Sinh viên vừa 'chạy nước rút' ôn thi, vừa kiếm tiền tiêu Tết

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Nhiều sinh viên lựa chọn đi làm thêm để trải nghiệm, đồng thời kiếm thêm thu nhập, giảm bớt gánh nặng chi tiêu cho gia đình. Dịp cuối năm cũng là thời điểm các bạn vừa chạy nước rút ôn thi, vừa dành thời gian đi làm thêm, giúp bố mẹ san sẻ gánh nặng kinh tế mùa Tết.

Công việc làm thêm của các bạn sinh viên vô cùng đa dạng, từ làm gia sư, phục vụ, shipper, đến cả những công việc liên quan đến chuyên ngành để tích lũy kinh nghiệm trước khi ra trường.

Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (trường ĐH Kinh tế TP. HCM) đã gắn bó với công việc gia sư dạy kèm Toán và Tiếng Anh được một năm. Mỹ Hạnh chia sẻ, cô muốn mở rộng nguồn thu nhập cho bản thân: “Tự lao động, tự tư duy để kiếm tiền, mua được những thứ bản thân muốn mua, mua cho gia đình, những người thân sự đủ đầy về vật chất. Khi vật chất đủ đầy, tinh thần cũng theo đó mà thoải mái, vui vẻ và hưng phấn”.

Những tháng cuối năm cũng là thời điểm Hạnh bận rộn và nhiều deadline nhất. Bởi vì đây là thời điểm gần cuối kỳ nên Hạnh phải hoàn thành nhiều bài báo cáo, thuyết trình, tiểu luận, ôn tập để thi vấn đáp, đồng thời soạn giáo án ôn tập cho học sinh của mình. Tuy vậy, Hạnh vẫn cùng bạn bè phối hợp phân chia ôn tập, giải bài, cố gắng cân bằng thời gian để vừa học, vừa làm một cách hiệu quả nhất.

Sinh viên vừa 'chạy nước rút' ôn thi, vừa kiếm tiền tiêu Tết ảnh 1

Nguyễn Thị Mỹ Hạnh đang học tại khoa Luật, trường ĐH Kinh tế TP. HCM. (Ảnh: NVCC)

Ngoài công việc gia sư cố định, thỉnh thoảng, Mỹ Hạnh còn hỗ trợ làm lễ tân/PG cho các sự kiện, hội nghị quốc tế do trường phối hợp tổ chức. Công việc này vừa tạo cơ hội cho cô được gặp gỡ và học hỏi với nhiều cán bộ các cấp, các doanh nhân từ trong đến ngoài nước ở nhiều lĩnh vực, vừa giúp cô mở rộng vốn kiến thức, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quan sát và lắng nghe.

Một phần thu nhập mà Mỹ Hạnh kiếm được từ công việc làm thêm sẽ được cô trao tặng các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở trường cũ, thông qua thầy hiệu trưởng vào dịp Tết này.

Sinh viên vừa 'chạy nước rút' ôn thi, vừa kiếm tiền tiêu Tết ảnh 2
Vừa học vừa làm nhưng Mỹ Hạnh vẫn tham gia và đoạt giải ở nhiều lĩnh vực và cuộc thi lớn nhỏ khác nhau. (Ảnh: NVCC)

Gần đến Tết nên nhà hàng chỗ Nguyễn Thuận Thành (trường ĐH Công nghệ TP. HCM - HUTECH) làm thêm cũng trở nên bận rộn hơn. Những tháng cuối năm, Thuận Thành tất bật cùng team Marketing hoạch định cho các chương trình trong Tết. Đây cũng là công việc liên quan đến chuyên ngành Marketing Thuận Thành đang theo học tại trường.

Được va chạm với chuyên ngành từ sớm giúp Thuận Thành tích lũy thêm kinh nghiệm trong ngành F&B, đồng thời rèn luyện khả năng ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp do nhà hàng nơi Thành đang làm việc là nhà hàng Nhật nên chủ yếu sẽ giao tiếp bằng tiếng Anh và và tiếng Nhật. Thu nhập khoảng 4 - 5 triệu đồng/tháng, tháng cao nhất có thể lên đến 6 triệu đồng, đủ để Thuận Thành trang trải học phí và mua sắm đồ Tết.

