Ngành tâm lý: Sử dụng lý thuyết để 'chạm' được đến bệnh nhân là một nghệ thuật

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Nguyễn Đức Duy (Josh Nguyen) đã hoàn thành chương trình tâm lý học lâm sàng ở bậc đại học và thạc sĩ ở Úc. Hiện tại Duy đang tiếp tục chương trình tiến sĩ tâm lý ở Trung tâm nghiên cứu sức khỏe tâm lý cho trẻ tuổi vị thành niên tại Đại Học Melbourne. Theo Duy, một điểm khác đặc biệt của ngành tâm lý là cần hiểu rõ văn hoá nơi mình thực hành tâm lý.

Yếu tố quan trọng là học bổng

Không chỉ đang tiếp tục chương trình tiến sĩ, Đức Duy còn đảm nhận vai trò chuyên gia tâm lý tại bệnh viện Melbourne (Royal Melbourne Hospital) và điều hành một phòng khám nhỏ ở Melbourne.

Sau 7 năm học và làm việc tại Úc, Duy cho biết bản thân thực sự rất ấn tượng với cuộc sống, môi trường, cách làm việc và con người ở đây. Bởi vậy, dù có một vài lựa chọn nhưng Duy vẫn quyết định chọn Úc là nơi tiếp tục thực hiện ước mơ tiến sĩ ngành tâm lý của mình.

Chia sẻ sâu hơn về quan điểm này, Duy cho biết Chính phủ Úc rất chú trọng vào các chương trình hỗ trợ tâm lý, từ các bệnh viện công cho đến dịch vụ khám tư, nên ngành tâm lý ở Úc rất phát triển và được đào tạo rất tốt.

“Ở đây, các nghiên cứu sinh tiến sĩ được tự do xây dựng lộ trình PhD dưới hướng dẫn của các giáo sư đầu ngành, ngoài ra còn có nhiều cơ hội kết nối và kết hợp nghiên cứu với các trường đại học hay tham gia các hội thảo trong và ngoài nước. Hơn nữa, các thầy cô ở đây cũng luôn hỗ trợ các nghiên cứu sinh tiến sĩ như mình để tham gia vào các dự án nghiên cứu khác, hay đi giảng dạy ở trường để tích lũy thêm kinh nghiệm trong lĩnh vực học thuật. Những điều này thực sự rất quan trọng để xây dựng những kỹ năng cần thiết cho 1 chặng đường mới sau khi tốt nghiệp tiến sĩ”, Duy nói thêm.

Ngành tâm lý: Sử dụng lý thuyết để 'chạm' được đến bệnh nhân là một nghệ thuật ảnh 1
Nguyễn Đức Duy (Josh Nguyen) đang học chương trình tiến sĩ tâm lý tại Đại Học Melbourne.

Ngoài ra, một yếu tố cũng rất quan trọng đó là học bổng. Chàng trai Việt bày tỏ rất may mắn nhận được học bổng toàn phần từ trường về học phí và sinh hoạt phí, từ các quỹ phi lợi nhuận cho chỗ ở và các hoạt động phát triển cá nhân.

Được biết, chương trình tiến sĩ Tâm lý ở Úc sẽ thường kéo dài từ 3-4 năm. Năm đầu, nghiên cứu sinh đọc và tìm hiểu rất nhiều về lĩnh vực. Cuối năm nhất, Duy sẽ làm 1 bài thuyết trình trước hội đồng và nêu ra 3-4 dự án chính của mình. Theo Duy, đây là cột mốc rất quan trọng vì hội đồng sẽ đánh giá khả năng nghiên cứu và chất lượng của các đề tài này.

Nếu vượt qua sẽ được chính thức ghi danh là nghiên cứu sinh tiến sĩ, còn nếu không hội đồng và giáo sư sẽ phải xem xét lại việc ứng viên có phù hợp với chương trình tiến sĩ này không.

Năm 2 và 3, nghiên cứu sinh sẽ là thu thập số liệu, viết các bài báo khoa học, và tham gia các hoạt động khác liên quan đến nghiên cứu của mình. Từ lúc bắt đầu chương trình tiến sĩ tới giờ, Duy đã nhận được 1 số giải thưởng và tham gia thuyết trình về nghiên cứu của mình ở 8 hội thảo tâm lý học ở Úc và 3 hội thảo quốc tế (Seoul, Hàn Quốc - Hội thảo quốc tế liệu pháp hành vi nhận thức; Mỹ, Đại học Harvard – Hội nghị quốc tế thường niên về tâm thần phân liệt).

