Tái hiện Nam Bộ xưa qua tiếp nối của bạn trẻ Sài Gòn

SVVN - Với mong muốn được học hỏi và trau dồi thêm vốn kiến thức về các giá trị văn hóa xưa của miền Nam nói riêng và Việt Nam nói chung, nhóm bạn trẻ “Dấu ấn Sài Gòn”, bao gồm nhiều sinh viên các trường đại học tại TP. HCM đã tổ chức nhiều hoạt động, sự kiện văn hóa thú vị.

Mới thành lập được 5 năm và đẩy mạnh các chương trình văn hóa hơn 2 năm trở lại đây nhưng nhóm “Dấu ấn Sài Gòn” đã tổ chức thường xuyên các buổi "Sài Gòn tình tang" nhằm giúp mọi người tìm hiểu về lịch sử, tập quán của người Sài Gòn - Chợ Lớn xưa và nay thông qua các dịp đi bộ, đi thuyền và các chuyến tham quan trải nghiệm... Candy Nguyễn (cựu sinh viên trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP. HCM, đại diện nhóm “Dấu ấn Sài Gòn”) chia sẻ: “Những hoạt động trải nghiệm này rất được các bạn trẻ hưởng ứng, thậm chí có cả những bạn trẻ theo ngành du lịch cũng đồng hành với chương trình để chia sẻ và bổ sung kiến thức về kiến trúc, nghệ thuật, tập quán đời sống và sự giao thoa văn hóa các vùng miền. Tiêu biểu là các buổi tìm hiểu về di sản mộ cổ Sài Gòn, Giao thoa văn hóa Việt – Hoa - Ấn, hay cùng nhau dạo quanh Chợ Lớn, đi tàu trên dòng Kênh Đôi…”.

Tái hiện Nam Bộ xưa qua tiếp nối của bạn trẻ Sài Gòn ảnh 1 Những thành viên của nhóm "Dấu ấn Sài Gòn".
Tái hiện Nam Bộ xưa qua tiếp nối của bạn trẻ Sài Gòn ảnh 2 Nhóm "Dấu ấn Sài Gòn" tham gia sự kiện "Tóc xanh vạt áo" được tổ chức tại trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP. HCM mới đây.

Bên cạnh đó, nhóm còn kết hợp với các không gian văn hóa di sản để tổ chức các chương trình tọa đàm, triển lãm giới thiệu về đám cưới xưa, Tết Nam Kỳ tại Salon Saigon… “Tết Nam Kỳ xưa là sự kiện tiêu biểu mà nhóm tổ chức theo cách vừa triển lãm, vừa tái hiện trong không gian Nam Kỳ xưa. Nhóm đã lên kế hoạch trước cả tháng và tìm kiếm, liên kết giữa những nhà sưu tập, nghệ nhân để tập trung những vật dụng trang trí làm sao tái hiện tốt nhất những gì nhóm muốn truyền tải. Từ khâu chở đồ đến khiêng đồ vào, thay đổi cho một căn biệt thự Pháp thành nếp nhà người xưa không hề đơn giản. Bữa đó, tụi mình còn làm rất nhiều món ăn đãi khách. Phải nói, từ trong bếp ra tới ngoài sân đều tràn ngập không khí Tết. Thông qua chương trình, nhóm mong muốn  giải đáp được phần nào những khúc mắc của bạn trẻ muốn hiểu hơn về văn hóa, phong tục Nam Kỳ xưa”, Candy chia sẻ.

Tái hiện Nam Bộ xưa qua tiếp nối của bạn trẻ Sài Gòn ảnh 3 Nhiều sự kiện do nhóm tổ chức thu hút đông đảo bạn trẻ tham gia.
Tái hiện Nam Bộ xưa qua tiếp nối của bạn trẻ Sài Gòn ảnh 4 Chương trình "Tết Nam Kỳ" mà nhóm từng tổ chức, có cả những khách nước ngoài cũng đến tham dự sự kiện.
Tái hiện Nam Bộ xưa qua tiếp nối của bạn trẻ Sài Gòn ảnh 5
Tái hiện Nam Bộ xưa qua tiếp nối của bạn trẻ Sài Gòn ảnh 6

Ngày 30/1 tới đây, nhóm “Dấu ấn Sài Gòn” dưới sự hỗ trợ của Trung tâm Lưu trữ Quốc Gia II  tổ chức chương trình “Tết Sài Gòn” tại khuôn viên bên trong tòa nhà Lưu trữ. Nhóm phấn khởi tâm sự: “Việc được Trung tâm Lưu trữ Quốc Gia II ủng hộ tổ chức chương trình là một điều thành công đối với nhóm mình. Đây là một dịp đánh dấu sự mở đầu cho liên kết giữa một cơ quan nhà nước và "những người bạn lưu trữ", cùng kết hợp tạo ra một một sân chơi, mở rộng cánh cửa tài liệu đến với mọi người cùng có cơ hội tìm hiểu về văn hóa Việt Nam. Đặc biệt khi kêu gọi các gian triển lãm cùng tham gia, thì tụi mình đã được sự hưởng ứng từ các nhóm mang phong vị đậm chất Việt”.

Tái hiện Nam Bộ xưa qua tiếp nối của bạn trẻ Sài Gòn ảnh 7 Các sự kiện do nhóm tổ chức luôn có sự chuẩn bị kỹ càng từ nội dung đến hình thức.

Nhóm còn cho biết thêm, Tết ở TP.HCM không chỉ là Tết của người Việt, mà còn có sự góp mặt của nhiều dân tộc như Hoa, Ấn…, đặc biệt một bộ phận không nhỏ người Việt gốc Hoa tại khu vực Chợ Lớn với các hoạt động trước, trong và sau Tết giúp tạo nên sự thú vị của Tết Sài Gòn xưa và nay. “Nhóm mình còn được sự ủng hộ nhiệt tình của đoàn Lân Sư Rồng Long Việt, một đoàn lân nhân nghĩa chuyên giúp đỡ các bạn trẻ cơ nhỡ khó khăn tại khu vực Quận 8, đã đồng ý hỗ trợ trong tiết mục múa lân và góp vui 02 con lân quý giá, mới nhất của đoàn vào buổi triển lãm”, Candy nói.

Tái hiện Nam Bộ xưa qua tiếp nối của bạn trẻ Sài Gòn ảnh 8 Các bạn trẻ thích thú tìm hiển về các phong tục văn hóa xưa của người Việt.

Candy chia sẻ, tại không gian di sản Salon Saigon ở Quận 3, TP. HCM, "Dấu ấn Sài Gòn" qua các sự kiện được tổ chức tại đây, đã có dịp “kết duyên” nhiều bạn trẻ cùng trân trọng văn hóa xưa và có ý thức muốn bảo tồn, quảng bá những giá trị truyền thống của người Việt. "Các hoạt động của tụi mình thu hút các bạn trẻ là nhờ vào các cô chú nhiệt tình ủng hộ như chú Nguyễn Đức Hiệp, sử gia Tim Doling, Mel Schenck, tác giả Phúc Tiến... cùng các nhóm bạn trẻ như "Tản mạn Kiến trúc", "Đại Nam Hội quán", "Cội Việt", "Vang vọng trống chầu" của anh Phan Khắc Huy...”, Candy cho biết.

Tái hiện Nam Bộ xưa qua tiếp nối của bạn trẻ Sài Gòn ảnh 9

Nhóm "Dấu ấn Sài Gòn" vui mừng khi ngày càng nhiều các bạn trẻ đang bắt đầu quay lại tìm hiểu về nếp sống, giá trị tinh thần từ cha ông. “Trước đây là do các bạn trẻ tò mò mà đến tham dự sự kiện. Còn bây giờ, nếp cũ ông bà đối với các bạn là một phần không thể thiếu trong quá trình phát triển bản thân và giá trị cộng đồng cần tìm hiểu để bảo tồn”, Nguyễn Đức Huy (trường ĐH Tôn Đức Thắng, trưởng nhóm) chia sẻ.

“Trong thời gian tới, nhóm hy vọng có thể tiếp tục nhận được sự ủng hộ về chuyên môn của các cơ quan, tổ chức, về tài liệu, tư liệu quý để có thể tổ chức nhiều hơn nữa các buổi triển lãm, tọa đàm, các buổi tham quan tìm hiểu khắp "Nam Kỳ Lục tỉnh", mà trước mắt sẽ là vung phụ cận Biên Hòa -"Nông Nại Đại Phố", một vùng đất đặc biệt từ thời Gia Long”, Candy chia sẻ.

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

Cựu sinh viên Nhân văn nhắn nhủ sinh viên Nhân văn trước ngưỡng cửa thế giới việc làm

SVVN - Anh Nguyễn Văn Đạt có 8 năm kinh nghiệm làm việc tại Tập đoàn Thế giới di động, đang là Giám đốc Phát triển mạng lưới kiêm Giám đốc Đối ngoại Công ty cổ phần Thời trang YODY. Anh là 1 trong số 5 diễn giả khách mời tại talkshow "Chuyển đổi việc làm: Cơ hội, thách thức cho người lao động và doanh nghiệp" do trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐHQG Hà Nội tổ chức. Đây là chia sẻ của anh dành riêng cho chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong.
Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

Gen Z sử dụng mạng xã hội sao cho hiệu quả?

SVVN - Tại chương trình "Hỗ trợ tâm lý học đường - đưa chuyên gia đến với trường học", diễn ra ở trường THCS-THPT Hai Bà Trưng (quận Tân Bình, TP. HCM), ThS Tâm lý Trần Thị Thanh Trà - giảng viên trường ĐH Mở TP. HCM cho biết: “Theo thống kê của Google vào tháng 6/2023, gần 80% người dân Việt Nam sử dụng mạng xã hội, thời lượng trung bình là 3 giờ đồng/ngày”.
Báo Tiền Phong và Keppel đưa hai hệ thống máy lọc nước sạch đến người dân tỉnh Bến Tre và Trà Vinh

Báo Tiền Phong và Keppel đưa hai hệ thống máy lọc nước sạch đến người dân tỉnh Bến Tre và Trà Vinh

SVVN - Nhân Ngày Nước thế giới (22/3) với chủ đề “Leveraging water for peace” - “Nước cho hòa bình”, báo Tiền Phong phối hợp Tập đoàn Keppel cùng Tỉnh Đoàn Bến Tre, Tỉnh Đoàn Trà Vinh tổ chức trao tặng hai hệ thống máy lọc nước nhiễm mặn có công suất sản xuất 12.000 lít nước sạch mỗi ngày.