Sinh viên chọn hướng đi “lạ” với nghề 4.0

Sinh viên chọn hướng đi “lạ” với nghề 4.0
SVVN - Thế hệ gen Z, với tư duy mới mẻ, hết mình với đam mê, kết hợp với sự phát triển vượt bậc của công nghệ đã tạo ra sự dịch chuyển lớn trong định hướng phát triển sự nghiệp. Tạm biệt công việc gò bó thời gian, đây là lúc người trẻ vùng vẫy với những nghề nghiệp mới lạ.

Những người trẻ không muốn ngồi ở văn phòng

Trước đây, có công việc tại một tập đoàn nước ngoài với mức lương tầm 1.000 USD/tháng là mơ ước của rất nhiều bạn trẻ thì trong vài năm trở lại, xu hướng lựa chọn nghề nghiệp đã có sự dịch chuyển đáng kinh ngạc. Những nghề mới có đôi phần lạ lẫm dần trở thành sự lựa chọn của giới trẻ, điển hình như nghề streamer, food blogger, Youtuber, influencers…Họ gọi đó là nghề 4.0.

Nhận định về sự chuyển dịch này, chị Võ Thị Bích Thủy (Trưởng phòng Dịch vụ Tuyển dụng và Tư vấn Nhân sự, ManpowerGroup Việt Nam) chia sẻ: “87% nhân sự thuộc gen Z không muốn làm việc toàn thời gian cho một công ty hoặc tập đoàn, thay vào đó họ tìm kiếm các công việc tự do, miễn rằng đáp ứng đủ 3 tiêu chí: đúng đam mê, thu nhập tốt, cân đối giữa cuộc sống - gia đình - sức khoẻ”.

Sinh viên chọn hướng đi “lạ” với nghề 4.0

Sự xuất hiện của nghề mới trong cuộc cách mạng 4.0 đã thay đổi hoàn toàn cách thị trường nhân sự tại Việt Nam.

Giang Ơi, nữ blogger với kênh YouTube hơn 1 triệu người đăng ký theo dõi đã chỉ lý do để nghề 4.0 có sự phát triển nhanh chóng là bởi “công việc này bạn không cần đi qua một “người gác cổng” - những người / kênh trung gian giúp bạn làm được công việc của mình nữa. Bây giờ, bạn trẻ có thể tự làm hết cùng với sự trợ giúp của công nghệ” 

CEO Propath, Giám đốc Quốc gia Girl Rising, Nguyên quản lý đào tạo Fulbright Việt Nam, chị Trần Thị Ngọc Trân nhận định, thế hệ millenial và Gen Z có thể tận dụng ưu thế của mạng xã hội và công nghệ để tạo ra những cơ hội nghề nghiệp mới. Sinh viên ngày nay không nhất thiết phải ngồi văn phòng 8 tiếng, chọn nghề nghiệp theo mong muốn của gia đình. Họ đã vượt qua định kiến xã hội và chính giới hạn bản thân để biến những việc tưởng như không thể thành có thể. 

Thay đổi cách “săn” nhân tài thời 4.0

Theo cách truyền thống, tiêu chí tuyển chọn ứng viên thường tập trung vào bằng cấp và kinh nghiệm. Nhưng thời 4.0, những tiêu chí này dần được thay thế bởi việc xem xét khả năng sáng tạo, những sản phẩm, tư duy kết nối và cách ứng viên kiên trì vượt qua các thử thách. Chính những ngành nghề do các bạn trẻ tạo nên vì thế cũng chính họ đã đặt ra những tiêu chí hoàn toàn khác biệt về thế nào gọi là một ứng viên phù hợp. Những thứ mà trước đây thường chỉ gói gọn trong một tờ kinh nghiệm làm việc (CV) khô cứng nay được hiện thực hóa rõ ràng thông qua những “content” trên YouTube, Facebook hay Instagram.

Chị Bích Thủy chia sẻ ví dụ về việc tuyển ứng viên cho một nghề mới – game thủ. Nhiều bố mẹ khi thấy con chơi game thì xem đó là điều hư hỏng, tuy nhiên khi game thủ được xem là một nghề có thu nhập lên đến 1.000 USD mỗi tháng, tiền thưởng hàng tỉ đồng thì việc “săn lùng” họ cũng không hề dễ. Bằng cấp không còn là vấn đề nữa, quan trọng là rank (thứ hạng) game có lọp trong "top" 10, có là gamer chuyên nghiệp để có thể tham gia những giải đấu phạm vi toàn cầu,...

