Sinh viên vừa học online, vừa làm thêm sau giãn cách

0:00 / 0:00
0:00
Sinh viên vừa học online, vừa làm thêm sau giãn cách
SVVN - Để tận dụng quỹ thời gian một cách hiệu quả, nhiều sinh viên đã tìm việc làm thêm và tham gia các dự án cộng đồng để tích lũy kinh nghiệm, bên cạnh việc học online.

Cân bằng giữa việc học và làm

Ngay sau khi TP. HCM nới lỏng giãn cách, Phạm Thúy Liễu (năm thứ hai, khoa Báo chí và Truyền thông, trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP. HCM) quyết định tìm việc làm thêm tại quán cà phê gần nhà để tích lũy kinh nghiệm và các kỹ năng mềm cần thiết. Thúy Liễu chia sẻ: “Mình học được cách giao tiếp với khách hàng, bổ sung các mối quan hệ mới và biết những điều cơ bản khi xin việc như chuẩn bị CV, trả lời phỏng vấn, cách ăn mặc phù hợp...”.

Mặc dù lịch học trên trường khá “dày” nhưng Liễu đã học cách sắp xếp thời gian để hoàn thành tốt cả hai công việc. Sau mỗi buổi học, Liễu sẽ hoàn thành bài tập ngay trong ngày để tránh tình trạng dồn bài, gây ảnh hưởng đến công việc. Để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người, Liễu luôn đảm bảo nguyên tắc “5K” và test nhanh tại nhà trước khi làm việc.

Sinh viên vừa học online, vừa làm thêm sau giãn cách ảnh 1

Thuý Liễu tìm việc làm thêm để học thêm các kỹ năng mềm cần thiết cho công việc sau này.

Với mong muốn rèn luyện khả năng giao tiếp và truyền đạt, Nguyễn Lê Như Quỳnh (19 tuổi, sống tại TP. Thủ Đức) đã chọn công việc dạy thêm trong thời gian này. Trước mỗi buổi dạy, Quỳnh thường chuẩn bị bài trước để có thể hướng dẫn cho học sinh nhiều cách làm bài đa dạng và mẹo làm bài vừa nhanh, vừa chính xác.

Hiện tại, Quỳnh vẫn hơi e ngại khi phải dạy trực tiếp trong tình dịch dịch bệnh vẫn chưa ổn định. Vì thế, Quỳnh luôn bảo vệ bản thân an toàn và tuân thủ đầy đủ quy tắc “5K” khi đi dạy thêm.

Để cân bằng giữa thời gian học online và dạy thêm, Quỳnh sử dụng phần mềm Notion để lập thời gian biểu và ghi chú những thông tin cần thiết. Như Quỳnh thổ lộ: “Công việc hiện tại giúp mình có thêm thu nhập để mua giáo trình, hỗ trợ cho việc học tập. Bên cạnh đó, mình cũng học được cách lắng nghe khi các bạn nhỏ cần sự giải đáp. Qua công việc này, mình cũng biết cách kiềm chế sự nóng giận và điều này giúp cho công việc trong tương lai của mình khá nhiều”.

Sinh viên vừa học online, vừa làm thêm sau giãn cách ảnh 2

Trước mỗi buổi dạy, Như Quỳnh đều chuẩn bị kỹ bài giảng và tìm cách truyền đạt kiến thức dễ hiểu hơn cho học sinh.

Mong muốn giúp ích cho cộng đồng

Mặc dù đã nhập học hơn hai tháng nhưng Trần Ngọc Hữu (năm thứ nhất, khoa Cơ khí, trường ĐH Bách khoa, ĐHQG TP. HCM) vẫn đang học trực tuyến ở nhà do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Để hoàn thành bài tập trong môn Soft skill (Kỹ năng mềm) ở trường, Hữu đã cùng các bạn thành lập dự án "More books more opportunities", với mục đích quyên góp sách vở, tạo điều kiện cho các em học sinh tại trường Tiểu học Phước Tân A (huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận) được đến trường.

Hữu cùng các bạn của mình cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tập kết và vận chuyển nguồn sách. Bên cạnh đó, đây là lần đầu tiên Hữu tham gia dự án nên thiếu nhiều kinh nghiệm trong quy trình thực hiện, đặc biệt là truyền thông và kêu gọi sự hỗ trợ từ cộng đồng.

Sinh viên vừa học online, vừa làm thêm sau giãn cách ảnh 3

Ngọc Hữu là trưởng nhóm và đảm nhận vai trò truyền thông dự án.

Vì Hữu đang ở đảo Phú Quý nên anh không thể đi lấy sách tại nhà những người quyên góp cùng các thành viên khác. Thay vào đó, Hữu đảm nhận vai trò truyền thông dự án. Việc trực máy tính 24/24 giờ khiến anh gặp các vấn đề sức khoẻ như: Đau mắt, nhức mỏi xương khớp. Vì vậy, Hữu thường xuyên tập thể dục và khởi động nhẹ sau 45 phút làm việc để đảm bảo sức khỏe cho bản thân.

