AI là con dao hai lưỡi đối với thông tin y khoa

0:00 / 0:00
0:00
SVVN - Nếu hỏi AI về các vấn đề tim mạch bằng tiếng Việt, bạn có thể nhận được lời khuyên về bệnh Parkinson. Đây là một trong những phát hiện bất ngờ từ công trình khoa học do các nghiên cứu viên Đại học RMIT Việt Nam dẫn đầu, mới được công bố trên Tạp chí Y khoa Anh quốc (BMJ).

Nghiên cứu “Thông tin sức khỏe cho mọi người: Các mô hình ngôn ngữ lớn đang thu hẹp hay nới rộng khoảng cách số?” hướng sự chú ý đến một vấn đề nổi trội trong tương lai ứng dụng AI của ngành y tế. Mặc dù các mô hình ngôn ngữ lớn (Large Language Models - LLM) như ChatGPT hứa hẹn cho phép truy cập thông tin sức khỏe 24/7, nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng các mô hình này có thể đưa ra thông tin không chính xác hoặc gây hiểu lầm khi dùng ngôn ngữ có nguồn tài nguyên kỹ thuật số hạn chế.

Theo Statista, hơn 80% toàn bộ nội dung trên mạng được viết bằng tám ngôn ngữ chính. Tuy nhiên, tám ngôn ngữ này lại chỉ đại diện cho 21% dân số thế giới, đồng nghĩa với việc phần lớn dân số toàn cầu có thể phải nhận thông tin sai lệch do AI tạo ra.

Tiến sĩ Arthur Tang, tác giả chính của nghiên cứu đến từ Đại học RMIT Việt Nam, cho biết: "Chúng tôi nhận thấy rằng LLM hiệu quả với những ngôn ngữ có nhiều tài nguyên như tiếng Anh, nhưng lại thường gặp khó khăn về độ chính xác ngôn ngữ và tính xác thực thông tin khi dùng các ngôn ngữ có ít tài nguyên như tiếng Việt. Những khu vực sử dụng ngôn ngữ có ít tài nguyên cũng thường có điều kiện kinh tế khó khăn hơn. Điều đó có nghĩa là trạng thái hiện tại của những tiến bộ công nghệ như LLM có thể khiến chênh lệch về mặt xã hội và kinh tế sâu sắc hơn".

 AI là con dao hai lưỡi đối với thông tin y khoa ảnh 1

Mô hình ngôn ngữ lớn có thể cung cấp thông tin không chính xác hoặc gây hiểu lầm khi dùng những ngôn ngữ có nguồn tài nguyên số hạn chế. (Hình: Pexels)

Nghiên cứu trên là kết quả hợp tác quốc tế giữa các nghiên cứu viên đến từ Đại học RMIT Việt Nam, Đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU), Đại học Trung văn Hồng Kông, Đại học Quốc gia Singapore và Đại học Melbourne. Đáng chú ý là nghiên cứu còn có sự tham gia của hai sinh viên theo học chương trình cử nhân ở RMIT Việt Nam (hiện đã tốt nghiệp) với tư cách đồng tác giả.

Các sinh viên đã nhận được hỗ trợ kỹ thuật và các nguồn lực điện toán thiết yếu từ trung tâm RMIT RACE Hub. RMIT RACE Hub cũng nâng cao trải nghiệm học tập của sinh viên bằng cách cho họ tiếp cận các thiết bị nghiên cứu tiên tiến.

Nguyễn Quỳnh Giang, sinh viên mới tốt nghiệp ngành Cử nhân Công nghệ thông tin cho biết: "Quá trình thực hiện nghiên cứu đã cho tôi mở rộng tầm mắt về những tác động thực tế của AI trong lĩnh vực y tế. Lý tưởng nhất là AI sẽ đem đến quyền tiếp cận các dịch vụ và thông tin y tế một cách bình đẳng, nhưng hiện vẫn còn một số rào cản cho đến khi chúng ta đạt đến độ trưởng thành công nghệ như vậy".

Bùi Minh Nhật, đã hoàn tất bằng Kỹ sư (Kỹ thuật Phần mềm) tại RMIT Việt Nam và hiện đang học Thạc sĩ Trí tuệ nhân tạo tại Đại học RMIT ở Melbourne, chia sẻ về ý nghĩa thực tiễn của công trình: "Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy việc đơn giản như hỏi về các triệu chứng bệnh tim bằng tiếng Việt có thể cho đáp án là thông tin về một căn bệnh không liên quan như Parkinson. Điều này phản ánh yêu cầu cấp thiết phải phát triển các hệ thống AI bao trùm hơn, phục vụ cho mọi ngôn ngữ và nền văn hóa".