Vô vàn cách khẳng định bản thân với nghề 4.0

Về góc độ nhà tuyển dụng, chị Bích Thủy và Ngọc Trân cho rằng một “career path” của nghề 4.0 không còn đi theo lối mòn của việc thăng chức hay tăng lương nữa, mà là sự phát triển vô hạn theo khả năng và đam mê của người đó, cho nên bước quan trọng nhất là xác định được đam mê của mình. Tiếp theo là một sự táo bạo có cơ sở - dám bứt phá nhưng cũng cần dựa trên nền tảng tri thức và kinh nghiệm để nuôi dưỡng ước mơ dài hạn. Với những thành tựu nhất định trong nghề 4.0, Giang ơi cũng đúc rút ra 3 yếu tố quan trọng để có thể thành công: xác định đam mê + bền bỉ thực hiện + liên tục đổi mới sáng tạo.

Sinh viên chọn hướng đi “lạ” với nghề 4.0

Với sự hỗ trợ của công nghệ, người trẻ tự tin khám phá nhiều lĩnh vực hoạt động, chọn hướng đi riêng và tạo nên nhiều sảm phẩm khác biệt.

Không phải ngẫu nhiên mà giới trẻ làm được những điều không thể, ngoài sự đột phá về tư duy, họ còn có sự hậu thuẫn rất lớn bởi công nghệ. Trước đây việc ở Việt Nam mà nghe giáo sư bên Mỹ giảng là điều không thể. Trước đây cũng không ai nghĩ blogger, food stylist hay streamer cũng có thể là một việc full time. Nhưng giờ đây chỉ với một chiếc điện thoại trong tay, mọi thứ hoàn toàn có thể.

Sinh viên chọn hướng đi “lạ” với nghề 4.0

Denis Đặng là một trong những gương mặt nổi bật của người trẻ thành công với nghề 4.0 – Art Director, Content Creator.

Làm điều không thể” cũng chính là triết lý của Samsung - thương hiệu công nghệ hàng đầu thế giới. Những nhà kiến tạo tại Samsung không ngừng khám phá, thay đổi, phát minh và tái định nghĩa mọi chuẩn mực. Với những bước đi tiên phong, Samsung không ngừng tạo ra những sản phẩm công nghệ mới mẻ, giúp phục vụ nhu cầu của người dùng và nâng tầm cuộc sống của họ. Cũng tương tự như thế, Samsung liên tục đột phá và tạo nên những chuẩn mực mới cho sản phẩm để truyền cảm hứng và đồng hành cùng giới trẻ thực hiện ước mơ. Khi bạn quyết tâm theo đuổi nghề nghiệp mới bất kể mọi rào cản, giới hạn, và định kiến thì Samsung quyết kiến tạo cùng bạn. 

Biết cách thành công với nghề “lạ”, ứng viên từ thế hệ Làm điều không thể sẽ còn mang đến nhiều điều khiến thế giới phải kinh ngạc.  

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Bí thư Thành uỷ Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài dự Lễ khai giảng năm học mới

Bí thư Thành uỷ Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài dự Lễ khai giảng năm học mới

SVVN - Sáng ngày 5/9, thầy và trò trên cả nước háo hức dự Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025, toàn ngành giáo dục gửi gắm nhiều kỳ vọng cho năm học bản lề này. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đến dự và đánh trống tại Lễ khai giảng năm học mới tại trường THCS Giảng Võ (Q. Ba Đình, TP. Hà Nội).
Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương viết thư gửi sinh viên trước lễ trao bằng tốt nghiệp nhận về 'bão like'

Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương viết thư gửi sinh viên trước lễ trao bằng tốt nghiệp nhận về 'bão like'

SVVN - Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong xin giới thiệu thư gửi các tân cử nhân K59 của PGS.TS Phạm Thu Hương - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương trước ngày trao bằng tốt nghiệp. Chỉ sau khoảng 3 giờ được đăng tải trên trang cá nhân, bài viết đã nhận được hàng nghìn lượt yêu thích và hàng trăm lượt chia sẻ.