Để không xao nhãng việc học, Hữu luôn cố gắng sắp xếp thời gian hợp lý, liệt kê công việc mỗi ngày và tìm phương pháp ngủ ít mà không mệt mỏi. “Niềm vui lớn nhất của mình là khi dự án nhận được nhiều sự ủng hộ từ các nhà hảo tâm. Mình cảm thấy hạnh phúc vì đã góp một phần nhỏ trong việc lan tỏa yêu thương đến với cộng đồng”, Hữu thổ lộ. Anh dự định sẽ tham gia dự án cho đến tháng 2/2022, sau khi cả nhóm trực tiếp trao quà cho các bạn nhỏ ở trường Tiểu học Phước Tân A.

Những lưu ý khi tìm việc làm thêm với tân sinh viên:

- Chuẩn bị tâm lý cho các công việc làm thêm.
- Cẩn thận với thông tin tuyển dụng “việc nhẹ lương cao”, “bẫy đa cấp".
- Lựa chọn chỗ làm thêm uy tín.
- Nên tham khảo các anh chị khóa trên đã từng trải qua các công việc làm thêm như vậy.
- Ưu tiên các công việc gắn với chuyên ngành học để có cơ hội tìm hiểu thêm và thực hành các kiến thức được học trên giảng đường.
- Bảo hộ bản thân an toàn, tuân thủ quy tắc “5K” trong mùa dịch.
- Gợi ý một số công việc làm thêm: Bán hàng part-time, làm đồ thủ công, gia sư, phục vụ quán cà phê, dịch thuật, giáo viên kỹ năng...

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Viết sách kỹ năng khó hay dễ?

Viết sách kỹ năng khó hay dễ?

SVVN - Nhà báo Nguyễn Tuấn Anh - Trưởng ban Sinh viên, báo Tiền Phong - được mời chia sẻ trên kênh VTV1 Đài truyền hình Việt Nam về chủ đề sách kỹ năng ở Việt Nam. Anh cũng là chuyên gia tư vấn xuất bản sách uy tín từ gần 10 năm nay. Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam xin trích đăng một số nội dung trả lời của nhà báo Nguyễn Tuấn Anh tại buổi ghi hình chương trình.
Du học song ngành tại Mỹ, nam sinh Việt chia sẻ những trải nghiệm tuổi trẻ đặc biệt nhất

Du học song ngành tại Mỹ, nam sinh Việt chia sẻ những trải nghiệm tuổi trẻ đặc biệt nhất

SVVN - Hứa Nhật Thạnh (năm thứ tư, học song ngành Toán học/ Khoa học Máy tính và Khoa học Chính trị, trường ĐH Columbia, Mỹ) ngoài thành tích học tập ấn tượng, Nhật Thạnh từng là thực tập sinh tại ngân hàng đầu tư hàng đầu phố Wall, đồng thời tích cực tham gia các dự án xã hội nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Nữ sinh tóc xanh Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) đỗ học bổng toàn phần thạc sĩ châu Âu

Nữ sinh tóc xanh Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) đỗ học bổng toàn phần thạc sĩ châu Âu

SVVN - Với mái tóc ngắn nhuộm nổi bật, Hoài Thu là cô gái ngành kỹ thuật đam mê học hỏi, khám phá và không ngừng tiến bộ. Chỉ trong ba năm đại học, nữ sinh USTH hoàn thành 180 tín chỉ, học thêm tiếng Pháp, đạt nhiều giải thưởng lớn nhỏ, đi trao đổi và thực tập tại Ý, trước khi giành học bổng thạc sĩ Erasmus Mundus.
500 đội viên, đoàn viên đồng diễn, xếp hình cờ hoa mừng 'Tết Độc lập' tại Nam Định

500 đội viên, đoàn viên đồng diễn, xếp hình cờ hoa mừng 'Tết Độc lập' tại Nam Định

SVVN - Đồng diễn, xếp chữ, xếp cờ hoa chào mừng Ngày Quốc khánh 2/9 là hoạt động truyền thống hằng năm của các bạn học sinh tại Hải Hậu, Nam Định - một trong những địa phương 'ăn Tết Độc lập' lớn nhất cả nước với nhiều hoạt động thể thao, văn hoá, văn nghệ quần chúng sôi nổi cả tháng.
Thế hệ trẻ và Ngày Quốc khánh

Thế hệ trẻ và Ngày Quốc khánh

SVVN - Ngày Quốc khánh 2/9 từ lâu đã trở thành một biểu tượng lịch sử quan trọng của dân tộc Việt Nam, gắn liền với lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh kiên cường và đoàn kết dân tộc. Đây là ngày để tưởng nhớ sự kiện trọng đại của đất nước khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Qua góc nhìn của thế hệ trẻ ngày nay, ngày lễ vừa là cột mốc lịch sử, vừa là dịp để họ khám phá, thể hiện tình yêu quê hương theo cách riêng.