Thay đổi hành vi liên quan đến sức khoẻ từ các chia sẻ cá nhân

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Nghiên cứu viên từ Đại học RMIT cho biết chia sẻ từ micro KOL (những người ảnh hưởng có lượng fan nhỏ) có thể là phương tiện hiệu quả để truyền tải thông điệp khi COVID-19 bùng nổ vì công cụ này kết nối mức độ lan toả của chiến dịch truyền thông với thay đổi thói quen sức khoẻ.
Thay đổi hành vi liên quan đến sức khoẻ từ các chia sẻ cá nhân ảnh 1

Giảng viên cấp cao Khoa Truyền thông và Thiết kế Đại học RMIT Việt Nam Tiến sĩ Nguyễn Văn Thăng Long.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Thăng Long, giảng viên cấp cao và nghiên cứu viên Khoa Truyền thông và Thiết kế Đại học RMIT, cho biết khi đối diện với nguy cơ sức khoẻ hiển hiện trước mắt, ta thường có nhu cầu cấp thiết chia sẻ với người khác về mối lo của bản thân, tìm kiếm sự đảm bảo, đồng thời giải nghĩa thông điệp để điều hướng hành động của mình.

“Điều này đặc biệt đúng với bối cảnh Việt Nam nơi văn hoá cộng đồng vẫn đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc hướng dẫn hành vi con người trong nhiều hoàn cảnh cả trực tuyến và trực tiếp”, Tiến sĩ Long chia sẻ.

Việt Nam là một trong những thị trường số đang phát triển nhanh nhất ở châu Á, với hơn 72 triệu người dùng trong tổng dân số 97 triệu người năm 2021 (Bộ Thông tin và Truyền thông). Trung bình người Việt dành ra khoảng 3,18 giờ mỗi ngày trên mạng xã hội. Facebook và YouTube là hai ứng dụng phổ biến nói chung, còn Instagram và Twitter thì phổ biến hơn giữa đối tượng người dùng trẻ tuổi. Mạng xã hội phổ biến trong nước Zalo ra mắt vào năm 2012 cũng đã có được chỗ đứng vững chắc ở thị trường trong nước trong hơn thập kỷ qua. Kể từ ca COVID-19 đầu tiên được công bố vào tháng 2/2020, Chính phủ đã dùng mạng xã hội như một công cụ truyền thông quan trọng để công bố các thông tin sức khoẻ công.

Bộ Y tế đã đưa ra bốn biện pháp phòng ngừa dịch bệnh, gồm:

1. liên tục cập nhật thông tin liên quan đến các đợt bùng phát và chia sẻ chính sách sức khoẻ của Chính phủ qua các kênh truyền thông thuộc Chính phủ,

2. chia sẻ thông điệp bảo vệ sức khoẻ trên mạng xã hội như Facebook và YouTube,

3. gửi tin nhắn phòng chống dịch bệnh thẳng tới Zalo của từng cá nhân,

4. và phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Facebook và Google để chặn tin giả và tin đồn quanh bùng phát, trong đó có việc mở trang web chính thức để cung cấp thông tin nhằm đối phó với thông tin sai lệnh cùng với số điện thoại đường dây nóng để người dân có thể trao đổi trực tiếp với các chuyên gia của Bộ Y tế.

Tiến sĩ Long ghi nhận rằng dù các thông điệp trực tuyến dẫn nguồn từ các chuyên gia, bình luận từ những người đồng quan điểm chẳng hạn như bạn bè hay người thân có thể tạo ra tranh cãi đối lập với thông điệp sức khoẻ công khiến người dùng bị phân tâm khỏi thông điệp sức khoẻ chính thống.

Tiến sĩ Long cho biết: “Chúng ta có khuynh hướng quyết định dựa vào hành động của bạn bè thân thiết hay thành viên trong gia đình. Hành vi này còn phản ánh qua hoạt động trên mạng xã hội của những nhóm này”.

Nhóm nghiên cứu thấy bằng chứng rõ ràng về việc tương đồng hoặc bất đồng quan trọng như thế nào trong việc tạo hiệu quả phối hợp cho tin tức và bình luận trong quan điểm của độc giả về nguy cơ và dự định ở nhà để phòng dịch.

“Khi người tham gia nghiên cứu của chúng tôi trao đổi với micro KOL về tình hình dịch bùng phát, họ thường nhận được lời khuyên, và từ đó cảm thấy chịu áp lực phải làm theo lời khuyên đó”, Tiến sĩ Long nói. “Tuy nhiên, người tham gia phỏng vấn có xu hướng xem nặng nguy cơ sức khỏe đối với cá nhân mình khi có người đồng quan điểm chia sẻ thông tin báo chí mà họ đọc được. Ngược lại, dù được khuyên bảo, họ lại có xu hướng xem nhẹ rủi ro với sức khỏe cộng đồng do dịch bệnh đem lại, hoàn toàn khác với mong muốn và thông điệp của chính phủ về bảo vệ sức khỏe cộng đồng.”

Do đó, tiến sĩ Long đặc biệt gợi ý các chiến lược truyền thông nên dùng micro KOL hay trưởng nhóm không chính thức của cộng đồng để truyền tải thông điệp về bảo vệ sức khỏe cá nhân, hơn là bảo vệ sức khỏe cộng đồng từ đó làm tăng sự thích nghi của cộng đồng đó với tình hình bình thường mới và các biện pháp an toàn đối với dịch COVID.