Nhóm nghiên cứu nhấn mạnh rằng giải quyết vấn đề này đòi hỏi sáng kiến ​​đa ngành từ các nhà hoạch định chính sách, các đơn vị tài trợ nghiên cứu, các công ty công nghệ lớn, cộng đồng nghiên cứu, các chuyên gia y tế và những cộng đồng có sự hiện diện thấp về mặt ngôn ngữ.

Các đơn vị tài trợ đóng vai trò then chốt trong việc mở rộng hỗ trợ cho tính bao trùm về ngôn ngữ AI. Một ví dụ là chương trình Grand Challenges 2023 (Thử thách lớn 2023) của Quỹ Bill & Melinda Gates. Chương trình này đã tài trợ cho các dự án phát triển toàn cầu nhằm góp phần vào quyền tiếp cận AI công bằng.

Các tập đoàn công nghệ lớn cũng đóng vai trò quan trọng. Ví dụ, dự án No Language Left Behind (Không ngôn ngữ nào bị bỏ lại phía sau) của Meta hướng tới nâng cao khả năng dịch nhiều ngôn ngữ khác nhau cho AI.

Nghiên cứu của Tiến sĩ Arthur Tang và đồng nghiệp cũng nêu rõ rằng cộng đồng nghiên cứu nên dẫn dắt các sáng kiến ​​về dữ liệu ngôn ngữ cũng như các mô hình và công cụ nguồn mở, vốn rất cần thiết cho đào tạo và nghiên cứu LLM.

Tiến sĩ Tang chia sẻ: “Tại RMIT, chúng tôi tham gia sâu vào nhiều dự án ứng dụng LLM trong các cơ sở y tế. Nỗ lực của chúng tôi không chỉ tập trung vào việc vượt qua thách thức về công nghệ mà còn hướng tới nâng cao tính bao trùm của công nghệ này đối với tiếng Việt. Mục đích là đảm bảo rằng mọi người dân Việt Nam đều có cơ hội hưởng lợi từ những tiến bộ công nghệ gần đây”.

 AI là con dao hai lưỡi đối với thông tin y khoa ảnh 2

Nguyễn Quỳnh Giang (trái) và Bùi Minh Nhật (phải) tham gia dự án nghiên cứu từ khi là sinh viên bậc đại học tại RMIT Việt Nam.

Tiến sĩ Tang đặc biệt tự hào về sự tham gia của các sinh viên vào công trình nghiên cứu và tiết lộ rằng dự án này bắt nguồn từ một dự án cuối khóa thuộc bậc đại học vào năm ngoái.

“Tạp chí Y khoa Anh quốc là một trong những tạp chí lâu đời và uy tín nhất trong ngành y đa khoa. Tỉ lệ chấp nhận đăng bài của tạp chí này chỉ khoảng 7% tính trên 7.000-8.000 bài nộp mỗi năm. Vì vậy, đây thực sự là một thành tựu xuất sắc đối với các đồng tác giả là sinh viên”, ông cho biết.

"Sinh viên RMIT trau dồi kinh nghiệm thực tế với những công nghệ AI đang định hình lại các ngành nghề trên toàn thế giới. Điều này giúp các bạn chuẩn bị để trở thành những người dẫn đầu trong việc áp dụng AI một cách có đạo đức và hiệu quả trong sự nghiệp tương lai”.

Dự án nghiên cứu trên có sự tham gia của các nghiên cứu viên đến từ Khoa Khoa học, Kỹ thuật và Công nghệ, Đại học RMIT Việt Nam, gồm Tiến sĩ Stanley Lương, Thạc sĩ Tom Huỳnh và Phó giáo sư Đinh Ngọc Minh. Dự án được tài trợ bởi Quỹ đổi mới chiến lược thuộc RMIT Việt Nam, với sự hỗ trợ và nguồn lực điện toán từ RMIT AWS Cloud Supercomputing (Trung tâm RACE Hub).

