Những sáng kiến để học trò ‘dừng đến trường nhưng không dừng học’

0:00 / 0:00
0:00
Thứ trưởng Bộ GD - ĐT Ngô Thị Minh gặp gỡ các thầy cô giáo. Ảnh: DƯƠNG TRIỀU
Thứ trưởng Bộ GD - ĐT Ngô Thị Minh gặp gỡ các thầy cô giáo. Ảnh: DƯƠNG TRIỀU
SVVN - Vượt lên trên mọi thách thức, đội ngũ giáo viên cả nước vẫn ngày đêm trăn trở, sáng tạo, cần mẫn nghiên cứu những cách làm hay, mới để học trò “dừng đến trường nhưng không dừng học”.

Trong bối cảnh dịch COVID-19 đã và đang có nhiều tác động tiêu cực tới công tác giáo dục và đào tạo, nhất là tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Nhiều thầy, cô giáo đã hy sinh hạnh phúc gia đình, thậm chí có người nén nỗi đau mất người thân trong đại dịch, cần mẫn chèo lái con đò học vấn, đưa học sinh đến với bến bờ tri thức, thành công.

Những sáng kiến để học trò ‘dừng đến trường nhưng không dừng học’ ảnh 1

50 thầy cô giáo tiêu biểu trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” đã được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD - ĐT. Ảnh: DƯƠNG TRIỀU

Thầy giáo Lê Châu Khoa, trường THCS Nguyễn Tri Phương (xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng), lại mạnh dạn lập một kênh YouTube riêng để truyền tải tri thức đến học trò. “Đối với học sinh ở vùng cao, vùng sâu, có nhiều điều giáo viên không thể áp dụng theo kiểu khô cứng, “cào bằng”. Thay vì sử dụng bài giảng mẫu, các thầy, cô giáo hoàn toàn có thể tự biên soạn giáo án trực tuyến trên các trang mạng xã hội. Một bài giảng như vậy sẽ chứa đựng nhiều tâm huyết, phù hợp hơn với từng đối tượng học sinh khác nhau”, thầy Khoa nói.

“Nhiều học sinh mồ côi cha mẹ do đại dịch COVID-19 có tư tưởng bỏ học để đi làm nuôi gia đình, chăm lo cho các em. Vì vậy, Bộ GD - ĐT, T.Ư Đoàn cần có thêm các chính sách hỗ trợ các em để yên tâm tới lớp”, thầy giáo Trang Thành Giá, trường THPT Trần Văn Thời, thị trấn Trần Văn Thời, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) đề nghị.

Những sáng kiến để học trò ‘dừng đến trường nhưng không dừng học’ ảnh 2
Những sáng kiến để học trò ‘dừng đến trường nhưng không dừng học’ ảnh 3

Sau khi lắng nghe ý kiến của các thầy cô giáo, Thứ trưởng Bộ GD - ĐT Ngô Thị Minh đã biểu dương, ghi nhận nỗ lực dạy học, chăm lo cho học sinh của các thầy cô giáo trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô”; đồng thời, bày tỏ sự thấu hiểu, sẻ chia với những khó khăn của các thầy cô. “Ý kiến chia sẻ của thầy cô tại chương trình đều thể hiện mong muốn mang đến cho học sinh môi trường sống, học tập an toàn, hạnh phúc. Cũng từ những chương trình gặp mặt này, Bộ GD - ĐT đã huy động toàn xã hội cùng vào cuộc thực hiện các chương trình thiết thực hỗ trợ thầy cô, chăm lo cho học sinh như “Điều ước cho em””, Thứ trưởng Ngô Thị Minh nói.

Những sáng kiến để học trò ‘dừng đến trường nhưng không dừng học’ ảnh 4

Anh Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội LHNT Việt Nam tặng hoa chúc mừng lãnh đạo Bộ GD - ĐT nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Ảnh: DƯƠNG TRIỀU

Bên cạnh đó, Thứ trưởng Ngô Thị Minh cũng bày tỏ mong muốn, các thầy cô giáo tiêu biểu của chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” tiếp tục là hạt nhân tích cực lan tỏa đến đồng nghiệp, học trò sống có lý tưởng, khát vọng cống hiến, góp phần đưa vị thế ngành giáo dục nâng cao hơn.

Chia sẻ tại chương trình, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội LHTN Việt Nam Nguyễn Ngọc Lương, bày tỏ sự tri ân tới lãnh đạo Bộ GD - ĐT đã luôn dành tình cảm đặc biệt gặp gỡ, chia sẻ với thầy cô. Sự thấu hiểu, sẻ chia của lãnh đạo Bộ GD - ĐT sẽ là niềm cảm hứng để thầy cô vững niềm tin, vượt qua khó khăn, thách thức tiếp tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong sự nghiệp trồng người.

Ngày 19/11, tại trụ sở Bộ GD - ĐT đã diễn ra buổi gặp mặt gương thầy cô giáo trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” do T.Ư Hội LHTN Việt Nam phối hợp với Bộ GD - ĐT cùng Tập đoàn Thiên Long tổ chức.

Dịp này, 50 thầy cô giáo tiêu biểu trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” đã được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD - ĐT.

