Sẵn sàng khi làm việc trái ngành

0:00 / 0:00
0:00
Sẵn sàng khi làm việc trái ngành
SVVN - Ngoài để kiếm thêm thu nhập, nhiều sinh viên hiện nay quyết định đi làm từ sớm nhằm tích lũy kinh nghiệm và có thể tiếp cận, thích nghi với những công việc trái ngành mà bản thân có thể làm sau này.

Cơ hội rèn luyện khi làm việc trái ngành

Ngay từ những năm THPT, Hoàng Thị Tú Uyên (năm cuối, chuyên ngành Ngôn ngữ Anh, trường ĐH Vinh) đã có sự yêu thích đặc biệt với bộ môn tiếng Anh và được chọn vào đội tuyển học sinh giỏi tiếng Anh của trường. “Ban đầu, mình dự định thi vào ngành Sư phạm Tiếng Anh vì bản thân cũng rất thích nghề giáo viên. Tuy nhiên, cuối cùng thì mình quyết định chọn chọn học ngành Ngôn ngữ Anh vì thấy khi học ngành này bản thân sẽ được trải nghiệm nhiều lĩnh vực hơn so với Sư phạm”, Tú Uyên tâm sự.

Theo Tú Uyên chia sẻ thì thông thường, các sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh khi ra trường sẽ ưu tiên chọn nghề liên quan đến dịch thuật. Còn đối với Tú Uyên, cô mong muốn sau này sẽ trở thành một giáo viên dạy tiếng Anh. Đây cũng là lý do khiến Tú Uyên quyết định đi làm trợ giảng tại trung tâm tiếng Anh ngay từ năm học thứ hai để được tiếp cận thực tế với công việc giảng dạy. Bước vào năm học thứ ba, Tú Uyên còn làm thêm công việc gia sư để tích lũy kinh nghiệm dạy học sau này.

Sẵn sàng khi làm việc trái ngành ảnh 1
Từ một người nhút nhát, ít nói, sau khoảng thời gian đi làm thêm thì Tú Uyên đã trở nên năng động hơn.

Việc được tiếp cận với nghề nghiệp tương lai sớm như vậy giúp Tú Uyên có nhiều lợi thế hơn so với các bạn cùng trang lứa. Từ một người nhút nhát, ít nói, sau khoảng thời gian đi làm thì Tú Uyên đã trở nên năng động hơn rất nhiều.

Giống với Tú Uyên, dù đang theo học ngành Luật, nhưng Nguyễn Thị Thu Thủy (năm thứ ba, chuyên ngành Luật Kinh tế, trường ĐH Tôn Đức Thắng) muốn phát triển bản thân trở thành một MC và Biên tập viên ở các đài truyền hình. Với niềm đam mê đó, ngay từ những năm nhất đại học, Thu Thủy đã tham gia nhiều câu lạc bộ và hội, nhóm chuyên về dẫn chương trình để có thể tiếp cận và học hỏi kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

Sẵn sàng khi làm việc trái ngành ảnh 2
Trải nghiệm nghề nghiệp từ sớm tạo lợi thế cho Thủy khi quyết định làm trái ngành.

Nhận thức được định hướng tương lai trái với ngành mà mình đang học, Thu Thủy càng nỗ lực hơn trong quá trình rèn luyện bản thân để có thể trở thành một người dẫn chương trình và biên tập viên giỏi. “Sau hơn một năm hoạt động trong câu lạc bộ, mình đã có thêm rất nhiều kinh nghiệm và nhận được nhiều cơ hội làm việc hơn. Ngoài làm MC cho các chương trình, sự kiện thì mình còn làm tổng đài viên cho một công ty giải trí. Đó là những cơ hội giúp mình có thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm nếu phải làm trái ngành sau này”, Thu Thủy tâm sự.