Chia sẻ về kế hoạch ôn tập khi vừa học vừa làm những tháng cuối năm, Thành cho biết, anh thường hệ thống lại các kiến thức thầy cô đã dạy và tìm hiểu thêm những kiến thức mình không rõ trên các kênh truyền thông để phục vụ cho kỳ thi cuối kỳ. Nửa sau học kỳ này của Thuận Thành dự kiến sẽ thi vào tháng Một nên trong quá trình thi, anh sẽ giảm bớt thời gian làm việc part-time để tập trung cho việc ôn tập kiến thức.

Sinh viên vừa 'chạy nước rút' ôn thi, vừa kiếm tiền tiêu Tết ảnh 3
Thuận Thành hiện đang làm phục vụ và hỗ trợ Marketing cho nhà hàng Nhật tại quận 3, TP. HCM. (Ảnh: NVCC)

Những tháng cận Tết khiến Nguyễn Ngọc Ánh Sương cảm thấy áp lực nhiều hơn là mong đợi vì cô không còn là đứa trẻ vô tư như trước. Việc học của Ánh Sương khoảng thời gian này trở nên bận rộn hơn vì cô đăng ký nhiều môn ở học kỳ này để kịp tiến độ ra trường nên lịch học khá dày và bài vở cũng nhiều. Nhiều lúc đi làm đến 11h30 mới về đến nhà, Ánh Sương lại tiếp tục chạy deadline đến 3h - 4h rồi nghỉ ngơi một lát để sáng hôm sau đi học.

Sinh viên vừa 'chạy nước rút' ôn thi, vừa kiếm tiền tiêu Tết ảnh 4
Nguyễn Ngọc Ánh Sương (sinh năm 2004) là sinh viên trường ĐH Văn Hiến. (Ảnh: NVCC)

Giống như nhiều bạn trẻ khác, Nguyễn Ngọc Ánh Sương cũng đi làm thêm từ sớm để phụ giúp ba mẹ phần nào về mặt kinh tế. Hiện tại, Ánh Sương đã làm phục vụ ở quán thức ăn nhanh được gần một năm. Gần đây, do số lượng nhân viên giảm bớt nên khối lượng công việc của cô trở nên nhiều hơn.

Một tháng, Ánh Sương kiếm được tầm 2 triệu đồng từ công việc này, số tiền tuy không nhiều nhưng cũng đủ để cô tự lo chi phí ăn uống, đổ xăng và phụ ba mẹ tiền thuê trọ. Ngoài ra, tiền lương từ việc làm thêm còn để Sương chi tiêu trong Tết và sắm quần áo cho bố mẹ. Công việc làm thêm đầu tiên này cũng giúp Sương hoạt bát, nhanh nhẹn và học hỏi được nhiều kỹ năng mềm ở môi trường làm việc.

Ngoài việc học trên trường, Ánh Sương còn trau dồi thêm kiến thức từ YouTube. Những tháng cuối năm, Ánh Sương cũng giảm bớt thời gian đi làm lại và tập trung vào việc học để cân bằng giữa công việc và học tập một cách tốt nhất.

MỚI - NÓNG
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong y tế: Đột phá trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong y tế: Đột phá trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng
SVVN - Trí tuệ nhân tạo (AI) đang thay đổi diện mạo ngành y tế Việt Nam, mang đến những giải pháp đột phá trong chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa các bệnh mạn tính. Tại Tọa đàm 'Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo trong Y tế' ngày 6/12, các chuyên gia đầu ngành đã hé lộ những ứng dụng tiên tiến của AI, từ tầm soát ung thư, nội soi tiêu hóa đến điều trị suy tim.

