Sử dụng nguồn lực tối giản trong lớp học có phải là tương lai của giáo dục?

SVVN - Tại chương trình Teacher Talks do Đại học RMIT tổ chức, giáo viên tiếng Anh đã có cơ hội cùng tìm hiểu về cách thức giảng dạy hiệu quả với nguồn lực tối giản và thời gian chuẩn bị không nhiều. 

Pencil Case Challenge – Thử thách hộp bút chì đã được nhà sáng lập tổ chức ReadyTeacher và là một nhà giáo cô Sarah Chamberlain cùng cô Rianna Thao Bui giới thiệu đến đông đảo thầy cô tham dự. Pencil Case Challenge trình bày các cách thức mới trong việc chuẩn bị giáo án từ những vật dụng giản đơn.

“Suốt cơn khủng hoảng sức khoẻ toàn cầu hiện nay, nhiều thầy cô đã và đang phải làm việc tại nhà, và không thể tận dụng kho thư viện phong phú trên trường được”, cô Chamberlain cho hay.

“Dùng phương thức này, các thầy cô sẽ tận dụng được hết những vật dụng giản đơn quanh mình cũng như những nguồn tư liệu trực tuyến có thể truy cập được. Và đây cũng là thời điểm thích hợp để nghĩ về việc cắt giảm lượng giấy thải ra và áp dụng lối tư duy tối giản - ít sẽ tận hưởng được nhiều hơn”.

Các thầy cô tham dự hội thảo được khám phá các công cụ giảng dạy và những vật dụng hàng ngày khác nhau, chẳng hạn như thẻ thông minh dành để đi tàu xe hay tiền trong trò chơi cờ tỉ phú, để giới thiệu bài học và tạo ra các hoạt động mở rộng nhằm hỗ trợ phương thức học chủ động.

Sử dụng nguồn lực tối giản trong lớp học có phải là tương lai của giáo dục? ảnh 1 Là nhà sáng lập tổ chức ReadyTeacher và một nhà giáo, cô Sarah Chamberlain dùng thẻ tàu xe để mô tả cách dùng những nguồn tư liệu sẵn có để thu hút học viên tham gia trong lớp học.

“Pencil Case Challenge cho các thầy cô tiếp cận với cách tư duy ‘ít sẽ tận hưởng nhiều hơn’, quay về với việc dùng những vật liệu thể hiện tính sáng tạo và phương pháp sư phạm ứng biến của giáo viên, đồng thời khuyến khích giáo viên đào sâu vào kiến thức của học viên và phát triển ngôn ngữ”, cô nói.

Sau khi hoàn tất phần thử thách và thảo luận nhóm, thầy cô tham dự phần trình bày của cô Chamberlain đã thu thập được một kho ý tưởng giảng dạy kỹ thuật số dùng nguồn lực tối giản được lưu trữ trên nền tảng Padlet.

Hai giáo viên hướng dẫn còn mời những ai không thể tham dự buổi hội thảo truy cập vào thư viện các hoạt động hay nhất được đưa ra sau phần thảo luận, đồng thời truy cập trang web của Pencil Case Challenge để có thêm ý tưởng và chi tiết.

Cô Anuja Patkar đến từ Chương trình tiếng Anh toàn cầu của Đại học RMIT tại Melbourne (Úc) thì giới thiệu về “bảng thông tin” ảo trực tuyến – Padlet với các thầy cô. Cô chia sẻ rằng ở Melbourne, cô và đồng nghiệp của mình “đã chuyển sang dạy và học trực tuyến từ tháng 3 vì đại dịch”.

“Điều này có nghĩa tôi phải tìm kiếm công cụ trực tuyến không chỉ giữ cho học viên cảm thấy hứng thú mà còn cho phép các bạn hợp tác khi không thể cùng hoc với nhau trong một lớp học ”. cô Patkar nói. “Trong số các công cụ mà tôi thử qua, Padlet nổi lên vì tính tối giản và linh hoạt. Đây là kênh vô cùng thích hợp để dạy đọc, viết, nghe, nói, phát âm, từ vựng và các kỹ năng vi mô khác với vô vàn hoạt động thu hút và lấy học viên làm trọng tâm”.