MỚI - NÓNG
Việt Nam lập kỳ tích: 38/38 học sinh đoạt giải tại các kỳ thi Olympic quốc tế 2024
Việt Nam lập kỳ tích: 38/38 học sinh đoạt giải tại các kỳ thi Olympic quốc tế 2024
SVVN - Năm 2024, học sinh Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế tại các kỳ thi Olympic quốc tế và khu vực, với 38/38 thí sinh đoạt giải, gồm: 12 Huy chương Vàng, 15 Huy chương Bạc, 10 Huy chương Đồng và 1 Bằng khen. Thành tích này đánh dấu sự nỗ lực vượt bậc của các em, đồng thời phản ánh chất lượng giáo dục phổ thông và công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của Việt Nam.
Hai nhà khoa học nữ được vinh danh Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam, năm 2024
Hai nhà khoa học nữ được vinh danh Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam, năm 2024
SVVN - Quỹ Giải thưởng Tài năng nữ Việt Nam đã trao Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam, năm 2024, vinh danh 11 cá nhân và 4 tập thể nữ có những đóng góp xuất sắc trong các lĩnh vực đời sống, khoa học và công nghệ. Trong đó, PGS. TS Nguyễn Thị Thu Hoài và TS Hà Thị Thanh Hương là hai nhà khoa học nữ hiện đang làm việc tại trường ĐH Quốc tế (ĐHQG TP. HCM) với những thành tích nổi bật vì những đóng góp cho cộng đồng.
Thi tốt nghiệp THPT 2025: Lần đầu theo chương trình mới, tăng cường đánh giá năng lực và giảm áp lực cho thí sinh
Thi tốt nghiệp THPT 2025: Lần đầu theo chương trình mới, tăng cường đánh giá năng lực và giảm áp lực cho thí sinh
SVVN - Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 sẽ là lần đầu tiên áp dụng theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, với mục tiêu đánh giá toàn diện năng lực học sinh, đồng thời giảm áp lực và chi phí cho thí sinh và xã hội. Bộ GD - ĐT đang chuẩn bị kỹ lưỡng các điều kiện để tổ chức kỳ thi nghiêm túc, an toàn và hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ khai giảng năm học mới

Học viện Nông nghiệp Việt Nam đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ khai giảng năm học mới

SVVN - Chào đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới dự Lễ khai giảng năm học mới 2024 - 2025, GS. TS Nguyễn Thị Lan - Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam coi đây là sự động viên to lớn đối với thầy và trò Học viện, đúng vào dịp kỷ niệm 68 năm thành lập, đánh dấu một chặng đường dài với nhiều nỗ lực và thành tựu vượt bậc trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Bốn tài năng trẻ xuất sắc tại Đường lên đỉnh Olympia: Ai sẽ chạm tay vào vòng nguyệt quế?

Bốn tài năng trẻ xuất sắc tại Đường lên đỉnh Olympia: Ai sẽ chạm tay vào vòng nguyệt quế?

SVVN - Trận Chung kết ‘Đường lên đỉnh Olympia’ năm 2024 hứa hẹn sẽ vô cùng hấp dẫn với sự góp mặt của bốn thí sinh xuất sắc: Trần Trung Kiên (Phú Yên), Nguyễn Quốc Nhật Minh (Gia Lai), Võ Quang Phú Đức (Thừa Thiên - Huế) và Nguyễn Nguyên Phú (Hà Nội). Các thí sinh này đã xuất sắc vượt qua các vòng thi Quý để giành vé vào Chung kết, diễn ra vào sáng Chủ nhật, 13/10 tới.
Chủ tịch sáng lập Diễn đàn Kinh tế Thế giới đưa ra lời khuyên cho bạn trẻ Việt Nam trong thời đại 4.0

Chủ tịch sáng lập Diễn đàn Kinh tế Thế giới đưa ra lời khuyên cho bạn trẻ Việt Nam trong thời đại 4.0

SVVN - Trong chuyến thăm và làm việc tại TP. HCM từ ngày 5 - 6/10/2024, GS Klaus Schwab, Chủ tịch sáng lập Diễn đàn Kinh tế Thế giới - World Economic Forum (WEF) đã có nhiều hoạt động, trong đó có buổi nói chuyện với sinh viên các trường đại học và công dân trẻ tiêu biểu của TP. HCM với chủ đề “Kinh tế tri thức - Nền tảng cho tương lai thịnh vượng và hành động của giới trẻ”.
Kỳ thi đánh giá năng lực 2025: Đột phá với cấu trúc mới và cơ hội lựa chọn cho thí sinh

Kỳ thi đánh giá năng lực 2025: Đột phá với cấu trúc mới và cơ hội lựa chọn cho thí sinh

