Nữ sinh Gen Z kể lại hành trình giành học bổng toàn phần thạc sĩ ở ngôi trường top 13 thế giới

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Ngô Nguyễn Bảo Ngọc (22 tuổi) là cựu sinh viên Chương trình tiên tiến Kinh tế đối ngoại K58, trường Đại học Ngoại thương. Cô đang theo học bậc thạc sĩ ngành Kinh tế và Chiến lược cho các thị trường mới nổi tại trường Đại học Maastricht, Hà Lan - ngôi trường nằm trong top 10 Đại học nghiên cứu Hà Lan và xếp thứ 13 toàn thế giới.

Theo chia sẻ của Bảo Ngọc, học bổng cô nàng nhận được là Maastricht University NL – High Potential dành cho sinh viên ngoài khối EU theo học bậc Thạc sĩ tại trường, có giá trị 30,000 euros bao gồm học phí, sinh hoạt phí hàng tháng, bảo hiểm và phí làm visa. Ngoài ra, theo trang web của trường Đại học Maastricht, học bổng này có tỉ lệ đỗ là 2%.

Với tỉ lệ đỗ này không khó nhận thấy Bảo Ngọc đã phải nỗ lực thế nào để xuất sắc giành được tấm vé vàng du học tại ngôi trường danh giá này. Chia sẻ lại cảm xúc khi biết mình nhận được học bổng, Ngọc bồi hồi: “Mình cảm thấy tin tưởng hơn vào năng lực và những quyết định của bản thân hơn. Với mình, học bổng phần nào minh chứng rằng mình đã đi đúng hướng, chọn đúng môi trường, và nỗ lực của mình đã được nhìn nhận và đền đáp.”

Cô nàng GenZ nói thêm, học bổng cũng phần nào khiến Ngọc an tâm, vững vàng hơn nhiều vì biết rằng mong ước du học sẽ không trở thành gánh nặng tài chính cho gia đình. Gạt bỏ đi nỗi lo về kinh tế cũng là một động lực giúp nữ sinh có thể chuyên tâm hơn với việc học và thoải mái trải nghiệm hơn.

Nữ sinh Gen Z kể lại hành trình giành học bổng toàn phần thạc sĩ ở ngôi trường top 13 thế giới ảnh 1
Bích Ngọc hiện đang theo học bậc thạc sĩ ngành Kinh tế và Chiến lược cho các thị trường mới nổi tại trường Đại học Maastricht, Hà Lan.

Điều khiến Ngọc vô cùng ấn tượng là học bổng đã đem đến cơ hội rèn luyện bản thân với phương pháp giáo dục độc đáo của Đại học Maastricht - “Problem-based learning”, một môi trường đòi hỏi sự chủ động và năng lực tự học cao. Bảo Ngọc cho biết, tuy thời gian lên lớp không nhiều (khoảng 8 giờ/tuần), nhưng để chuẩn bị cho mỗi buổi học sinh viên như cô nàng cần rất nhiều thời gian nghiên cứu học liệu và làm bài tập. Khi lên lớp, giảng viên sẽ không giảng lại những kiến thức có sẵn trong học liệu, mà sẽ hướng dẫn sinh viên thảo luận, tranh luận và chữa bài để hiểu sâu hơn.

Do đó, nếu không có tâm thế chủ động và khả năng quản lý thời gian để chuẩn bị đầy đủ bài trước khi tới lớp, sinh viên có thể sẽ bị “ngợp” trước khối lượng thông tin và khó tham gia vào các cuộc thảo luận.

Hơn nữa, học bổng toàn phần thạc sĩ đã đem lại cho Ngọc cơ hội phát triển năng lực làm việc và tạo dựng mối quan hệ trong môi trường đa văn hóa. Bảo Ngọc nói: “Cộng đồng sinh viên tại Maastricht khá đa dạng, ngoài sinh viên trong khối EU còn có người đến từ Ai Cập, Cambodia, Somalia, Nga, v.v. Mình đã học được rất nhiều về tác phong làm việc và những quy tắc ứng xử của những quốc gia khác nhau, và trở nên tự tin hơn nhiều trong giao tiếp thường ngày lẫn công việc.”

Trong hành trình chinh phục học bổng của mình, nữ sinh may mắn nhận được sự ủng hộ và thấu hiểu của gia đình, nguồn cảm hứng, sự động viên, dẫn dắt của thầy cô và mentor cũng như sự đồng hành của bạn bè.

Đặc biệt, Ngọc nhấn mạnh về việc đặt ra mục tiêu sớm và có tiêu chí lựa chọn ngành học, trường, điểm đến, v.v. tương đối rõ ràng cũng giúp cô nàng lên kế hoạch cụ thể và dễ dàng hơn.

