Sáu tháng làm cô giáo ở Sudan

Sáu tháng làm cô giáo ở Sudan
SVVN - Nguyễn Minh Ngọc (sinh năm 1995, cựu sinh viên trường ĐH Hà Nội) nhận được lời mời trở thành giáo viên, dạy trẻ em mầm non tại ngôi trường quốc tế ở Sudan. Đến đất nước xa lạ, cô có những trải nghiệm công việc và cuộc sống vô cùng thú vị.

Những học trò yêu thương

Theo Ngọc, trước khi giảng dạy chính thức, cô được nhà trường hướng dẫn về giáo trình và phương pháp chuyên môn sư phạm trong vòng 6 tuần. Vượt “ải” kiểm tra chuyên môn, Ngọc chính thức trở thành giáo viên chủ nhiệm và đứng lớp giảng dạy. Những ngày đầu, Ngọc gặp khá nhiều trở ngại, các bé còn nhỏ, lại không biết tiếng Anh nên cô trò rất khó khăn trong giao tiếp. Vì thế, Ngọc đã ứng biến bằng cách học cấp tốc tiếng Ả Rập, kết hợp ngôn ngữ cơ thể để trò chuyện và dạy các em. Kết thúc buổi học tiếng Anh, vào giờ ra chơi, Ngọc sẽ hỏi lại các em những từ ấy bằng tiếng Ả Rập. Điều này giúp cô cải thiện ngôn ngữ mới và tương tác nhiều hơn với học sinh. “Trải nghiệm công việc dạy học, mình cũng học được tinh thần tương trợ lẫn nhau. Khi một người cần giúp đỡ, các giáo viên khác sẵn sàng hỗ trợ mình bất cứ khi nào. Khi mình ốm, đồng nghiệp nhiệt tình sang hỗ trợ cho tới khi hết tiết. Ở Sudan, mỗi lớp học do từng giáo viên phụ trách không gọi là: “Lớp của mình” mà tất cả học trò trong trường đều là học sinh của tất cả giáo viên. Do vậy, giáo viên nhớ hết tên của học sinh các lớp”, Ngọc kể.

Ngọc đã dành hàng giờ suy nghĩ những trò chơi, sáng tạo ra các bài vần… kết hợp nội dung bài học để các em dễ ghi nhớ từ mới. Ngọc chia sẻ thêm, môi trường giáo dục trẻ mầm non ở Sudan rất khác biệt. Bậc học mầm non, trẻ em đã được học rất nhiều từ vựng Tiếng Anh, Toán, Âm nhạc… Nhưng thời gian học tập trong ngày chỉ từ 9h - 10h30 và 11h15 - 12h45.

Ngọc đảm nhận lớp học có 20 học sinh. Số lượng học sinh không quá đông nên cô dễ dàng quan sát, hiểu tính cách và dạy các em học hiệu quả. Điều ấn tượng là Ngọc rất cảm động trước tình cảm của các em học sinh. “Một lần, hết tiết dạy, mình cảm thấy rất mệt và ngồi thừ ra, không trò chuyện, cười đùa với các bé như mọi khi. Đột nhiên, cậu bé nghịch nhất lớp vốn chẳng trò chuyện với mình bao giờ, tới gần và hỏi: “Cô mệt ạ?”. Rồi cậu nhường ghế của cậu cho mình. Cậu bảo mình nằm nghỉ một lát và rồi cậu lấy tay xoa tóc cho mình ngủ. Các bé khác nhìn thấy cậu làm vậy, cũng tranh nhau giúp mình lau bảng, giúp giữ trật tự lớp để mình có thể ngủ ngon hơn. Với mình, sự yêu mến từ các em học sinh là phần thưởng to lớn, giúp mình có thêm động lực tiếp tục công việc”, cô gái 9X tâm sự.

