Những dấu ấn của ngành giáo dục – đào tạo trong năm 2021

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Trải qua một năm có nhiều biến động nhưng ngành giáo dục và đào tạo đã nỗ lực vượt qua các khó khăn thử thách, để lại nhiều dấu ấn.

Bộ trưởng Bộ GD - ĐT Nguyễn Kim Sơn

Tại kỳ họp thứ 11, ngày 8/4/2021, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm PGS. TS Nguyễn Kim Sơn - Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng, Giám đốc ĐHQG Hà Nội giữ chức Bộ trưởng Bộ GD - ĐT.

Những dấu ấn của ngành giáo dục – đào tạo trong năm 2021 ảnh 1

Bộ trưởng Bộ GD - ĐT Nguyễn Kim Sơn.

Học sinh, sinh viên học trực tuyến

Gần 2 năm qua do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, kế hoạch năm học bị gián đoạn, chương trình và nội dung giáo dục phải thay đổi; nhiều hoạt động giáo dục không thể thực hiện đúng kế hoạch. Gần 20 triệu học sinh, sinh viên và hơn 1 triệu giáo viên, giảng viên không được tới trường trong một khoảng thời gian rất dài. Hàng nghìn giáo viên đang làm việc tại các trường ngoài công lập không có lương, cuộc sống gặp vô vàn khó khăn.

Những dấu ấn của ngành giáo dục – đào tạo trong năm 2021 ảnh 2

Gần 20 triệu học sinh, sinh viên học trực tuyến.

Như vậy, tính từ tháng 5/2021 (thời gian kết thúc của năm học cũ) thì đến nay học sinh ở nhiều địa phương trong đó có TP. Hà Nội, các em đã ở nhà, học trực tuyến kéo dài nhiều tháng liên tục, chưa từng có trong lịch sử.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh năm 2021

Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, trên cơ sở đánh giá tác động của dịch COVID-19 đối với giáo dục và đào tạo, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD - ĐT quyết định tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 theo hai đợt thi: Đợt 1 từ ngày 6 - 9/7/2021; Đợt 2 từ ngày 5 - 7/8/2021, sau đợt 1 khoảng 1 tháng trên cơ sở đề xuất của 38 tỉnh, thành phố phải thực hiện giãn cách xã hội và các địa phương có thí sinh chưa dự thi đợt 1 do bị ảnh hưởng của dịch COVID-19; được thực hiện tại nơi bảo đảm an toàn cho công tác tổ chức thi.

Những dấu ấn của ngành giáo dục – đào tạo trong năm 2021 ảnh 3

Đạt thành tích cao trong các kỳ thi Olympic

Báo cáo kết quả thi Olympic quốc tế hằng năm cho thấy, trong nhiều năm qua các đội tuyển quốc gia Việt Nam liên tục đạt thành tích xuất sắc và được nâng cao qua từng giai đoạn.

Những dấu ấn của ngành giáo dục – đào tạo trong năm 2021 ảnh 4

Kết quả thi Olympic quốc tế của các đội tuyển quốc gia Việt Nam xuất sắc ở tất cả các môn thi, từ Toán - môn thi Olympic truyền thống - đến các môn tiếp theo như Vật lí, Hoá học, Sinh học và Tin học.

Trong các kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế năm 2021, Việt Nam có 37 lượt học sinh tham gia dự thi thì cả 37 em đều đoạt giải với: 12 Huy chương Vàng, 13 Huy chương Bạc, 10 Huy chương Đồng và 2 Bằng khen. Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế (ISEF), một dự án của học sinh Việt Nam đã đoạt giải Ba - giải chính thức của Hội thi và 2 dự án đoạt 3 giải Đặc biệt do các hiệp hội và tổ chức khoa học - công nghệ và doanh nghiệp trao tặng.

Các trường đại học tăng mạnh trên bảng xếp hạng quốc tế

Tháng 11/2021, Tạp chí U.S.News & World Reports của Mỹ công bố Bảng xếp hạng Các trường đại học tốt nhất toàn cầu năm 2022 (Best Global Universities). Riêng Việt Nam, ngoài 4 trường đại học đã lọt vào bảng xếp hạng này năm ngoái, có thêm trường ĐH Duy Tân được ghi danh, nâng tổng số các trường của nước ta được xếp hạng năm 2022 lên 5 trường.

Có 1.750 cơ sở giáo dục đại học trên toàn cầu được U.S. News & World Reports xếp hạng năm 2021. So với năm ngoái, các trường đại học của Việt Nam đều tăng hạng đáng kể. Trong đó, trường ĐH Tôn Đức Thắng tăng 236 bậc (từ vị trí 623 năm 2021 lên vị trí 387 năm 2022); ĐHQG TP. Hồ Chí Minh tăng 84 bậc (từ vị trí 1.271 năm 2021 lên vị trí 1.187 năm 2022).

28 nhà khoa học lọt top 10.000 nhà khoa học hàng đầu thế giới

Theo bảng xếp hạng được công bố ngày 20/10/2021, có 28 nhà khoa học người Việt đang công tác tại Việt Nam lọt vào bảng xếp hạng top 100.000 nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới trong năm 2021.