SVVN - Kỳ thi đánh giá năng lực 2025 của ĐHQG Hà Nội chính thức khởi động, với khoảng 85.000 lượt thí sinh cùng cấu trúc đề thi mới mẻ và phong phú. Thí sinh sẽ trải qua ba phần thi: Toán học và Xử lý số liệu, Ngôn ngữ - Văn học, và Khoa học hoặc Tiếng Anh. Đặc biệt, phần Khoa học sẽ cho phép thí sinh lựa chọn 3 trong 5 chủ đề khác nhau, hứa hẹn mang đến trải nghiệm thi hấp dẫn và đa dạng.
Hà Nội tuyên dương 100 thủ khoa xuất sắc: Nơi toả sáng những ‘Sinh viên 5 tốt’

Hà Nội tuyên dương 100 thủ khoa xuất sắc: Nơi toả sáng những ‘Sinh viên 5 tốt’

SVVN - Hà Nội sẽ tổ chức Lễ tuyên dương 100 thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc năm, nhằm chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và ghi nhận những thành tích ấn tượng của sinh viên, với những công trình nghiên cứu khoa học xuất sắc. Đây là lần thứ 22, TP. Hà Nội vinh danh các thủ khoa, góp phần khuyến khích và thu hút nhân tài cho sự phát triển của thành phố.
Khám phá tương lai với AI: Sinh viên ĐHQG Hà Nội nhận thông điệp truyền cảm hứng từ Chủ tịch Đối ngoại Meta

Khám phá tương lai với AI: Sinh viên ĐHQG Hà Nội nhận thông điệp truyền cảm hứng từ Chủ tịch Đối ngoại Meta

SVVN - Chuyến thăm của Ngài Nick Clegg, Chủ tịch phụ trách Đối ngoại Toàn cầu Meta, mang đến cho sinh viên ĐHQG Hà Nội nguồn cảm hứng mạnh mẽ về tương lai của trí tuệ nhân tạo (AI). Những chia sẻ của ông khuyến khích sinh viên đón nhận công nghệ, mở rộng tư duy và sẵn sàng nắm bắt cơ hội để vươn xa trong kỷ nguyên số.
Những sai lầm phổ biến mà sinh viên mới khởi nghiệp thường mắc phải

Những sai lầm phổ biến mà sinh viên mới khởi nghiệp thường mắc phải

SVVN - PGS.TS Trương Ngọc Kiểm, Giám đốc Trung tâm Chuyển giao Tri thức và Hỗ trợ Khởi nghiệp (Đại học Quốc gia Hà Nội), Phó Chủ tịch Mạng lưới Đổi mới sáng tạo & Khởi nghiệp Đại học và Cao đẳng Việt Nam (VNEI) tiếp tục trao đổi với phóng viên Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong về câu chuyện khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, đặc biệt là kỹ năng khởi nghiệp trong sinh viên.
Điều quan trọng nhất một sinh viên cần chuẩn bị để bắt đầu hành trình khởi nghiệp

Điều quan trọng nhất một sinh viên cần chuẩn bị để bắt đầu hành trình khởi nghiệp

SVVN - Mở đầu cho loạt bài viết chào đón các tân sinh viên năm học 2024-2025, Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, Báo Tiền Phong mời bạn gặp gỡ PGS.TS Trương Ngọc Kiểm, Giám đốc Trung tâm Chuyển giao Tri thức và Hỗ trợ Khởi nghiệp (Đại học Quốc gia Hà Nội), Phó Chủ tịch Mạng lưới Đổi mới sáng tạo & Khởi nghiệp Đại học và Cao đẳng Việt Nam (VNEI).
Tiến sĩ Lưu Trần Toàn: Nghiên cứu khoa học là một quá trình dài hơi và đòi hỏi sự kiên nhẫn

Tiến sĩ Lưu Trần Toàn: Nghiên cứu khoa học là một quá trình dài hơi và đòi hỏi sự kiên nhẫn

SVVN - Chuyên trang Sinh Viên Việt Nam, báo Tiền Phong trò chuyện với tiến sĩ Lưu Trần Toàn về các kỹ năng nghiên cứu khoa học cho tân sinh viên. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của kỹ năng đọc hiểu, tư duy phản biện và quản lý thời gian, đồng thời chia sẻ cách lựa chọn tài liệu và phương pháp nghiên cứu hiệu quả.