Nữ sinh viên Điện tử Viễn thông thành Tiến sĩ Y Sinh ở tuổi 27

0:00 / 0:00
0:00
Nữ sinh viên Điện tử Viễn thông thành Tiến sĩ Y Sinh ở tuổi 27
SVVN - Từ sinh viên ngành Điện tử Viễn thông, khi sang Mỹ học 2 năm cuối, Huỳnh Ngọc Uyên Dung chuyển ngành sang… Kỹ thuật Y S inh. Không chỉ học tốt ngành mới, cô gái sinh năm 1993 này còn hoàn tất chương trình Tiến sĩ khi mới 27 tuổi.

Thời phổ thông, Huỳnh Ngọc Uyên Dung học chuyên Lý, luôn thích thích thú với các ngành kỹ thuật và quyết định thi vào ngành Điện tử Viễn thông, trường ĐH Quốc tế (ĐHQG TP. HCM): “Mình chọn ngành Điện tử Viễn thông vì thích làm việc trong những công ty viễn thông và nối nghiệp bố mình là kĩ sư điện. Sau khi tham khảo và trò chuyện với những anh chị đi trước và lựa chọn, chứ không phải là ngẫu nhiên".

Trở thành sinh viên, ý định du học của Uyên Dung càng cháy bỏng hơn khi được một giảng viên giới thiệu về chương trình liên kết với ĐH Catholic University of America (Mỹ). Để đạt học bổng, yêu cầu là điểm GPA thật tốt, có chứng chỉ IELTS hay TOEFL theo yêu cầu của trường và thư giới thiệu của thầy cô. “Mình chuẩn bị từ năm nhất, hoàn thành những yêu cầu từ trường Catholic và nộp hồ sơ vào kì học thứ 2 của năm 2.

Nữ sinh viên Điện tử Viễn thông thành Tiến sĩ Y Sinh ở tuổi 27 ảnh 1

Huỳnh Ngọc Uyên Dung tại Catholic University of America.

Hết năm học thứ 2, Uyên Dung nhận được học bổng liên kết 2 năm cuối của CUA và bước ngoặt của cô sinh viên ngành Điện tử Viễn thông.

Ở CUA, Uyên Dung tìm hiểu những ngành học khác nhau trong khối kỹ thuật vì tò mò là chính. Sau một lần trò chuyện với các thầy cô ở khoa Kỹ thuật Y Sinh, cô sinh viên Việt nhận ra sức hút của một ngành học mới lạ, là sự kết hợp chặt chẽ giữa y tế và kỹ thuật, nhất là được tiếp xúc với những phát minh tiên tiến trong y học.

“Mình thật sự bị thu hút và quyết định chuyển ngành. Việc chuyển ngành không khó vì 2 năm đầu ở Việt Nam chủ yếu học những môn đại cương như Toán, Lý, Hóa và những môn Kỹ thuật chung chung cho kỹ sư nên có thể chuyển những tín chỉ đó cho ngành mới. Sau khi chuyển ngành, mình có phải học thêm nhiều lớp về sinh học, cơ thể người, nhưng nói chung không quá khó khăn, các thầy cô trong khoa sẽ nhiệt tình hướng dẫn bạn nếu thấy bạn có ham muốn học hỏi”, Dung kể.

Nữ sinh viên Điện tử Viễn thông thành Tiến sĩ Y Sinh ở tuổi 27 ảnh 2

Ở tuổi 27, Uyên Dung đã hoàn thành chương trình Tiến sĩ.

Theo Dung, ở CUA có cái hay là mình vẫn học những kiến thức cơ bản cho kỹ thuật, máy móc như ngành điện tử nhưng phần ứng dụng lại tập trung vào y tế. Việc chuyển ngành ở bên Mỹ giữa khối Kỹ thuật với nhau không quá khó khăn và giảng viên luôn tạo điều kiện cho sinh viên theo đuổi thích. Trường UCA là một trường ĐH của Công giáo nhưng sinh viên không nhất thiết phải là tín hữu hoặc buộc theo đạo trong khi học. Sinh viên trong trường có nhiều tín ngưỡng khác nhau.

Năm 2015, Dung tốt nghiệp bậc Cử nhân ngành Kỹ thuật Y Sinh với khóa luận “Development of optical indices of articular cartilage damage and microstructure using polarized reflectance” (tạm dịch: Phát triển các chỉ số quang học của tổn thương sụn khớp và cấu trúc vi mô bằng cách sử dụng phản xạ phân cực). Để hoàn thành nghiên cứu này, cô mất 5 năm. Nhờ đó, tiếp tục nhận được hộc bổng toàn phần của chương trình tiến sĩ tại UCA và tốt nghiệp vào tháng 5 năm ngoái, khi mới 27 tuổi.

Nữ sinh viên Điện tử Viễn thông thành Tiến sĩ Y Sinh ở tuổi 27 ảnh 3

TS Uyên Dung chú trọng các nghiên cứu phát triển phương pháp chụp ảnh y học trong chẩn đoán các bệnh liên quan đến khớp và ung thư.

Huỳnh Ngọc Uyên Dung chú trọng các nghiên cứu để phát triển các phương pháp chụp ảnh y học tiên tiến góp phần chẩn doán sớm các bệnh liên quan đến cơ khớp và ung thư. Dung là tác giả chính của 6 bài tạp chí và 3 bài hội nghị khoa học quốc tế ngành Y Sinh.