Sudan: Từ lạ thành quen

Sau khi tốt nghiệp đại học, thông qua lời giới thiệu của người bạn, Ngọc thử nộp đơn ứng tuyển vào trường liên cấp quốc tế Cambridge International (Sudan). Cô đã trải qua nhiều vòng xét duyệt hồ sơ, thi năng lực tiếng Anh và tham dự phỏng vấn trực tiếp với người quản lý học vụ của trường. May mắn, Ngọc đã trúng tuyển. Sau đó, Ngọc được nhà trường gửi visa điện tử và vé máy bay để sang Sudan. Tại đây, cô được hỗ trợ nhà ở, phương tiện đi lại, chi phí điện nước và nhận lương chính thức. Lần đầu đặt chân đến đất nước Sudan, Ngọc thấy khí hậu ở đây rất nóng, để tránh cơ thể bị khô và mệt mỏi, cô phải mặc áo nhiều lớp, chất liệu quần áo dễ thoát mồ hôi, bôi kem chống nắng khi di chuyển ngoài trời…

Sáu tháng làm cô giáo ở Sudan

Ngọc luôn hòa đồng và nhận được tình cảm từ các em học sinh.

Ngọc chia sẻ thêm, ở Sudan, điều kiêng kỵ là bạn không được tùy tiện chụp ảnh có người. Cô đã từng bị cảnh sát và người dân địa phương giữ lại vì chụp ảnh họ mà không xin phép. Ban đầu, cô còn tưởng họ định lại gần chụp “selfies” chung nhưng thực tế, họ bảo cô bạn phải xóa ảnh. Điều đặc biệt, Ngọc có cơ hội được thưởng thức những món ăn truyền thống ở Sudan và cả những nước như: Thổ Nhĩ Kỳ, Yemen, Ai Cập... “Món ăn khiến Ngọc thích nhất là thịt cừu của người Yemen. Người đầu bếp sẽ tẩm ướp gia vị vào miếng cừu lớn, bọc giấy bạc, sau đó nướng lên cho tới khi thịt mềm. Món thịt cừu chín sẽ dùng tay xé khi ăn kèm với cơm hạt vàng hoặc với bánh mì. Ngoài ra, mình rất thích sử dụng phương tiện công cộng ở Sudan. Hai loại phương tiện chính là Raksha (xe tuk tuk) và xe buýt. Điểm thú vị, xe buýt ở đây không có bến đỗ. Bạn muốn đi xe thì phải tự nhớ điểm dừng. Đối với xe tuk tuk, bạn chỉ cần giơ tay gọi xe và tài xế sẽ đưa bạn đến địa điểm cần đến. Mỗi lần đi trên những chiếc xe tuk tuk là một trải nghiệm khác nhau. Có những chiếc xe trang trí toàn là thú nhồi bông hay những nhân vật hoạt hình... rất ấn tượng”, Ngọc nói.

Chuyến đi của Ngọc bắt đầu từ tháng 7/2018 và kết thúc vào tháng 1/2019. Sau chuyến đi, bài học lớn nhất mà Ngọc nhận được là “sự đón nhận”. “Thời gian ở Sudan, mình có cơ hội tiếp xúc nhiều hơn với văn hóa Hồi giáo. Mình cảm thấy, người Hồi giáo ở Sudan rất cởi mở và thân thiện. Từ những trải nghiệm, với mình, Sudan quá đỗi dịu dàng, xóa bỏ hoàn toàn những định kiến trong mình trước đây. Tất cả tình cảm chân thành từ học sinh, những người bạn đồng nghiệp, người dân… tại Sudan thực sự khiến mình cảm thấy ấn tượng và có nhiều cảm xúc. Sau trải nghiệm Sudan, mình trở về Việt Nam. Và hiện tại, mình đang làm việc cho một công ty truyền thông tại Thái Lan. Mình hy vọng sẽ có cơ hội trở lại Sudan để có thêm thời gian khám phá nhiều vùng đất, những nét văn hóa mới, đa sắc màu hơn”, Ngọc cho biết.