Bảo Ngọc cho hay, bản thân đã đọc và nghiên cứu rất kỹ chương trình thạc sĩ của các trường khác nhau để có thể so sánh chúng dựa trên nhiều tiêu chí như: nội dung kiến thức, mạng lưới cựu sinh viên,… và chọn ra chương trình học sẽ giúp bản thân phát triển tốt nhất. Phần lớn các thông tin này hầu hết được đăng công khai trên website các trường đại học, không khó tìm kiếm, nên Ngọc dành nhiều thời gian tìm tòi và tận dụng.

Song song với đó, Bảo Ngọc không ngần ngại chia sẻ về thử thách đến từ việc quản lý thời gian. Được biết, thời gian nữ sinh chuẩn bị và hoàn thiện hồ sơ xin học bổng trùng với giai đoạn cuối của chương trình cử nhân. Thời điểm này, Ngọc vô cùng áp lực, căng thẳng khi vừa phải chuyên chú ôn thi hết môn, đảm bảo bảng điểm đủ sức cạnh tranh với các ứng viên học bổng khác, vừa phải lên kế hoạch xin việc để bổ sung kinh nghiệm đúng với chuyên môn của mình.

Thêm vào đó, giai đoạn này còn vướng nhiều dịp nghỉ lễ, việc xin xác nhận các giấy tờ cần thiết có nguy cơ bị chậm trễ nếu không lên kế hoạch tỉ mỉ.

Nữ sinh Gen Z kể lại hành trình giành học bổng toàn phần thạc sĩ ở ngôi trường top 13 thế giới ảnh 2
Nữ sinh Hải Phòng mong muốn được chia sẻ trải nghiệm của du học sinh đến nhiều người như một lời tri ân, cổ vũ.

Khó khăn là vậy nhưng Ngọc chưa từng bỏ cuộc, lùi bước mà tập trung, toàn tâm toàn ý thực hiện mơ ước du học của mình. Với Bảo Ngọc, vấn đề cốt lõi của việc thành công xin học bổng nằm ở mức độ phù hợp của ứng viên với chương trình học bổng, với đơn vị/tổ chức trao học bổng.

Nữ sinh GenZ chia sẻ thêm: “Nếu ứng viên không chủ động tìm hiểu và xác định xem hồ sơ của mình phù hợp với những chương trình học bổng có tính chất, tầm nhìn cụ thể như như thế nào, ứng viên có thể sẽ thấy hoang mang với hàng trăm quỹ học bổng và “rải đơn” vào những chương trình mà mình có tỉ lệ đỗ thấp. Mỗi học bổng đều có tiêu chí khác nhau, chứ không đơn thuần chỉ luôn dành cho người có thành tích học tập xuất sắc nhất.”

Nhớ lại hành trình giành học bổng, kỷ niệm dở khóc dở cười đáng nhớ nhất đối với Bảo Ngọc là khi chuẩn bị bắt tay vào làm hồ sơ thì nữ sinh phát hiện ra ngành học trong dự tính ban đầu đã bị thay thế hoàn toàn với 1 giáo trình mới mà bản thân không hề hứng thú. Lý do là vì nội dung chương trình mới chỉ được hoàn thiện và công bố trong ngày hội thông tin về các chương trình thạc sĩ vào đầu tháng 11 năm 2022, tức là toàn bộ kế hoạch và dự định của Ngọc trước đó đều dựa trên những thông tin cũ.

Tuy nhiên, nhờ cú “sét đánh giữa trời quang” này lại trở thành động lực giúp Ngọc dành thời gian đọc thêm về các chương trình khác, và nhận thấy chương trình hiện tại cô nàng đang theo học phù hợp hơn rất nhiều, lại nằm trong danh sách các ngành được xét học bổng toàn phần.

“Có lẽ cũng là một cái duyên. Bài học kinh nghiệm mà mình rút ra đó là luôn luôn chủ động cập nhật thông tin về chương trình học bổng để tránh uổng phí công sức chuẩn bị hồ sơ”, Ngọc chia sẻ.

Hiện tại, Bích Ngọc đã dần quen với cuộc sống của một du học sinh. Ngoài việc học tập, trải nghiệm tự lập ở châu Âu giữa những người bạn mới đến từ khắp nơi trên thế giới đã tạo cho nữ sinh động lực để cởi mở, chủ động hơn, xây dựng một vòng tròn bạn bè của riêng.

“Có lẽ nỗi buồn lớn nhất trong cuộc sống du học của mình lúc này là nỗi nhớ cồn cào dành cho đồ ăn Việt Nam thôi, đặc biệt là ẩm thực Hải Phòng quê mình”, Bích Ngọc cười nói.

Nữ sinh Việt đang tận hưởng và khám phá những cơ hội học tập, nghề nghiệp phù hợp ở nơi đây. Ngọc bày tỏ sẽ cố gắng thật nhiều để tận dụng cơ hội học tập mà học bổng đã đem đến và hoàn thành chương trình thạc sĩ với một kết quả tốt nhất có thể.