“Bài báo khoa học đầu tiên của mình có tiêu đề là "Noninvasive assessment of articular cartilage surface damage using reflected polarized light microscopy" (tạm dịch: Đánh giá tổn thương bề mặt sụn khớp không xâm lấn bằng kính hiển vi ánh sáng phân cực). Thầy hướng dẫn của mình nói rằng bài báo đầu luôn là khó nhất và những bài tiếp theo sẽ dễ dàng hơn, mình thấy rất đúng”.

Bài báo đề cập đến những biến đổi nhỏ nhất ở bề mặt của lớp sụn đầu gối, có thể giúp phát hiện sớm những nguy cơ của bệnh thoái hóa khớp gối. Theo thống kê, có khoảng 70% chấn thương thể thao, lao động hoặc tai nạn liên quan đến khớp gối, phổ biến là dây chằng, lớp sụn. Nếu không được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời, có thể dẫn đến nguy cơ suy giảm khả năng vận động và tái phát chấn thương.

Những chấn thương ở bề mặt lớp sụn, chủ yếu cấu tạo từ collagen, có thể được chẩn đoán thông qua một phương pháp chụp ảnh sử dụng ánh sáng phân cực (polarized light). Khi ánh sáng phân cực tương tác với bề mặt sụn, sẽ làm hiện lên cấu trúc collagen đều hoặc gián đoạn, từ đó có thể suy đoán ra tình trạng của lớp sụn và dấu hiệu suy thoái.

Nữ sinh viên Điện tử Viễn thông thành Tiến sĩ Y Sinh ở tuổi 27 ảnh 4

Công việc hiện tại của TS Uyên Dung là nghiên cứu và ứng dụng mới các sản phẩm sinh học thay thế cho da người.

Theo TS Dung, phương pháp này có thể được kết hợp vào máy nội soi với độ phân giải cao để giúp bác sĩ chẩn đoán được suy thoái khớp gối trong quá trình phẫu thuật. Hi vọng, nghiên cứu của cô có thể cho ra đời một thiết bị chẩn đoán mới có độ chính xác cao và đơn giản hơn so với các loại thiết bị thông thường như X-ray, MRI.

“Mình đang làm nhà nghiên cứu cho một công ty sản xuất thiết bị sinh học ở Iceland, chi nhánh tại Mỹ. Công ty của mình sản xuất sản phẩm sinh học thay thế cho da người (skin substitute) thay vì sử dụng từ người hiến tạng. Công việc của mình là nghiên cứu những ứng dụng mới cho các sản phẩm của công ty, làm việc với cơ quan quản lý y tế của Mỹ (FDA) để đem những ứng dụng mới này tới bác sĩ và bệnh nhân”.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Nữ sinh tóc xanh Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) đỗ học bổng toàn phần thạc sĩ châu Âu

Nữ sinh tóc xanh Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) đỗ học bổng toàn phần thạc sĩ châu Âu

SVVN - Với mái tóc ngắn nhuộm nổi bật, Hoài Thu là cô gái ngành kỹ thuật đam mê học hỏi, khám phá và không ngừng tiến bộ. Chỉ trong ba năm đại học, nữ sinh USTH hoàn thành 180 tín chỉ, học thêm tiếng Pháp, đạt nhiều giải thưởng lớn nhỏ, đi trao đổi và thực tập tại Ý, trước khi giành học bổng thạc sĩ Erasmus Mundus.
500 đội viên, đoàn viên đồng diễn, xếp hình cờ hoa mừng 'Tết Độc lập' tại Nam Định

500 đội viên, đoàn viên đồng diễn, xếp hình cờ hoa mừng 'Tết Độc lập' tại Nam Định

SVVN - Đồng diễn, xếp chữ, xếp cờ hoa chào mừng Ngày Quốc khánh 2/9 là hoạt động truyền thống hằng năm của các bạn học sinh tại Hải Hậu, Nam Định - một trong những địa phương 'ăn Tết Độc lập' lớn nhất cả nước với nhiều hoạt động thể thao, văn hoá, văn nghệ quần chúng sôi nổi cả tháng.
Thế hệ trẻ và Ngày Quốc khánh

Thế hệ trẻ và Ngày Quốc khánh

SVVN - Ngày Quốc khánh 2/9 từ lâu đã trở thành một biểu tượng lịch sử quan trọng của dân tộc Việt Nam, gắn liền với lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh kiên cường và đoàn kết dân tộc. Đây là ngày để tưởng nhớ sự kiện trọng đại của đất nước khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Qua góc nhìn của thế hệ trẻ ngày nay, ngày lễ vừa là cột mốc lịch sử, vừa là dịp để họ khám phá, thể hiện tình yêu quê hương theo cách riêng.
Đồng hành cùng tân sinh viên tìm nhà trọ

Đồng hành cùng tân sinh viên tìm nhà trọ

SVVN - Năm học mới đang cận kề, việc tìm kiếm một chỗ ở an toàn và phù hợp kinh tế trở thành nỗi lo lớn và áp lực đối với nhiều tân sinh viên. Nhằm giúp giảm bớt nỗi lo, các trường đại học tại TP. HCM đã và đang đẩy mạnh chương trình hỗ trợ tìm phòng trọ, giúp tân sinh viên sớm ổn định để yên tâm học tập.