Sư Minh Giải - Vị tu sĩ trẻ nặng lòng với xứ Huế

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Gác lại sự nghiệp và những thành tích đáng nể ngoài đời, sư Minh Giải quyết định trở thành tu sĩ và hiện đang tu học tại chùa Huyền Không, tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Người tu sĩ mang lý tưởng lớn

Trước khi bước chân vào chốn thiền môn, sư Minh Giải là người sở hữu nhiều thành tích trong học tập và hoạt động Đoàn. Là sinh viên giỏi toàn khóa; tham gia nhiều hoạt động từ tình nguyện, từ thiện, đến văn hóa - văn nghệ. Ngoài ra, sư Minh Giải còn là cộng tác viên của một số báo điện tử và là MC của một số chương trình truyền hình. Ghi nhận những đóng góp cho suốt quá trình hoạt động tích cực đó, sư Minh Giải đã được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trao tặng giải thưởng Sao Tháng Giêng vào năm 2015.

Sư Minh Giải - Vị tu sĩ trẻ nặng lòng với xứ Huế ảnh 1
Sư Minh Giải - Vị tu sĩ trẻ nặng lòng với xứ Huế ảnh 2

Thế nhưng, gác lại tất cả những thành tựu đã gặt hái, chàng trai trẻ đã quyết định lựa chọn chùa Huyền Không tại Huế để trở thành một tu sĩ. Nhắc đến mối nhân duyên này, sư Minh Giải chia sẻ khi chỉ mới 11 tuổi, nhìn thấy cuốn kinh Phật của bà tụng hằng ngày đã sờn cũ và đặt trên tivi, sư đã tò mò và mở ra xem. Như một sức hút kỳ lạ, sư Minh Giải khi ấy đọc và nhập tâm những nội dung trong kinh điển, cũng từ thời điểm đó, sư nuôi trong mình chí nguyện xuất gia.

Để bước chân vào cửa Phật, rào cản lớn nhất mà mỗi người phải vượt qua chính là gia đình. Sư Minh Giải cũng không ngoại lệ, phải mất rất nhiều thời gian để thuyết phục cho mọi người trong gia đình hiểu quyết định của bản thân là đúng đắn. Với sự quyết tâm chân thật của mình, gia đình cuối cùng cũng đã thấu hiểu và để vị sư trẻ ấy thực hiện lý tưởng lớn của đời mình.

Sư Minh Giải - Vị tu sĩ trẻ nặng lòng với xứ Huế ảnh 3

Tấm lòng bao la với cộng đồng

Trong quá trình tu tập, bên cạnh những công việc chính ở chùa Huyền Không, vị sư trẻ ấy hiện đã xin phép Hòa thượng trụ trì chùa Huyền Không mở lớp luyện thi môn Ngữ văn miễn phí dành cho các tu sĩ trẻ và những học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế. Sư Minh Giải duy trì hai hình thức dạy học là dạy trực tiếp tại lớp học trong chùa và dạy online trên các nền tảng mạng xã hội là Facebook và YouTube của mình.

Dạo gần đây, khi tình hình dịch bệnh căng thẳng, sư Minh Giải đã duy trì dạy học trực tuyến. Kể từ khi xuất gia đến nay đã được 3 năm, sư đã thành công viên mãn với 2 khóa dạy miễn phí, mà minh chứng là các bài thi của học trò đạt điểm cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua.

Sư Minh Giải - Vị tu sĩ trẻ nặng lòng với xứ Huế ảnh 4
Sư Minh Giải - Vị tu sĩ trẻ nặng lòng với xứ Huế ảnh 5

Ngoài ra, sư còn tham gia nhiều hoạt động xã hội ý nghĩa như phát cơm miễn phí cho người lao động nghèo, người già neo đơn và sinh viên bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh tại Huế; phối kết hợp cùng quý thầy các chùa khác để hỗ trợ cung cấp lương thực, thực phẩm cho người dân tại các địa điểm cách ly…

Trong thời gian tới, sư vẫn sẽ tiếp tục những hoạt động vì cộng đồng của mình. Sư chia sẻ: “Mình là tu sĩ trẻ nên mình sẽ làm những việc phù hợp với lứa tuổi, với sức khỏe của mình, miễn sao những công việc mình làm giúp đỡ được nhiều người cũng như lan tỏa hình ảnh đẹp của những tu sĩ Phật giáo”.