Bên cạnh đó, Ngọc cho biết cô nàng có dự định chia sẻ thêm về trải nghiệm xin học bổng và cuộc sống du học của mình tới mọi người, như một cách “pay it forward” gửi lời tri ân tới những người đã giúp đỡ cô nàng trong hành trình đến với cơ hội này, bằng cách lan tỏa và cho đi.

Ảnh: Nhân vật cung cấp

MỚI - NÓNG
Ra mắt sách ‘Công tác xã hội trong trái tim tôi’
Ra mắt sách ‘Công tác xã hội trong trái tim tôi’
SVVN - Bên cạnh việc trao 18 giải thưởng cho các tác giả có bài dự thi xuất sắc, Lễ trao giải cuộc thi 'Công tác xã hội trong trái tim tôi' do báo Thanh Niên và Trung tâm Công tác xã hội thanh thiếu niên Việt Nam tổ chức còn chính thức ra mắt cuốn sách cùng tên, đồng thời tổ chức toạ đàm về chủ đề này tại trường ĐH Mở TP. HCM.

Có thể bạn quan tâm

Hai thanh niên Sơn La đưa nông nghiệp sạch lên bản đồ số

Hai thanh niên Sơn La đưa nông nghiệp sạch lên bản đồ số

SVVN - Từ một thanh niên sinh ra và lớn lên ở vùng đất Sơn La, Hà Văn Sáng và Quàng Thị Vy không chỉ mang trong mình ước mơ làm giàu từ nông nghiệp mà còn tiên phong áp dụng công nghệ số vào phát triển mô hình chăn nuôi và trồng trọt. Dự án ‘Thanh niên nông thôn chuyển đổi kỹ thuật số’ đã không chỉ tạo ra những sản phẩm nông sản sạch mà còn đưa chúng đến gần hơn với cộng đồng qua nền tảng YouTube, TikTok, Facebook... thu hút hàng nghìn lượt theo dõi.
Cô gái Việt giành 2 học bổng danh giá và cuốn nhật ký tuổi trẻ đặc biệt

Cô gái Việt giành 2 học bổng danh giá và cuốn nhật ký tuổi trẻ đặc biệt

SVVN - Phạm Lê Bảo Ngân, sinh năm 2000, hiện đang theo học Thạc sĩ ngành Luật Kinh doanh Quốc tế và Trọng tài ở Ba Lan với học bổng 100% của trường Đại học Silesia. Sau khi hoàn thành 1 năm học ở Ba Lan, cô nàng đã nhận được học bổng trao đổi sinh viên Erasmus+ của Liên minh Châu Âu, nên cô sẽ hoàn thành năm thứ hai Thạc sĩ Luật ở Ý.
Không khí lạnh tràn về, sinh viên Thủ đô thích nghi thế nào để chuẩn bị cho mùa Đông sắp tới?

Không khí lạnh tràn về, sinh viên Thủ đô thích nghi thế nào để chuẩn bị cho mùa Đông sắp tới?

SVVN - Nhiệt độ giảm sâu, những cơn mưa bất chợt kéo dài từ đêm 25/11 đã khiến nhịp sống của sinh viên Thủ đô thay đổi đáng kể. Trước sự chuyển biến của thời tiết, các bạn trẻ phải tìm cách cân bằng giữa học tập, sinh hoạt và giữ gìn sức khỏe để chuẩn bị thích ứng cho những ngày Đông sắp tới.
Ký ức thầy cô trong lòng sinh viên

Ký ức thầy cô trong lòng sinh viên

SVVN - Ngày 20/11 không chỉ là dịp để tri ân và bày tỏ lòng biết ơn đối với thầy cô, mà còn là cơ hội để bạn trẻ cùng tôn vinh trí tuệ và tình yêu mà những người thầy, người cô đã dành trọn cho thế hệ học trò. Đó là những giá trị không thể đong đếm bằng vật chất, mà là những bài học quý giá, những tình cảm chân thành mà thầy cô đã 'gieo trồng' trong lòng mỗi sinh viên.
Nữ 'Sinh viên 5 tốt' đại diện thế hệ trẻ vinh dự trao hoa tặng Tổng Bí thư Tô Lâm trong sự kiện tôn vinh các nhà giáo

Nữ 'Sinh viên 5 tốt' đại diện thế hệ trẻ vinh dự trao hoa tặng Tổng Bí thư Tô Lâm trong sự kiện tôn vinh các nhà giáo

SVVN - Lê Huyền Trang là sinh viên tiêu biểu của khoa Kinh tế Phát triển, trường ĐH Kinh tế (ĐHQG Hà Nội). Cô vinh dự đại diện thế hệ trẻ cả nước trao hoa tặng Tổng Bí thư Tô Lâm, tại chương trình 'Gặp mặt các nhà giáo tiêu biểu toàn quốc', nhân Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11).