Năm ngoái, Duy còn có cơ hội chủ trì 1 toạ đàm về các hành vi tự tử và làm hại bản thân trong khuôn khổ Hội thảo chăm sóc sức khỏe tâm lý học đường ở đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hồ Chí Minh.

Cũng qua dịp này, Duy nhận thấy các bạn sinh viên chưa có nhiều cơ hội kết nối với các kiến thức hay phương pháp mới, chưa có nhiều cơ hội để thực hành. Đây cũng là 1 điều mà anh chàng hy vọng trong tương lai có thể hỗ trợ các bạn sinh viên ở quê hương.

Hiện tại, đề tài của Đức Duy là sử dụng trí tuệ nhân tạo (machine learning) để dự đoán ai sẽ có suy nghĩ tự tử hoặc hành động tự tử ở lứa tuổi trẻ vị thành niên.

Lựa chọn góc nhìn này xuất phát từ kinh nghiệm lâm sàng của bản thân. Theo đó, một kỹ năng rất quan trọng của nhà tâm lý là chẩn đoán và can thiệp để ngăn ngừa các rủi ro tự tử. Duy cho biết, mặc dù khả năng chẩn đoán rủi ro tự tử ở ngay thời điểm hiện tại của các chuyên gia tâm lý (lâm sàng) khá tốt, nhưng rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng khả năng dự đoán ai sẽ hành động tự tử ở tương lai thì chỉ hơn xác suất ngẫu nhiên không đáng kể.

Ngành tâm lý: Sử dụng lý thuyết để 'chạm' được đến bệnh nhân là một nghệ thuật ảnh 2
Đề tài nghiên cứu của Đức Duy là sử dụng trí tuệ nhân tạo (machine learning) để dự đoán ai sẽ có suy nghĩ tự tử hoặc hành động tự tử ở lứa tuổi trẻ vị thành niên.

Chính điều này đã thôi thúc anh chàng muốn nghiên cứu tìm ra các phương pháp để giúp các nhà tâm lý dự đoán được khả năng tự tử chính xác nhất.

Ngoài ra, vốn là người yêu công nghệ và toán học từ những năm học phổ thông nên những con số và thống kê luôn khiến Duy tò mò và thích thú. Chính vì vậy Duy quyết định ứng dụng học máy (machine learning) vào bộ môn tâm lý đang theo đuổi và dành phần lớn thời gian làm tiến sĩ để nâng cao chuyên môn ở lĩnh vực này.

Duy nói: “Học máy không phải là một kỹ thuật mới trong y khoa, nhưng chỉ mới được áp dụng nhiều trong lĩnh vực tâm lý học trong 10-15 năm qua. Điều này đã mở ra nhiều cánh cửa để trả lời những câu hỏi mà chúng ta chưa thể giải quyết được bằng thống kê truyền thống trước kia."

Với dự án dự đoán tự tử sử dụng học máy ở nhóm bệnh nhân đã tạo ra cho Đức Duy cơ hội lớn vào hồi tháng 6 năm nay khi được cử đến Mass General Brigham, bệnh viện đầu tiên và lớn nhất trực thuộc khoa y dược của đại học Harvard. Duy đã học hỏi từ các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực tâm lý học lâm sàng, học máy, và các phương pháp sử dụng công nghệ để đo lường hiệu quả của các phương pháp trị liệu tâm lý. Đây cũng là trải nghiệm rất đặc biệt vì anh chàng vinh dự là nhà nghiên cứu trẻ duy nhất từ Úc có đề tài được phê duyệt và thuyết trình về dự án trong năm nay.

Bên cạnh đó, Duy dành thời gian để tham gia vào công tác giảng dạy các môn học tâm lý cho các bạn sinh viên đang học đại học, hoặc giám sát nghiên cứu thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình.

Học ngành tâm lý tại Úc

Để đạt được những thành tựu đó, Duy không phủ nhận những năm đầu đại học bản thân thấy bỡ ngỡ với môn tâm lý. Duy kể, ngày học cấp 3 chỉ thấy bản thân thích đọc về não bộ và cảm xúc của con người, tuyệt nhiên chưa biết môn đó gọi là gì cho đến khi được qua Úc.