Tại phần chia sẻ, các thầy cô được giới thiệu hàng loạt hoạt động lấy người học làm trung tâm sử dụng Padlet, trong đó có phần mô tả cách chú trọng vào mảng phát âm.

Sử dụng nguồn lực tối giản trong lớp học có phải là tương lai của giáo dục? ảnh 2 Cô Anuja Patkar đến từ Chương trình tiếng Anh toàn cầu của Đại học RMIT tại Melbourne (Úc) giới thiệu chi tiết về “bảng thông tin” ảo trực tuyến – Padlet với các thầy cô.

“Nhiều học viên khá hồi hộp về kỹ năng nói, đặc biệt là phần phát âm”, cô Patkar chia sẻ. “Cách làm này có thể cất bớt gánh nặng cho học viên và cho phép các bạn lặp lại yêu cầu và thể hiện nỗ lực cao nhất”.

Cô Patkar cho biết giáo viên có thể nhấn mạnh và chỉ ra các thành tố của phát âm trước cả lớp, chẳng hạn như ngữ điệu, trọng âm trong câu, nối từ trong câu khi nói, rồi để học viên ghi âm xong sau đó chia sẻ cùng một câu như vậy bằng cách lắng nghe câu mẫu - tính năng có sẵn trên Padlet.

“Học viên có thể thực hành theo nhịp độ riêng của các bạn và tiếp tục ghi âm cho đến khi các bạn hài lòng với kết quả. Học viên còn có thể lắng nghe nhau và tương tác bằng cách nhấn nút yêu thích hay để lại bình luận”.

Cô Patkar tin rằng bất kỳ ai có kết nối internet đều có thể dùng công cụ này một cách thành công cho việc học trên lớp hay tại nhà. “Đây là công cụ khá tự nhiên, dễ sử dụng và thường không mất nhiều thời gian chuẩn bị cho lớp học”, cô nói. “Quan trọng hơn là những hoạt động này có thể dùng cả trong lớp học trực tiếp hay trực tuyến tuỳ vào cách sắp đặt và công nghệ sẵn có”.

Teacher Talks là chuỗi chương trình phát triển chuyên môn cho giáo viên tiếng Anh tại Việt Nam do khoa Tiếng Anh và chuyển tiếp Đại học (SEUP) RMIT Việt Nam tổ chức thường kỳ. Đầu năm nay giữa đại dịch COVID-19, Teacher Talks đã đem đến chuỗi hội thảo giúp giáo viên tiếng Anh nâng cao kỹ năng giảng dạy trực tuyến ở Việt Nam. 

Còn tại hội thảo lần này, giáo viên tiếng Anh cũng được nghe phần chia sẻ về từ vựng - từ hiểu biết đến chủ động ứng dụng, và các hoạt động có chủ đích trong lớp học, từ cô Monique Nicastro (giảng viên cấp cao và Quyền trưởng phòng phụ trách mảng học thuật của Khoa tiếng Anh và Chuyển tiếp đại học tại cơ sở Nam Sài Gòn) và thầy Ed Brown (hiện đang giảng dạy tại cơ sở Hà Nội).

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Thứ trưởng Bộ GD – ĐT Hoàng Minh Sơn: Công tác tuyển sinh 2024 sẽ tiếp tục duy trì sự ổn định

Thứ trưởng Bộ GD – ĐT Hoàng Minh Sơn: Công tác tuyển sinh 2024 sẽ tiếp tục duy trì sự ổn định

SVVN - Phát biểu khai mạc Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh giai đoạn 2015 – 2023, tại TP. HCM, Thứ trưởng Bộ GD - ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, 9 năm qua, ngành giáo dục đã có những điều chỉnh mang lại lợi ích tốt hơn cho các trường đại học và cho thí sinh. Đến nay, công tác tuyển sinh đã từng bước đi vào quy củ.