Sư Minh Giải - Vị tu sĩ trẻ nặng lòng với xứ Huế ảnh 6
Sư Minh Giải - Vị tu sĩ trẻ nặng lòng với xứ Huế ảnh 7

Nặng lòng với lịch sử, văn hóa cố đô

Trong thời gian qua, trên trang cá nhân của mình, sư Minh Giải chia sẻ rất nhiều hình ảnh trong những dịp đến thăm các khu di tích trong quần thể lịch sử cố đô Huế, gặp những người là những nhân chứng lịch sử, những nghệ nhân cung đình...

Khi được hỏi tại sao sư lại có niềm đam mê, yêu thích nghiên cứu và tìm hiểu văn hóa, lịch sử xứ Huế đến thế, sư Minh Giải chia sẻ: “Cho đến tận bây giờ tôi vẫn chưa thể tìm được ra câu trả lời cho mình tại sao tôi lại chọn Huế là nơi tu học và tôi lại yêu thiên nhiên, yêu mảnh đất và con người xứ Thần Kinh đến vậy. Có lẽ là nhân duyên nhiều đời, nhiều kiếp của mình với mảnh đất này.

Học lịch sử, khảo cứu lịch sử, tìm hiểu về những nét đẹp trong lịch sử, văn hóa của Việt Nam, có lẽ Huế là một trong những nơi chúng ta không thể không nhắc đến. Điều làm tôi ấn tượng nhất là những nét kiến trúc tinh xảo ông cha ta đã dày công gây dựng, những công trình mang tính mĩ thuật đạt tới mức độ tuyệt đỉnh.

Bên cạnh đó, giá trị tinh thần dân tộc ẩn sau mỗi di tích đó cũng khiến cho người nghiên cứu có một động lực mạnh mẽ để có thể “chạm tay vào lịch sử” - một nét đẹp vàng son một thủa. Người dân xứ Huế lại chịu thương, chịu khó, trong khó khăn mà vẫn vươn lên mạnh mẽ, họ vẫn tự nhủ với nhau rằng “chặp quen i” nghĩa là lâu rồi thành quen.

Không những vậy, cách mà họ - những lớp người sinh ra, lớn lên và gắn bó với mảnh đất này mấy chục năm qua lưu giữ nét văn hóa truyền thống dân tộc, dạy cho con cháu thế hệ kế tiếp là một điều mà tôi vô cùng trân quý”.

Sư Minh Giải - Vị tu sĩ trẻ nặng lòng với xứ Huế ảnh 8
Sư Minh Giải - Vị tu sĩ trẻ nặng lòng với xứ Huế ảnh 9
Sư Minh Giải - Vị tu sĩ trẻ nặng lòng với xứ Huế ảnh 10

Hiện nay, ngoài việc tu tập chính tại chùa cũng như các công tác vì cộng đồng, sư Minh Giải còn là học viên Cao học chuyên ngành Quản lý Văn hóa thuộc khoa Lịch Sử, trường Đại học Khoa học – Đại học Huế. Việc sư thi đỗ và theo học chuyên ngành này cho thấy niềm đam mê, sự yêu mến của một tu sĩ trẻ là người con sinh ra ở miền Bắc nhưng lại nặng lòng với văn hóa, với lịch sử xứ Huế rõ ràng và mãnh liệt đến nhường nào.

Xin kính chúc cho sư Minh Giải luôn dồi dào sức khỏe, bình an và tiếp tục những công việc mà sư đã, đang và sẽ làm.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Không ngừng nỗ lực học tập, tu dưỡng bản thân trở thành phiên bản tốt nhất

Không ngừng nỗ lực học tập, tu dưỡng bản thân trở thành phiên bản tốt nhất

SVVN - Trần Quốc Thắng (22 tuổi) là sinh viên tốt nghiệp Trường Đại học Mỏ - Địa chất, chuyên ngành Kĩ thuật điều khiển và tự động hóa, khoa Cơ - Điện. Trong 4 năm đại học, Quốc Thắng đã gặt hái được nhiều học bổng khuyến khích học tập, nhiều khen thưởng đã đóng góp tích cực trong công tác Đoàn - Hội và phong trào sinh viên, danh hiệu Sinh viên 5 tốt cấp thành phố. Hiện anh đang theo học chương trình Sĩ quan dự bị Bộ Binh tại Trường Quân sự Quân Khu 2.
Phó Chủ tịch Hội sinh viên Học Viện Ngân hàng: Đoàn - Hội giúp mình có nguồn năng lượng tích cực

Phó Chủ tịch Hội sinh viên Học Viện Ngân hàng: Đoàn - Hội giúp mình có nguồn năng lượng tích cực