MỚI - NÓNG
Thi tốt nghiệp THPT 2025: Lần đầu theo chương trình mới, tăng cường đánh giá năng lực và giảm áp lực cho thí sinh
Thi tốt nghiệp THPT 2025: Lần đầu theo chương trình mới, tăng cường đánh giá năng lực và giảm áp lực cho thí sinh
SVVN - Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 sẽ là lần đầu tiên áp dụng theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, với mục tiêu đánh giá toàn diện năng lực học sinh, đồng thời giảm áp lực và chi phí cho thí sinh và xã hội. Bộ GD - ĐT đang chuẩn bị kỹ lưỡng các điều kiện để tổ chức kỳ thi nghiêm túc, an toàn và hiệu quả.
Tỏa sáng Nghị lực Việt 2024: Tuyên dương 38 gương thanh niên khuyết tật tiêu biểu
Tỏa sáng Nghị lực Việt 2024: Tuyên dương 38 gương thanh niên khuyết tật tiêu biểu
SVVN - Tối ngày 7/10, tại Hà Nội, T.Ư Hội LHTN Việt Nam phối hợp cùng Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam và TCP Việt Nam tổ chức chương trình “Tỏa sáng Nghị lực Việt”, năm 2024. Chương trình tuyên dương 38 gương thanh niên khuyết tật tiêu biểu, những người đã vượt qua nghịch cảnh, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống và đóng góp tích cực cho cộng đồng. 
ĐHQG TP. HCM tiên phong trong việc giảm bớt phương thức thức tuyển sinh vào năm 2025
ĐHQG TP. HCM tiên phong trong việc giảm bớt phương thức thức tuyển sinh vào năm 2025
SVVN - PGS. TS Vũ Hải Quân - Giám đốc ĐHQG TP. HCM cho biết, năm 2025, ĐHQG TP. HCM thống nhất chủ trương thực hiện 3 phương thức tuyển sinh đại học gồm: (1) Xét tuyển thẳng; (2) Xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi Đánh giá năng lực do ĐHQG TP. HCM tổ chức; (3) Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT. Đồng thời, ĐHQG TP. HCM khuyến khích các đơn vị xây dựng phương thức xét tuyển kết hợp.

Có thể bạn quan tâm

Bốn tài năng trẻ xuất sắc tại Đường lên đỉnh Olympia: Ai sẽ chạm tay vào vòng nguyệt quế?

Bốn tài năng trẻ xuất sắc tại Đường lên đỉnh Olympia: Ai sẽ chạm tay vào vòng nguyệt quế?

SVVN - Trận Chung kết ‘Đường lên đỉnh Olympia’ năm 2024 hứa hẹn sẽ vô cùng hấp dẫn với sự góp mặt của bốn thí sinh xuất sắc: Trần Trung Kiên (Phú Yên), Nguyễn Quốc Nhật Minh (Gia Lai), Võ Quang Phú Đức (Thừa Thiên - Huế) và Nguyễn Nguyên Phú (Hà Nội). Các thí sinh này đã xuất sắc vượt qua các vòng thi Quý để giành vé vào Chung kết, diễn ra vào sáng Chủ nhật, 13/10 tới.
Chủ tịch sáng lập Diễn đàn Kinh tế Thế giới đưa ra lời khuyên cho bạn trẻ Việt Nam trong thời đại 4.0

Chủ tịch sáng lập Diễn đàn Kinh tế Thế giới đưa ra lời khuyên cho bạn trẻ Việt Nam trong thời đại 4.0

SVVN - Trong chuyến thăm và làm việc tại TP. HCM từ ngày 5 - 6/10/2024, GS Klaus Schwab, Chủ tịch sáng lập Diễn đàn Kinh tế Thế giới - World Economic Forum (WEF) đã có nhiều hoạt động, trong đó có buổi nói chuyện với sinh viên các trường đại học và công dân trẻ tiêu biểu của TP. HCM với chủ đề “Kinh tế tri thức - Nền tảng cho tương lai thịnh vượng và hành động của giới trẻ”.
Kỳ thi đánh giá năng lực 2025: Đột phá với cấu trúc mới và cơ hội lựa chọn cho thí sinh

Kỳ thi đánh giá năng lực 2025: Đột phá với cấu trúc mới và cơ hội lựa chọn cho thí sinh