“Cả 1 khóa thạc sĩ tâm lý học lâm sàng (13 người), chỉ có 2 suất cho sinh viên quốc tế và người Việt học ngành này rất rất ít, nên cũng khó để tìm được các anh chị đi trước để học hỏi kinh nghiệm”, Duy kể lại.

Ngoài việc nắm vững kiến thức chuyên môn, theo duy một điểm khá đặc biệt của ngành tâm lý là cần hiểu rõ văn hoá nơi mình thực hành tâm lý. Đức Duy vẫn hay “nói đùa” với các bạn sinh viên là cần nắm vững lý thuyết, nhưng để sử dụng nó một cách chính xác và “chạm” được đến bệnh nhân là một nghệ thuật. Đây là lý do việc giám sát lâm sàng luôn rất quan trọng, đặc biệt là trong những năm đầu.

Duy cho biết thêm, Úc là đất nước rất đa dạng văn hoá. Làm nghiên cứu, Duy có cơ hội làm việc với các nhà nghiên cứu đến từ Đức, Hà Lan, và Mỹ. Để làm việc hiệu quả, Đức Duy luôn cố gắng thay đổi bản thân để thích nghi nhất có thể với các team khác nhau.

Chính vì thế, việc học tập ở Úc từ lúc còn trẻ (18 tuổi) đã giúp Duy trưởng thành và mở rộng thế giới quan hơn rất nhiều. Qua đó, anh chàng đã hiểu hơn về những giá trị mà bản thân muốn theo đuổi, đặc biệt về chuyên môn Duy may mắn có được các cơ hội để theo đuổi đúng đam mê một cách bền bỉ nhất trong suốt 9 năm qua.

Ngành tâm lý: Sử dụng lý thuyết để 'chạm' được đến bệnh nhân là một nghệ thuật ảnh 3
Sau khi hoàn thành chương trình tiến sĩ, Đức Duy sẽ tiếp tục theo hướng nghiên cứu hiện tại ở trường Melbourne.

Theo góc nhìn của Duy, những yếu tố quan trọng trong việc trở thành một nhà tâm lý học giỏi là sự tinh tế/nhạy bén trong giao tiếp và hiểu rõ bản thân.

Nhận định về sinh viên trẻ Việt Nam đang theo đuổi ngành tâm lý, Đức Duy chia sẻ: “Các bạn rất ham học hỏi và mình tin các bạn chỉ thiếu những cơ hội để được cọ xát và phát triển đúng chuyên môn.

Nếu các bạn muốn theo hướng nghiên cứu, các bạn nên mạnh dạn xin làm thêm nghiên cứu cùng các thầy cô để tích lũy kinh nghiệm. Điều này rất cần thiết cho việc xin học bổng sau này. Tham gia các buổi hội thảo, đào tạo chuyên môn hay các buổi giám sát lâm sàng nhóm cũng rất tốt. Một điều lưu ý là các bạn cần tìm hiểu kỹ xem người giảng dạy là ai, họ có đủ bằng cấp hay kinh nghiệm mà các bạn muốn học hỏi không”.

Duy nhấn mạnh, việc theo dõi những người các bạn muốn làm việc chung trên các nền tảng mạng xã hội để cập nhật được những sự kiện hay hướng nghiên cứu mới trong ngành. Và một điều không thể thiếu là các bạn trẻ Việt Nam cần cải thiện và trau dồi Tiếng Anh.

Sau khi hoàn thành chương trình tiến sĩ, Đức Duy sẽ tiếp tục theo hướng nghiên cứu hiện tại ở trường Melbourne, và quay trở lại công việc giảng dạy ở trường. Song song đó, anh chàng hy vọng có thể mở rộng phòng khám để có thể giúp đỡ nhiều bệnh nhân hơn.

Đặc biệt, Đức Duy khẳng định việc áp dụng những kiến thức và kỹ năng đã học được tại Úc đóng góp cho cộng đồng ngành Tâm lý học ở Việt Nam không không chỉ là mong muốn mà còn là phần trách nhiệm. Duy chia sẻ, bản thân mong muốn giúp đỡ các bạn sinh viên trẻ ở Úc và Việt Nam qua các công việc giảng dạy, giám sát nghiên cứu, lâm sàng hay các hoạt động tương tự. Anh chàng hy vọng rằng các nghiên cứu tâm lý và hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm lý ở Việt Nam sẽ phát triển và được chú trọng nhiều hơn trong tương lai gần.