Đặc biệt, theo thứ tự trong bảng xếp hạng năm 2021, Việt Nam có 5 nhà khoa học vào top 10.000 nhà khoa học hàng đầu thế giới gồm: GS TSKH Nguyễn Đình Đức (ĐHQG Hà Nội) - xếp hạng 5.949 thế giới; PGS Lê Hoàng Sơn (ĐHQG Hà Nội) - xếp hạng 6.766; GS Nguyễn Xuân Hùng (Trường ĐH Công nghệ TP. Hồ Chí Minh) - xếp hạng 6.818; GS Bùi Tiến Diệu (Trường ĐH Duy Tân) - xếp thứ 9.488; GS Võ Xuân Vinh (Trường ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh) - xếp thứ 9.528.

Như vậy, GS Nguyễn Đình Đức, GS Nguyễn Xuân Hùng và PGS Lê Hoàng Sơn là 3 người lọt vào top 10.000 nhà khoa học xuất sắc nhất của thế giới trong 3 năm liên tiếp 2019, 2020, 2021.

Nhiều chính sách đối với nhà giáo được tháo gỡ

Thời gian qua, nhiều giáo viên cảm thấy rất áp lực vì liên tục phải tham gia các lớp tập huấn, thực hiện chương trình tự học, tự bồi dưỡng, lại còn thêm gánh nặng chứng chỉ chức danh nghề nghiệp.

Đầu tháng 12/2021, tại cuộc làm việc với Bộ GD - ĐT, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính về một số vấn đề vướng mắc liên quan bổ nhiệm, xếp hạng chức danh nghề nghiệp, xếp lương giáo viên theo quy định mới của Bộ GD - ĐT, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu việc sửa đổi các thông tư, quy định liên quan đến xếp hạng chức danh nghề nghiệp, xếp lương cho giáo viên công bằng, không bị thiệt thòi và “thực sự có sự đổi mới về chế độ cho giáo viên”.

Những bất cập, bất công về chuyển hạng, chuyển xếp lương như các nhà giáo đã phản ánh sẽ có thể chấm dứt, không còn có việc hên, xui trong chuyển xếp lương…

Tổ chức triển khai chương trình GDPT mới đối với lớp 2, lớp 6

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội, Bộ GD - ĐT đã ban hành Chương trình GDPT mới năm 2018 đảm bảo tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi học sinh; tích hợp cao ở các lớp học dưới và phân hóa dần ở các lớp học trên. Ở cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở, thực hiện lồng ghép những nội dung liên quan với nhau của một số lĩnh vực giáo dục, một số môn học trong chương trình hiện hành để tạo thành môn học và chủ đề tích hợp để giảm tải, giảm kiến thức hàn lâm, trùng lặp, đảm bảo phù hợp với học sinh tiểu học, bước đầu triển khai cho thấy học sinh được học tập vừa sức, đáp ứng được phần nào kỳ vọng của gia đình, xã hội.

Năm học 2021 - 2022 là năm học đầu tiên học sinh lớp 2, lớp 6 trên cả nước bắt tay vào đổi mới chương trình, sách giáo khoa GDPT theo Nghị quyết số 88/2014/QH13.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trả lời trước Quốc hội

Tại Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khoá XV vào ngày 11/11/2021, Bộ trưởng Bộ GD - ĐT Nguyễn Kim Sơn lần đầu tiên đăng đàn trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội.

Những dấu ấn của ngành giáo dục – đào tạo trong năm 2021 ảnh 5

Theo đó, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đã trả lời nhiều câu hỏi chất vấn liên quan đến các vấn đề về việc bảo đảm chất lượng dạy và học, đổi mới căn bản giáo dục – đào tạo, công tác dạy và học trực tuyến, giảm tải chương trình, bảo đảm công bằng trong dạy học, an toàn y tế trường học, tổ chức kỳ thi THPT…

VEC 2021 mang chủ đề “Văn hóa học đường trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo”

Tháng 11/2021, Hội thảo Giáo dục Việt Nam (VEC) 2021, với chủ đề “Văn hóa học đường trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo” do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội phối hợp với Bộ GD - ĐT, Bộ VH - TT - DL tổ chức.

Hội thảo đã ghi nhận nhiều ý kiến của nhà quản lý, các chuyên gia trong nước và quốc tế đánh giá, phân tích thực trạng văn hoá học đường, mặt được, mặt chưa được, nguyên nhân và xác định những vấn đề trọng tâm cần tập trung giải quyết. Đồng thời, đưa ra các khuyến nghị cơ chế, chính sách xây dựng văn hoá học đường trong, ngoài nhà trường và trên môi trường mạng; đề xuất các giải pháp cụ thể với cơ quan quản lý nhà nước, địa phương, cơ sở giáo dục về xây dựng văn hóa học đường, khắc phục tồn tại hạn chế, đẩy lùi bệnh thành tích, tôn vinh sự trung thực trong giáo dục, phấn đấu đạt mục tiêu “Học thật, thi thật, nhân tài thật”.

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Thứ trưởng Bộ GD – ĐT Hoàng Minh Sơn: Công tác tuyển sinh 2024 sẽ tiếp tục duy trì sự ổn định

Thứ trưởng Bộ GD – ĐT Hoàng Minh Sơn: Công tác tuyển sinh 2024 sẽ tiếp tục duy trì sự ổn định

SVVN - Phát biểu khai mạc Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh giai đoạn 2015 – 2023, tại TP. HCM, Thứ trưởng Bộ GD - ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, 9 năm qua, ngành giáo dục đã có những điều chỉnh mang lại lợi ích tốt hơn cho các trường đại học và cho thí sinh. Đến nay, công tác tuyển sinh đã từng bước đi vào quy củ.