Có thể bạn quan tâm

'Tín chỉ Carbon Việt Nam': Sáng tạo xanh từ nhóm cựu sinh viên trẻ

'Tín chỉ Carbon Việt Nam': Sáng tạo xanh từ nhóm cựu sinh viên trẻ

SVVN - Xuất phát từ tình yêu với môi trường và mong muốn đóng góp cho xã hội, một nhóm cựu sinh viên trẻ đã chung tay phát triển dự án 'Tín chỉ Carbon Việt Nam'. Không chỉ giàu nhiệt huyết, nhóm còn thể hiện tư duy sáng tạo và nền tảng kiến thức vững vàng để hiện thực hóa giải pháp đo đạc, tính toán trữ lượng carbon bằng công nghệ hiện đại.
Sinh viên trường Đại Nam hào hứng với Trường học hay Trường đời

Sinh viên trường Đại Nam hào hứng với Trường học hay Trường đời

SVVN - Ngày 5/12, toạ đàm "Sinh viên trước ngưỡng cửa tự lập" thuộc chuỗi chương trình hướng nghiệp "Trường học hay Trường đời'" do Báo Tiền Phong phối hợp tổ chức cùng Hệ thống Đào tạo Thiết kế, Kỹ xảo 3D & Game - Arena Multimedia và Trường Đại học Đại Nam đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp với giảng viên và sinh viên Nhà trường. Thành công đó xuất phát từ sự hào hứng, say mê học hỏi và tinh thần nồng nhiệt của các bạn sinh viên.
Những dự án sáng tạo gây ấn tượng tại Chung kết 'Sao Kim 2024'

Những dự án sáng tạo gây ấn tượng tại Chung kết 'Sao Kim 2024'

SVVN - Vượt qua hàng trăm ý tưởng sáng tạo, GlobeID - ứng dụng blockchain định danh số duy nhất - đã xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi 'Sao Kim 2024'. Dự án mang đến giải pháp đột phá giúp ngăn chặn tài khoản giả mạo, tối ưu hóa chi phí cho các tổ chức Web3, đồng thời cung cấp công cụ quản lý tài sản và phân tích thông minh cho người dùng.
Hoa khôi Áo dài Việt Nam 2024 lưu giữ vẻ đẹp và giá trị văn hóa truyền thống hòa quyện hiện đại qua tà áo dài cách tân

Hoa khôi Áo dài Việt Nam 2024 lưu giữ vẻ đẹp và giá trị văn hóa truyền thống hòa quyện hiện đại qua tà áo dài cách tân

SVVN - Hoa khôi Áo dài Việt Nam 2024 Nguyễn Thảo Nguyên (sinh năm 2000 tại Hà Nội) gây ấn tượng mạnh với nhan sắc rạng rỡ, thần thái cuốn hút và bộ áo dài đỏ cách tân đầy sáng tạo trong bộ ảnh mới. Không chỉ sở hữu vẻ đẹp ngoại hình, Thảo Nguyên còn là một giảng viên trợ giảng tại Trường Đại học Y - Dược, Đại học Thái Nguyên, ghi dấu ấn bởi tài năng và tâm huyết trong cả lĩnh vực giáo dục và ngành Y.
Hai thanh niên Sơn La đưa nông nghiệp sạch lên bản đồ số

Hai thanh niên Sơn La đưa nông nghiệp sạch lên bản đồ số

SVVN - Từ một thanh niên sinh ra và lớn lên ở vùng đất Sơn La, Hà Văn Sáng và Quàng Thị Vy không chỉ mang trong mình ước mơ làm giàu từ nông nghiệp mà còn tiên phong áp dụng công nghệ số vào phát triển mô hình chăn nuôi và trồng trọt. Dự án ‘Thanh niên nông thôn chuyển đổi kỹ thuật số’ đã không chỉ tạo ra những sản phẩm nông sản sạch mà còn đưa chúng đến gần hơn với cộng đồng qua nền tảng YouTube, TikTok, Facebook... thu hút hàng nghìn lượt theo dõi.
Cô gái Việt giành 2 học bổng danh giá và cuốn nhật ký tuổi trẻ đặc biệt

Cô gái Việt giành 2 học bổng danh giá và cuốn nhật ký tuổi trẻ đặc biệt

SVVN - Phạm Lê Bảo Ngân, sinh năm 2000, hiện đang theo học Thạc sĩ ngành Luật Kinh doanh Quốc tế và Trọng tài ở Ba Lan với học bổng 100% của trường Đại học Silesia. Sau khi hoàn thành 1 năm học ở Ba Lan, cô nàng đã nhận được học bổng trao đổi sinh viên Erasmus+ của Liên minh Châu Âu, nên cô sẽ hoàn thành năm thứ hai Thạc sĩ Luật ở Ý.