlit.com và nâng cấp các tính năng hiện có như: Tạo thư viện truyện với số & chất lượng cao, xây dựng hồ sơ cá nhân chuyên nghiệp… Ba tháng cuối năm 2021 này là giai đoạn nghiên cứu để tạo ra những sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu từ người dùng. Sau đó, VietLit sẽ bắt đầu thực hiện quá trình thương mại hóa. Mục tiêu phát triển theo hướng có lợi nhuận không chỉ vì bản thân VietLit mà về lâu dài còn gây dựng cộng đồng viết lớn mạnh, đem lại thu nhập cho tác giả.

Ngày 31/5/2021, trang web chính thức của VietLit là vietlit.com đã được ra mắt. Chỉ sau một tuần, VietLit đã nhận được hơn 250 tác phẩm mới. Các tác giả và độc giả của VietLit chủ yếu là thế hệ Gen Z. Vì thế, nhiều tác phẩm được gửi về có cái nhìn “thoáng” hơn đối với những chủ đề nhạy cảm như sức khỏe tinh thần và tâm lý, xu hướng tính dục, kỳ thị giới tính, yêu thương cơ thể...

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên: 'Thanh niên luôn được coi là chủ thể quan trọng trong quá trình phát triển của ASEAN'

Hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên: 'Thanh niên luôn được coi là chủ thể quan trọng trong quá trình phát triển của ASEAN'

SVVN - 'Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu' 2021 Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên có mặt tại Học viện Ngoại giao để tham dự chương trình đối thoại giữa Tổng Thư ký ASEAN với thanh niên ASEAN về chủ đề 'Thanh niên ASEAN - Tương lai ASEAN: Vai trò của Thanh niên trong việc định hình tương lai ASEAN'. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ 'Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024'.
Bạn trẻ Sài Gòn mê mẩn bởi đồng cỏ lau Làng Đại học Thủ Đức đang mùa bung nở

Bạn trẻ Sài Gòn mê mẩn bởi đồng cỏ lau Làng Đại học Thủ Đức đang mùa bung nở

SVVN - Cánh đồng cỏ lau tại Làng Đại học Thủ Đức đang đua nhau bung nở, rực rỡ một màu trắng muốt, tạo nên một khung cảnh thơ mộng, lãng mạn. Ngay sau khi lan truyền trên mạng xã hội, cánh đồng cỏ lau nhận được sự quan tâm lớn của cư dân mạng, thu hút nhiều bạn trẻ đến chụp ảnh, lưu giữ những khoảnh khắc đẹp.
Mãn nhãn, xúc động với 'biên niên sử' về lực lượng Cảnh sát Cơ động

Mãn nhãn, xúc động với 'biên niên sử' về lực lượng Cảnh sát Cơ động

SVVN - Chương trình nghệ thuật '50 năm Cảnh sát Cơ động - Những chặng đường vinh quang' là một trong những hoạt động văn hóa, nghệ thuật điểm nhấn trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát Cơ động (15/4/1974 – 15/4/2024). Chương trình nói về lực lượng Cảnh sát Cơ động từ những ngày đầu mới thành lập, trải qua các giai đoạn trưởng thành, phát triển cho đến hôm nay.
Muôn kiểu tránh nóng của sinh viên TP. HCM

Muôn kiểu tránh nóng của sinh viên TP. HCM

SVVN - Những ngày này, nhiệt độ tại TP. HCM luôn ở mức cao, phổ biến từ 37 - 39 độ C. Thời tiết nắng nóng, ngột ngạt khiến nhiều sinh viên tìm cách “chạy trốn”. Từ che chắn đến “ẩn nấp” ở thư viện, quán cà phê... đều được sinh viên áp dụng để chống chọi với cái nắng khắc nghiệt.
Hành trình theo ‘dấu chân mặt trời’ của 2 nữ runner 'Top 8 vận động viên phong trào cự ly HM' hướng tới ‘TPM 2024’

Hành trình theo ‘dấu chân mặt trời’ của 2 nữ runner 'Top 8 vận động viên phong trào cự ly HM' hướng tới ‘TPM 2024’

SVVN - Không chỉ là hai trong 8 runner nữ có vinh dự được xếp pen E (Elite) chung với tuyển quốc gia tại "Giải Vô địch Quốc gia và Cự ly dài báo Tiền Phong" (Tiền Phong Marathon - TPM) lần thứ 65, năm 2024, tại Phú Yên, Nguyễn Thị Hưởng và Lê Thị Lai còn được biết đến là hai nữ runner có tiếng trong làng chạy phong trào, cùng nhiều thành tích cao ở các giải chạy lớn, nhỏ.
Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

SVVN - Anh Nguyễn Văn Đạt có 8 năm kinh nghiệm làm việc tại Tập đoàn Thế giới di động, đang là Giám đốc Phát triển mạng lưới kiêm Giám đốc Đối ngoại Công ty cổ phần Thời trang YODY. Anh là 1 trong số 5 diễn giả khách mời tại talkshow "Chuyển đổi việc làm: Cơ hội, thách thức cho người lao động và doanh nghiệp" do trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐHQG Hà Nội tổ chức. Đây là chia sẻ của anh dành riêng cho chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong.
Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

SVVN - Tại chương trình "Hỗ trợ tâm lý học đường - đưa chuyên gia đến với trường học", diễn ra ở trường THCS-THPT Hai Bà Trưng (quận Tân Bình, TP. HCM), ThS Tâm lý Trần Thị Thanh Trà - giảng viên trường ĐH Mở TP. HCM cho biết: “Theo thống kê của Google vào tháng 6/2023, gần 80% người dân Việt Nam sử dụng mạng xã hội, thời lượng trung bình là 3 giờ đồng/ngày”.