Ảnh: NVCC

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Hành trình trở về quê hương và khởi nghiệp từ hoa cẩm cù

Hành trình trở về quê hương và khởi nghiệp từ hoa cẩm cù

SVVN - Sau nhiều năm sống và làm việc nơi đất khách, Đỗ Văn Phúc (sinh năm 1991) – quyết định trở về quê hương Bình Phước, với khát vọng làm giàu trên chính mảnh đất cha ông để lại. Hành trình này không chỉ là bước ngoặt lớn trong cuộc đời anh mà còn là câu chuyện truyền cảm hứng về ý chí vươn lên và sự gắn bó với quê nhà.
Hành trình chinh phục Lùng Cúng: Sức hút mới với sinh viên và người trẻ

Hành trình chinh phục Lùng Cúng: Sức hút mới với sinh viên và người trẻ

SVVN - Đỉnh Lùng Cúng, với độ cao 2.913m, nằm sừng sững giữa vùng núi Mù Cang Chải (Yên Bái), đang trở thành điểm trekking hấp dẫn trong cộng đồng sinh viên và các bạn trẻ yêu thích khám phá thiên nhiên. Không chỉ là một hành trình chinh phục, cung đường này còn mang lại những trải nghiệm đậm chất phiêu lưu, giúp người tham gia thoát khỏi nhịp sống hối hả để hòa mình vào vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng Tây Bắc.
'Tín chỉ Carbon Việt Nam': Sáng tạo xanh từ nhóm cựu sinh viên trẻ

'Tín chỉ Carbon Việt Nam': Sáng tạo xanh từ nhóm cựu sinh viên trẻ

SVVN - Xuất phát từ tình yêu với môi trường và mong muốn đóng góp cho xã hội, một nhóm cựu sinh viên trẻ đã chung tay phát triển dự án 'Tín chỉ Carbon Việt Nam'. Không chỉ giàu nhiệt huyết, nhóm còn thể hiện tư duy sáng tạo và nền tảng kiến thức vững vàng để hiện thực hóa giải pháp đo đạc, tính toán trữ lượng carbon bằng công nghệ hiện đại.
Sinh viên trường Đại Nam hào hứng với Trường học hay Trường đời

Sinh viên trường Đại Nam hào hứng với Trường học hay Trường đời

SVVN - Ngày 5/12, toạ đàm "Sinh viên trước ngưỡng cửa tự lập" thuộc chuỗi chương trình hướng nghiệp "Trường học hay Trường đời'" do Báo Tiền Phong phối hợp tổ chức cùng Hệ thống Đào tạo Thiết kế, Kỹ xảo 3D & Game - Arena Multimedia và Trường Đại học Đại Nam đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp với giảng viên và sinh viên Nhà trường. Thành công đó xuất phát từ sự hào hứng, say mê học hỏi và tinh thần nồng nhiệt của các bạn sinh viên.
Những dự án sáng tạo gây ấn tượng tại Chung kết 'Sao Kim 2024'

Những dự án sáng tạo gây ấn tượng tại Chung kết 'Sao Kim 2024'

SVVN - Vượt qua hàng trăm ý tưởng sáng tạo, GlobeID - ứng dụng blockchain định danh số duy nhất - đã xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi 'Sao Kim 2024'. Dự án mang đến giải pháp đột phá giúp ngăn chặn tài khoản giả mạo, tối ưu hóa chi phí cho các tổ chức Web3, đồng thời cung cấp công cụ quản lý tài sản và phân tích thông minh cho người dùng.
Hoa khôi Áo dài Việt Nam 2024 lưu giữ vẻ đẹp và giá trị văn hóa truyền thống hòa quyện hiện đại qua tà áo dài cách tân

Hoa khôi Áo dài Việt Nam 2024 lưu giữ vẻ đẹp và giá trị văn hóa truyền thống hòa quyện hiện đại qua tà áo dài cách tân

SVVN - Hoa khôi Áo dài Việt Nam 2024 Nguyễn Thảo Nguyên (sinh năm 2000 tại Hà Nội) gây ấn tượng mạnh với nhan sắc rạng rỡ, thần thái cuốn hút và bộ áo dài đỏ cách tân đầy sáng tạo trong bộ ảnh mới. Không chỉ sở hữu vẻ đẹp ngoại hình, Thảo Nguyên còn là một giảng viên trợ giảng tại Trường Đại học Y - Dược, Đại học Thái Nguyên, ghi dấu ấn bởi tài năng và tâm huyết trong cả lĩnh vực giáo dục và ngành Y.