Sẽ đào tạo điều khiển máy bay không người lái tại ĐH Đà Nẵng

0:00 / 0:00
0:00
Sẽ đào tạo điều khiển máy bay không người lái tại ĐH Đà Nẵng
SVVN - Trung tâm Phát triển phần mềm ĐH Đà Nẵng ( SDC) đã ký kết thoả thuận hợp tác với Học viện AGS Technologies chính thức ra mắt Học viện Drone Miền Trung, là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam đào tạo đội ngũ nhân lực điều khiển máy bay không người lái và ứng dụng công nghệ thực tế ảo VR - VR360, ngay tại ĐH Đà Nẵng.    

Theo TS Trịnh Công Duy - Giám đốc Trung tâm SDC, thiết bị bay không người lái (drones) trước đây là các thiết bị chủ yếu được ứng dụng trong lĩnh vực quân sự. Tuy nhiên, trong làn sóng ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông, drones đang dần trở nên phổ biến hơn và được sử dụng rộng rãi hơn cho các mục đích dân sự, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, truyền hình, cũng như các ứng dụng khoa học thuộc lĩnh vực địa kỹ thuật không gian.

Sẽ đào tạo điều khiển máy bay không người lái tại ĐH Đà Nẵng ảnh 1

Trình diễn ứng dụng máy bay không người lái trong các hoạt động thực tiễn.

Drones được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực khác như: Giám sát và phân tích mức độ ô nhiễm môi trường ở các vùng biển xa hay khảo sát, lập bản đồ phát hiện nước xả thải để xử lý, ngăn chặn ô nhiễm (nhờ hệ thống camera kép) trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Ghi hình từ độ cao hay khoảng xa hàng chục km vẫn có thể thu thập dữ liệu lập các bản đồ 2D, 3D tái tạo cảnh quan về các khu di tích lịch sử, công trình, địa danh văn hóa.

Drones cũng có thể dùng để kiểm tra, bảo trì các hệ thống truyền tải điện, hệ thống viễn thông, giám sát cây trồng trong nông nghiệp chính xác, kiểm tra an toàn trong xây dựng, hỗ trợ kiểm lâm, biên phòng và giám sát rừng, biên giới và xây dựng bản đồ địa lý của các vùng địa hình phức tạp mà con người khó tiếp cận. Máy bay không người lái đã được sử dụng trong cứu trợ, cứu nạn bão lũ, sạt lở đất như ở Rào Trăng (Thừa Thiên - Huế) hay Trà Leng (Quảng Nam)… và phát huy hiệu quả cao, góp phần đắc lực vào công tác cứu hộ, cứu nạn.

Sẽ đào tạo điều khiển máy bay không người lái tại ĐH Đà Nẵng ảnh 2
Sinh viên ĐH Đà Nẵng tìm hiểu về các loại drones. Ảnh: SDC

Trong khuôn khổ sự kiện này còn diễn ra hội thảo và trình diễn "Ứng dụng máy bay không người lái”. Các chuyên gia của SDC và đối tác đã giới thiệu những mô hình, kết quả nổi bật trong tiến trình chuyển đổi số tập trung vào các lĩnh vực phát triển hạ tầng “đô thị thông minh”, du lịch thực tế “ảo” ứng dụng Drone, Map4D, BIM, IoT, VR360 cho cán bộ, sinh viên và doanh nghiệp tham dự.

Ngay sau Hội thảo, đông đảo sinh viên các trường thuộc ĐH Đà Nẵng đã được theo dõi trình diễn máy bay không người lái, thao tác và ứng dụng trong các trường hợp cụ thể, trải nghiệm điều khiển và khám phá những tính năng trong thực tế.

Theo ĐH Đà Nẵng, sự kiện ý nghĩa này không chỉ khởi đầu cho việc thúc đẩy tiên phong nghiên cứu, ứng dụng máy bay không người lái, đào tạo nhân lực phục vụ ứng dụng chuyển đổi số, mà còn đem lại nhiều triển vọng, đột phá trong đổi mới sáng tạo, thực hiện tiến trình chuyển đổi số.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Chàng trai đậu đại học năm 14 tuổi và khao khát cống hiến cho cộng đồng

Chàng trai đậu đại học năm 14 tuổi và khao khát cống hiến cho cộng đồng

SVVN - Lê Gia Hồng Phúc (sinh năm 2004) đã tạo nên một hành trình học tập và phát triển đáng ngưỡng mộ. Từ việc đỗ đại học ngành Kinh doanh quốc tế (Business Studies) tại trường ĐH Ngoại thương khi mới 14 tuổi, Phúc hiện đang là cán bộ quản lý chương trình về Môi trường, biến đổi khí hậu và năng lượng tại Quỹ Châu Á (Việt Nam) ở tuổi 20.
Nhóm sinh viên sáng chế muỗng nhựa sinh học từ vỏ quất

Nhóm sinh viên sáng chế muỗng nhựa sinh học từ vỏ quất

SVVN - Trong bối cảnh ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, nhóm sinh viên trường ĐH FPT Cần Thơ đã đưa ra sáng kiến độc đáo: chế tạo muỗng nhựa sinh học từ vỏ trái quất (trái tắc). Không chỉ tận dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp, sáng kiến này còn góp phần giảm thiểu rác thải nhựa, vấn đề nhức nhối của toàn cầu hiện nay.
Những người trẻ và hành trình bảo tồn họa tiết trang trí gỗ vùng Nam Bộ

Những người trẻ và hành trình bảo tồn họa tiết trang trí gỗ vùng Nam Bộ

SVVN - Nhóm ba sinh viên tài năng Lê Thanh Tú, Dương Hồ Vũ và Huỳnh Gia Mẩn (trường ĐH Xây dựng Miền Tây) đã xuất sắc giành giải Nhất tại giải thưởng Euréka 2025, lĩnh vực Văn hóa - Nghệ thuật với dự án 'Nghiên cứu tổng hợp họa tiết trang trí gỗ khu vực trung lưu dòng Mekong tại Đồng bằng Sông Cửu Long'.
20 trường đại học tại Hà Nội tham gia Hội đàm Lãnh đạo trẻ về bình đẳng giới

20 trường đại học tại Hà Nội tham gia Hội đàm Lãnh đạo trẻ về bình đẳng giới

SVVN - Hơn 300 thanh niên đến từ 20 trường Đại học vừa tham gia sự kiện Hội đàm Lãnh đạo trẻ về bình đẳng giới tại Học viện Chính sách và Phát triển, Hà Nội. Hội đàm Lãnh đạo trẻ về Bình đẳng giới nằm trong khuôn khổ dự án #GenTalk, được thực hiện bởi UN Women Việt Nam dưới sự điều phối của TUVA Communication, hướng tới kỷ niệm 30 năm Tuyên bố Cương lĩnh và Hành động Bắc Kinh.