MỚI - NÓNG
Khởi động giải thưởng ‘Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu’ năm 2024: Tìm kiếm những thanh thiếu niên xuất sắc nhất
Khởi động giải thưởng ‘Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu’ năm 2024: Tìm kiếm những thanh thiếu niên xuất sắc nhất
SVVN - Ban Bí thư T.Ư Đoàn chính thức phát động giải thưởng ‘Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu’ năm 2024, mở đợt đề cử các cá nhân nổi bật từ khắp các tỉnh, thành và đơn vị trên cả nước. Đây là giải thưởng danh giá, được tổ chức thường niên với mục tiêu tôn vinh các thanh thiếu niên có thành tích xuất sắc, từ đó khích lệ phong trào học tập, nghiên cứu, sáng tạo và đóng góp xã hội trong giới trẻ Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

‘Thầy giáo quân hàm xanh’ mang ánh sáng tri thức đến vùng biên viễn Mường Lát

‘Thầy giáo quân hàm xanh’ mang ánh sáng tri thức đến vùng biên viễn Mường Lát

SVVN - Với tâm huyết đem tri thức đến đồng bào dân tộc Mông nơi vùng biên giới heo hút, Thiếu tá Hơ Văn Di (nhân viên vận động quần chúng Đồn Biên phòng Trung Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa) đã miệt mài 'cõng chữ lên non' suốt nhiều năm qua. Đêm xuống, khi ánh đèn bừng sáng tại lớp học xóa mù chữ ở bản Pa Búa, cũng là lúc ‘người thầy quân hàm xanh’ bắt đầu hành trình giúp bà con nơi đây thoát khỏi bóng tối mù chữ, mở ra cánh cửa tri thức và một tương lai tươi sáng.
Hành trình giảng dạy đầy cảm hứng của cô giáo người dân tộc Tày

Hành trình giảng dạy đầy cảm hứng của cô giáo người dân tộc Tày

SVVN - Cô giáo Ninh Thị Ngọc Sen, giáo viên người dân tộc Tày tại Bắc Giang, đã trở thành biểu tượng của nghị lực và đam mê trong giáo dục. Suốt 11 năm giảng dạy tại trường THPT Sơn Động số 1, cô không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn khơi dậy khát vọng vươn lên trong học sinh. Đặc biệt, cô là một trong 60 giáo viên được tuyên dương trong chương trình 'Chia sẻ cùng thầy cô 2024', ghi nhận những cống hiến và tâm huyết của cô trong sự nghiệp trồng người.
Nữ giáo viên vùng cao 18 năm gieo con chữ trên nẻo đường khó khăn

Nữ giáo viên vùng cao 18 năm gieo con chữ trên nẻo đường khó khăn

SVVN - Suốt 18 năm gắn bó với nghề, cô Trần Thị Thùy Liên, giáo viên tại trường Tiểu học và THCS Viễn Sơn (huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái), đã không ngừng nỗ lực vượt qua bao khó khăn để đưa con chữ đến với học sinh ở vùng cao. Năm nay 41 tuổi, cô vẫn miệt mài giảng dạy tại một điểm trường ở thôn đặc biệt khó khăn, nơi mà hành trình đến với tri thức của các em chưa bao giờ là điều dễ dàng.
Các trường đại học không được công bố điểm chuẩn xét tuyển sớm trước khi học sinh 12 kết thúc năm học

Các trường đại học không được công bố điểm chuẩn xét tuyển sớm trước khi học sinh 12 kết thúc năm học

SVVN - Tại Hội nghị tổng kết công tác tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020 - 2024 và chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 vừa qua, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD - ĐT) Huỳnh Văn Chương đề xuất thời điểm công bố điểm chuẩn xét tuyển sớm cần phải rơi vào sau khi kết thúc chương trình và kế hoạch năm học, tức 31/5 hằng năm.
Nữ giáo viên 10 năm tận tụy vì trẻ khuyết tật trí tuệ

Nữ giáo viên 10 năm tận tụy vì trẻ khuyết tật trí tuệ

SVVN - Nguyễn Thị Thanh Trúc, cô giáo tận tâm tại Trung tâm Phục hồi chức năng – Giáo dục trẻ em khuyết tật Khánh Hòa, đã dành trọn 10 năm gắn bó với các em nhỏ kém may mắn. Bằng tình yêu nghề, sự nhẫn nại và lòng kiên trì, cô không chỉ giúp các em vượt qua khó khăn mà còn xây dựng cho các em nền tảng để tự lập, hòa nhập cuộc sống.
Một trường đại học tại TP. HCM dự kiến không dùng điểm học bạ trong các phương thức xét tuyển từ năm 2025

Một trường đại học tại TP. HCM dự kiến không dùng điểm học bạ trong các phương thức xét tuyển từ năm 2025

SVVN - Hội Đồng tuyển sinh trường ĐH Sư phạm TP. HCM cho biết, những năm trước, điểm học bạ được sử dụng để xét tuyển độc lập (10% chỉ tiêu) hoặc kết hợp với điểm thi đánh giá năng lực (30 - 40% chỉ tiêu). Tuy nhiên, từ năm 2025, trường dự kiến không sử dụng kết quả học bạ với cả hai phương thức.
Giải mã nghịch lý nhân lực CNTT Việt Nam: Cơ hội lớn, thách thức không nhỏ

Giải mã nghịch lý nhân lực CNTT Việt Nam: Cơ hội lớn, thách thức không nhỏ

SVVN - Hội thảo "Giải mã nghịch lý ngành Công nghệ: Đại bàng gõ cửa nhưng Nhân lực khép cửa", quy tụ nhiều chuyên gia giáo dục và công nghệ hàng đầu Việt Nam. Sự kiện lần đầu tiên nêu bật thực trạng bất cập khi Việt Nam, dù là điểm đến hấp dẫn của các "ông lớn" công nghệ như: Apple, NVIDIA, và Intel, vẫn gặp khó khăn trong việc cung cấp nhân lực công nghệ thông tin (CNTT) chất lượng cao.