SVVN - Nguyễn Hữu Mạnh - K24 Học viện Ngân hàng - đến từ huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Mạnh đang là Phó Chủ tịch Hội Sinh viên Học viện Ngân hàng, Ủy viên Liên chi Đoàn khoa Hệ thống thông tin quản lý, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Tin học Ngân hàng, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Youth Media Club. Mạnh luôn giữ kết quả học tập tốt, điểm rèn luyện xuất sắc và luôn tích cực, năng nổ trong các hoạt động Đoàn - Hội của Học viện.
Nam sinh Sư phạm với phương châm: Con người thường học được từ thất bại nhiều hơn từ thành công

Nam sinh Sư phạm với phương châm: Con người thường học được từ thất bại nhiều hơn từ thành công

SVVN - Nguyễn Văn Quốc Khánh (20 tuổi) là sinh viên năm thứ 3, khóa 71, khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Trong khi các bạn cùng trang lứa ở nhiều địa phương có xu hướng lựa chọn những ngành nghề đã và đang được cho là thịnh hành, phù hợp với thời đại công nghệ 4.0, Quốc Khánh dành riêng cho mình tình yêu với nghề Sư phạm để tiếp bước truyền thống gia đình.
Hành trình vượt lên hoàn cảnh khó khăn của nam sinh 2 lần nhận học bổng Vallet

Hành trình vượt lên hoàn cảnh khó khăn của nam sinh 2 lần nhận học bổng Vallet

SVVN - Bùi Quang Huy, 22 tuổi, quê quán ở huyện Nam Đàn – tỉnh Nghệ An, là sinh viên ngành Kỹ thuật Xây dựng dân dụng và Công nghiệp, trường Đại học Vinh. Sinh ra trong một gia đình bố mẹ làm nghề lao động tự do, điều kiện gia đình không mấy khá giả, nên khi vào đại học, anh đã xác định luôn cố gắng hết sức, và đã 2 lần được vinh dự nhận học bổng Vallet.
Thủ khoa ngành Nhật Bản học: Thời sinh viên dạy tôi cách chấp nhận bản thân

Thủ khoa ngành Nhật Bản học: Thời sinh viên dạy tôi cách chấp nhận bản thân

SVVN - Từ một nữ sinh nhút nhát, tự ti và ngại giao tiếp với người lạ, Thanh Tâm không ngừng nỗ lực cố gắng trong bốn năm đại học để dần thay đổi và hoàn thiện bản thân. Cô gái 22 tuổi vừa tốt nghiệp thủ khoa ngành Nhật Bản học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vượt qua nghịch cảnh, nữ sinh USSH vươn lên đạt nhiều thành tích "khủng"

Vượt qua nghịch cảnh, nữ sinh USSH vươn lên đạt nhiều thành tích "khủng"

SVVN - Nguyễn Thanh Thảo - 21 tuổi đến từ huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang là thủ khoa đầu vào ngành Quan hệ Công chúng Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn năm 2020. Thảo là một cô gái phải chịu nhiều thiệt thòi nhưng cô luôn gạt những khó khăn sang một bên và sống một cách độc lập, tích cực, cố gắng. Bằng sự nỗ lực không ngừng nghỉ, cô gái đã gặt hái được nhiều thành tích đáng nể từ học tập, hoạt động Đoàn - Hội cho đến công việc là một Freelancer.
Đoàn - Hội là môi trường để nữ sinh NEU tự tin bộc lộ cá tính và thể hiện chất 'dám'

Đoàn - Hội là môi trường để nữ sinh NEU tự tin bộc lộ cá tính và thể hiện chất 'dám'

SVVN - Nguyễn Như Ngọc - Sinh viên năm 3; Ủy viên Ban Thư Ký trường Đại học Kinh tế Quốc dân - trưởng thành hơn nhờ việc tham gia tích cực vào công tác Đoàn - Hội. Cô gái luôn xác định nhiệm vụ của bản thân là góp phần lan tỏa các giá trị văn hoá, chủ động học tập và phát triển toàn diện để có thể trở thành công dân toàn cầu.
Chủ tịch HSV Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn từng là 'Bác sĩ tay ngang' trong đại dịch COVID–19

Chủ tịch HSV Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn từng là 'Bác sĩ tay ngang' trong đại dịch COVID–19

SVVN - Nguyễn Thị Phương Huyền đang là sinh viên năm thứ 3 Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn. Ngoài có thành tích học tập nổi bật, nữ sinh còn là một cán bộ Đoàn - Hội tiêu biểu. Hiện tại, Huyền đang đảm nhiệm vị trí Ủy viên Ban Thường vụ Đoàn trường, Chủ tịch Hội Sinh viên Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn.