Tại sao học sinh TP. HCM chưa mặn mà với các cao đẳng, trung cấp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp?

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Trong chương trình "Dân hỏi, chính quyền trả lời", tháng 9/2023, với chủ đề “Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm”, do HĐND TP. HCM vừa tổ chức mới đây, ông Nguyễn Văn Hiếu - Giám đốc Sở GD - ĐT TP. HCM cho biết, thực tế hiện nay, nhiều học sinh và phụ huynh vẫn cho rằng học nghề là con đường của những người học kém, không thể vào đại học.

Ông Nguyễn Văn Hiếu thông tin, hiện thành phố có hơn 370 trường cao đẳng, trung cấp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Các trường rất chú trọng mở rộng quy mô và chất lượng; đa dạng hóa các ngành nghề, các hình thức đào tạo, đáp ứng nhu cầu học nghề cho học sinh và có chính sách liên thông giữa các bậc học nhằm tạo điều kiện cho mọi người có cơ hội học tập suốt đời.

Tuy nhiên, theo Giám đốc Sở GD – ĐT TP. HCM, công tác này vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Nhận thức của học sinh, phụ huynh về giáo dục nghề nghiệp còn hạn chế. Nhiều học sinh và phụ huynh vẫn cho rằng học nghề là con đường của những người học kém, không thể vào đại học. Điều này dẫn đến tâm lý ngại học nghề, lựa chọn học đại học là mục tiêu học tập duy nhất của nhiều học sinh.

Tại sao học sinh TP. HCM chưa mặn mà với các cao đẳng, trung cấp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp? ảnh 1

Quang cảnh chương trình "Dân hỏi, chính quyền trả lời", tháng 9/2023.

“Phương thức tuyển sinh đại học hiện nay tập trung vào điểm thi tốt nghiệp THPT hoặc căn cứ vào điểm số học tập các môn văn hóa phổ thông. Điều đó tạo tâm lý học sinh phải học tập theo hướng thi cử, không dành thời gian và cơ hội tìm hiểu về giáo dục nghề nghiệp”, ông Hiếu nêu thực trạng.

Ông Nguyễn Văn Hiếu cũng chỉ ra thêm nguyên nhân trong chính sách tuyển sinh đại học, các trường chưa hướng đến học sinh, học viên của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (trung cấp, cao đẳng) hoặc trung tâm GDNN - GDTX để các em có thể phát triển nghề nghiệp.

Tham dự chương trình, ông Dương Minh Đức – Phó Chủ tịch UBND TP. HCM cho biết, TP. HCM đã ban hành nhiều chương trình, kế hoạch trung hạn và dài hạn trong công tác đào tạo nguồn nhân lực, với mục đích nâng cao tỉ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo đến năm 2025 đạt 87% và đạt 89% vào năm 2030.

Để đạt được mục tiêu trên, ông Dương Anh Đức đề nghị các sở, ban, ngành quan tâm và tham mưu với lãnh đạo thành phố về quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp thành phố gắn với Quy hoạch quốc gia về mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Tại sao học sinh TP. HCM chưa mặn mà với các cao đẳng, trung cấp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp? ảnh 2

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tại TP. HCM sẽ tinh giảm để ưu tiên cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Ông Dương Minh Đức cho biết, TP. HCM sẽ tập trung xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể để tinh giản mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Mục tiêu đến năm 2025, mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp của thành phố đủ năng lực đáp ứng nhu cầu nhân lực qua đào tạo nghề theo hướng hiện đại.

“Thành phố sẽ giảm ít nhất 20% cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập so với năm 2020. Trong đó giảm khoảng 40% trường trung cấp công lập, nâng cao tỉ lệ cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lên khoảng 45%”, ông Dương Minh Đức nói.

Bên cạnh đó, theo Phó Chủ tịch UBND TP. HCM, thành phố sẽ có các chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực sau đào tạo giáo dục nghề nghiệp như hỗ trợ chi phí đào tạo cho người học, hỗ trợ chi phí đào tạo đội ngũ nhà giáo...

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Trải nghiệm không gian thực hành, nghiên cứu khoa học 'triệu đô' tại Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH)

Trải nghiệm không gian thực hành, nghiên cứu khoa học 'triệu đô' tại Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH)

SVVN - Trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) có hệ thống các phòng thí nghiệm, thực hành "triệu đô" dành cho sinh viên. Cùng chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong tới trải nghiệm không gian được ví là "thiên đường" nghiên cứu dành cho sinh viên.
Điểm chuẩn ngành Truyền thông Đa phương tiện, trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP. HCM) vẫn thuộc tốp cao nhất

Điểm chuẩn ngành Truyền thông Đa phương tiện, trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP. HCM) vẫn thuộc tốp cao nhất

SVVN - Hội đồng tuyển sinh trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP. HCM) đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển có điều kiện các phương thức xét tuyển sớm đại học chính quy năm 2024. Đứng đầu trong số này là Truyền thông Đa phương tiện, có điểm chuẩn bằng phương thức xét điểm Đánh giá năng lực, với 963 điểm.