Theo chia sẻ của Thủy thì ban đầu, gia đình không đồng ý cho cô đi làm quá sớm. Vì lo lắng cô chưa có đủ khả năng đối diện với sự cố và cám dỗ. Tuy nhiên, sau khi gia đình nhìn thấy Thủy từng ngày mạnh mẽ và trưởng thành hơn, đồng thời cũng thấy được những thành quả của cô thì đã ủng hộ nhiều hơn.

Sẵn sàng thích ứng với công việc

Dù có mong muốn sẽ trở thành một chuyên viên Marketing, nhưng Khánh Linh (năm thứ hai, chuyên ngành Báo chí, trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP. HCM) vẫn chọn học ngành Báo chí vì bản thân không có lợi thế về các môn khối tự nhiên nên không thể thi vào các trường đào tạo chuyên về Marketing. “Mình đã xác định được ngành yêu thích của bản thân là Marketing từ sớm. Tuy nhiên, vì điểm yếu của mình là không học tốt được các môn khối tự nhiên, nên mình quyết định thi vào ngành Báo chí vì nó có mối quan hệ gần với Marketing và cũng có rất nhiều anh chị trong khoa Báo chí ra trường làm Marketing rất giỏi”, Khánh Linh chia sẻ thêm.

Sẵn sàng khi làm việc trái ngành ảnh 3
Khánh Linh luôn tích cực học hỏi để tích lũy kinh nghiệm cho bản thân sau này.

Thấy được bất lợi của bản thân so với các bạn được học đúng chuyên ngành, Khánh Linh đã quyết định đi làm và trải nghiệm nghề Marketing từ sớm để lấy kinh nghiệm bù đắp cho điểm yếu này. Hiện tại, Khánh Linh đang làm Content Marketing cho một công ty webcare. Dù thu nhập không cao do chưa phải là nhân viên chính thức, nhưng Khánh Linh vẫn rất vui vì tại đây cô có thể tiếp cận được với môi trường Marketing thực tế, học hỏi được các anh, chị và các bạn có chuyên môn, từ đó Khánh Linh có thể cải thiện bản thân và tích lũy kinh nghiệm cho tương lai.

Vì không phải là một sinh viên chuyên ngành nên trong quá trình làm việc Khánh Linh gặp khá nhiều khó khăn, nhất là đối với các phép thử và thuật toán chuyên môn. Song, dưới sự giúp đỡ của mọi người trong công ty thì hiện nay Khánh Linh đã khá thành thạo với công việc và học hỏi được nhiều kiến thức Marketing dù chưa từng học qua trường lớp đào tạo nào.

Khánh Linh xem công việc hiện tại như một cơ hội để rèn luyện bản thân có thể dễ dàng thích ứng với những công việc trái ngành sau này.

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Từ 24 - 28/4, Bộ GD - ĐT sẽ cho thí sinh là học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi trực tuyến

Từ 24 - 28/4, Bộ GD - ĐT sẽ cho thí sinh là học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi trực tuyến

SVVN - Bộ GD-ĐT vừa ban hành kế hoạch số 299/KH-BGDĐT về việc tổ chức Hội nghị tập huấn quy chế và nghiệp vụ tổ chức Kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2024. Từ 24/4 đến 28/4, Bộ sẽ tổ chức cho thí sinh là học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi trực tuyến trên Hệ thống quản lý thi. Thí sinh sẽ đăng ký dự thi chính thức từ 2/5 đến 17h ngày 10/5.
Chuyên gia mách nước để vượt qua áp lực thi cử

Chuyên gia mách nước để vượt qua áp lực thi cử

SVVN - “Giá trị con người không nằm ở điểm số, nhưng nó giúp con đường đi sau này dễ dàng hơn, nếu các bạn có mục tiêu và hoạch định được con đường đi của mình”, ThS Tâm lý Trần Thị Thanh Trà - giảng viên trường ĐH Mở TP. HCM chia sẻ tại chương trình "Hỗ trợ tâm lý học đường - đưa chuyên gia đến với trường học", sáng 8/4, tại trường THPT Nguyễn Chí Thanh (Q. Tân Bình, TP. HCM).