SVVN - Kỳ thi đánh giá năng lực 2025 của ĐHQG Hà Nội chính thức khởi động, với khoảng 85.000 lượt thí sinh cùng cấu trúc đề thi mới mẻ và phong phú. Thí sinh sẽ trải qua ba phần thi: Toán học và Xử lý số liệu, Ngôn ngữ - Văn học, và Khoa học hoặc Tiếng Anh. Đặc biệt, phần Khoa học sẽ cho phép thí sinh lựa chọn 3 trong 5 chủ đề khác nhau, hứa hẹn mang đến trải nghiệm thi hấp dẫn và đa dạng.
Hà Nội tuyên dương 100 thủ khoa xuất sắc: Nơi toả sáng những ‘Sinh viên 5 tốt’

Hà Nội tuyên dương 100 thủ khoa xuất sắc: Nơi toả sáng những ‘Sinh viên 5 tốt’

SVVN - Hà Nội sẽ tổ chức Lễ tuyên dương 100 thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc năm, nhằm chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và ghi nhận những thành tích ấn tượng của sinh viên, với những công trình nghiên cứu khoa học xuất sắc. Đây là lần thứ 22, TP. Hà Nội vinh danh các thủ khoa, góp phần khuyến khích và thu hút nhân tài cho sự phát triển của thành phố.
Khám phá tương lai với AI: Sinh viên ĐHQG Hà Nội nhận thông điệp truyền cảm hứng từ Chủ tịch Đối ngoại Meta

Khám phá tương lai với AI: Sinh viên ĐHQG Hà Nội nhận thông điệp truyền cảm hứng từ Chủ tịch Đối ngoại Meta

SVVN - Chuyến thăm của Ngài Nick Clegg, Chủ tịch phụ trách Đối ngoại Toàn cầu Meta, mang đến cho sinh viên ĐHQG Hà Nội nguồn cảm hứng mạnh mẽ về tương lai của trí tuệ nhân tạo (AI). Những chia sẻ của ông khuyến khích sinh viên đón nhận công nghệ, mở rộng tư duy và sẵn sàng nắm bắt cơ hội để vươn xa trong kỷ nguyên số.
Những sai lầm phổ biến mà sinh viên mới khởi nghiệp thường mắc phải

Những sai lầm phổ biến mà sinh viên mới khởi nghiệp thường mắc phải

SVVN - PGS.TS Trương Ngọc Kiểm, Giám đốc Trung tâm Chuyển giao Tri thức và Hỗ trợ Khởi nghiệp (Đại học Quốc gia Hà Nội), Phó Chủ tịch Mạng lưới Đổi mới sáng tạo & Khởi nghiệp Đại học và Cao đẳng Việt Nam (VNEI) tiếp tục trao đổi với phóng viên Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong về câu chuyện khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, đặc biệt là kỹ năng khởi nghiệp trong sinh viên.
Điều quan trọng nhất một sinh viên cần chuẩn bị để bắt đầu hành trình khởi nghiệp

Điều quan trọng nhất một sinh viên cần chuẩn bị để bắt đầu hành trình khởi nghiệp

SVVN - Mở đầu cho loạt bài viết chào đón các tân sinh viên năm học 2024-2025, Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, Báo Tiền Phong mời bạn gặp gỡ PGS.TS Trương Ngọc Kiểm, Giám đốc Trung tâm Chuyển giao Tri thức và Hỗ trợ Khởi nghiệp (Đại học Quốc gia Hà Nội), Phó Chủ tịch Mạng lưới Đổi mới sáng tạo & Khởi nghiệp Đại học và Cao đẳng Việt Nam (VNEI).
Tiến sĩ Lưu Trần Toàn: Nghiên cứu khoa học là một quá trình dài hơi và đòi hỏi sự kiên nhẫn

Tiến sĩ Lưu Trần Toàn: Nghiên cứu khoa học là một quá trình dài hơi và đòi hỏi sự kiên nhẫn

SVVN - Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong trò chuyện với tiến sĩ Lưu Trần Toàn về các kỹ năng nghiên cứu khoa học cho tân sinh viên. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của kỹ năng đọc hiểu, tư duy phản biện và quản lý thời gian, đồng thời chia sẻ cách lựa chọn tài liệu và phương pháp nghiên cứu hiệu quả.