Chương trình thử giọng LOUD của SBS do JYP và P – NATION “bắt tay” hợp tác cùng đi tìm kiếm tài năng cho nhóm nhạc mới của công ty đã đi đến hồi kết. Đội hình nhóm nhạc nam sắp ra mắt của 2 công ty đã được chính các khán giả bình chọn.
Hai “sếp lớn” JYP và PSY đều rất vui mừng trước đội hình ra mắt được bình chọn đầy tài năng. |
Tuy nhiên sẽ không có gì đáng nói nếu như trong số các thí sinh thắng cuộc bên P-Nation có sự xuất hiện của Tanaka Koki. Cậu bé là một thí sinh nhận được đánh giá rất cao với với kỹ năng nhảy Krump điệu nghệ. Nhưng Tanaka Koki sinh năm 2009, có nghĩa cậu bé chỉ vừa tròn 12 tuổi theo tuổi quốc tế và 13 tuổi theo tuổi Hàn. Một độ tuổi còn quá sớm để được ra mắt.
Đội hình nhóm nam chuẩn bị ra mắt của P – NATION. |
Nhiều người cho rằng, mọi thứ đã sai khi đồng ý để cậu bé tham gia chương trình từ đầu. Kể cả đợi thêm 1 cho đến 2 năm nữa mới ra mắt, Tanaka Koki cũng chỉ mới 14 – 15 tuổi, thêm nữa việc để một nhóm nhạc bước ra từ chương trình sống còn phải đợi thêm hàng năm để được ra mắt là bất hợp lý và không công bằng với những thành viên còn lại. Và cũng không thể loại Tanaka Koki vì cậu bé hoàn toàn đủ điều kiện hợp lệ và đã được bầu chọn để đứng trong đội hình ra mắt.
Tanaka Koki chỉ vừa tròn 12 tuổi. |
Cư dân mạng để lại những bình luận không đồng tình dưới các bài báo: “Đây không phải là bóc lột lao động của trẻ em sao? Em ấy còn quá nhỏ”, “Làm thế nào để một đứa trẻ có thể theo lịch trình của một thần tượng được cơ chứ”, “Lỗi sai đến từ phía chương trình, đã không giới hạn độ tuổi ngay từ đầu”…
Chênh lệch về độ tuổi, ngoại hình giữa Tanaka Koki và các thành viên là rất lớn. |
Không chỉ với trường hợp của Tanaka Koki mà K-pop nói chung đang có xu hướng “trẻ hóa” độ tuổi ra mắt với thần tượng, nhất là với nam giới khi trong tương lai sẽ phải thực hiện nghĩa vụ quân sự. Ra mắt càng sớm đồng nghĩa với việc có nhiều thời gian để gây dựng tên tuổi hơn. Nhưng đa số công chúng đều rất phản đối với xu hướng này, họ cho rằng điều này không chỉ gây ảnh hưởng tới tâm lý cũng như sự phát triển của những đứa trẻ mà còn như một cách “gián tiếp” cổ súy việc bỏ học sớm để trở thành thần tượng.