“Trong thời đại truyền thông mạng xã hội, người dân (đặc biệt là thế hệ trẻ) có khuynh hướng không tuân theo tuyên truyền hay truyền thông của chính phủ, dùng những người có tầm ảnh hưởng lớn (macro KOL) hay báo chí truyền thống. Người dân tiếp tục quan sát hành vi của mọi người gần gũi xung quanh, và sẽ tiếp tục thảo luận với bạn bè và người thân quen về việc thực hiện của các chính sách này”, ông nói.

Đồng tác giả nghiên cứu gồm ông Dương Trọng Huế (Đại học Bang Georgia), bà Soroya Julian McFarlane (Đại học Bang Georgia), ông Nguyễn Thanh Hoa (Đại học Maryland) và ông Nguyễn Thế Khải (Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh). Nghiên cứu Phòng tránh bùng phát COVID-19 tại Việt Nam: Mức độ lan truyền của chiến lược truyền thông mạng xã hội và vai trò của các kỹ năng giúp liên kết cá nhân với nhau đã được công bố trên tạp chí khoa học Health Communication thuộc Taylor & Francis Online.

MỚI - NÓNG
Bộ GD - ĐT công bố sớm đề thi tham khảo Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025: Tạo đà cho thí sinh chuẩn bị
Bộ GD - ĐT công bố sớm đề thi tham khảo Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025: Tạo đà cho thí sinh chuẩn bị
SVVN - Năm 2025, Kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ lần đầu tiên được tổ chức theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Để chuẩn bị tốt cho kỳ thi này, Bộ GD - ĐT đã chủ động xây dựng đề thi tham khảo từ rất sớm, tạo điều kiện để các trường, giáo viên và học sinh có thể chủ động trong dạy và học. Đề thi tham khảo năm nay được công bố sớm hơn gần 5 tháng so với các năm trước, giúp học sinh có thêm thời gian ôn tập và chuẩn bị kỹ lưỡng hơn.

Có thể bạn quan tâm

Bộ Công an xét tuyển bổ sung 30 chỉ tiêu cho 11 trường đại học, cao đẳng

Bộ Công an xét tuyển bổ sung 30 chỉ tiêu cho 11 trường đại học, cao đẳng

SVVN - Bộ Công an thông báo xét tuyển bổ sung 30 chỉ tiêu cho 11 trường đại học, cao đẳng khối ngành công an trong năm 2024. Đối tượng là các thí sinh đã dự tuyển vào công an nhưng chưa trúng tuyển hoặc chưa nhập học vào các trường ngoài ngành. Thí sinh có thể đăng ký tối đa ba nguyện vọng, với thời hạn nộp hồ sơ đến ngày 23/10. Kết quả xét tuyển sẽ được công bố sau 10 ngày.
 Nhà sáng chế tuổi teen giành học bổng RMIT nhờ robot phân loại rác sử dụng AI

Nhà sáng chế tuổi teen giành học bổng RMIT nhờ robot phân loại rác sử dụng AI

SVVN - Đa tài, đa sở thích, ham học hỏi – Đào Hiểu Phong được mọi người xung quanh biết đến là một học sinh xuất sắc toàn diện, một nhà phát minh trẻ và một “tín đồ” nhạc jazz. Bước vào cánh cửa đại học, chủ nhân học bổng RMIT hy vọng sẽ tiếp tục sáng tạo với công nghệ lấy người dùng làm trung tâm, vì lợi ích cộng đồng.
Quán quân 'Đường lên đỉnh Olympia' Võ Quang Phú Đức: Hành trình xây dựng 'bức tường tri thức' cho quê hương Huế

Quán quân 'Đường lên đỉnh Olympia' Võ Quang Phú Đức: Hành trình xây dựng 'bức tường tri thức' cho quê hương Huế

SVVN - Tinh thần hiếu học của xứ Huế một lần nữa được khẳng định qua hành trình chinh phục tri thức của Võ Quang Phú Đức – Quán quân 'Đường lên đỉnh Olympia', năm thứ 24. Như dòng sông Hương hiền hòa nhưng đầy nội lực, Phú Đức không ngừng trau dồi kiến thức, từng bước xây dựng 'bức tường tri thức' vững chắc để vươn ra thế giới và góp phần làm giàu đẹp quê hương, đất nước.
 AI là con dao hai lưỡi đối với thông tin y khoa

AI là con dao hai lưỡi đối với thông tin y khoa

SVVN - Nếu hỏi AI về các vấn đề tim mạch bằng tiếng Việt, bạn có thể nhận được lời khuyên về bệnh Parkinson. Đây là một trong những phát hiện bất ngờ từ công trình khoa học do các nghiên cứu viên Đại học RMIT Việt Nam dẫn đầu, mới được công bố trên Tạp chí Y khoa Anh quốc (BMJ).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ khai giảng năm học mới

Học viện Nông nghiệp Việt Nam đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ khai giảng năm học mới

SVVN - Chào đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới dự Lễ khai giảng năm học mới 2024 - 2025, GS. TS Nguyễn Thị Lan - Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam coi đây là sự động viên to lớn đối với thầy và trò Học viện, đúng vào dịp kỷ niệm 68 năm thành lập, đánh dấu một chặng đường dài với nhiều nỗ lực và thành tựu vượt bậc trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.